Khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Phi

(VOV) - Hội nghị tập trung thảo luận cách giải quyết các cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Congo, Trung Phi, Mali, Sudan…

Ngày 27/1, tại thủ đô Addis Ababa, Etiopia đã khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Phi (AU) lần thứ 20. Tham dự hội nghị có 36 nhà lãnh đạo đứng đầu Nhà nước, Chính phủ các quốc gia châu Phi.

Với chủ đề "Chủ nghĩa Liên châu Phi và Phục hưng châu Phi", hội nghị tập trung thảo luận cách thức giải quyết các cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Cộng hòa dân chủ Congo, Cộng hòa Trung Phi, Mali, Sudan, Nam Sudan và Somalia.

Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi Nkosazana Dlamini-Zuma cho rằng, cần nhấn mạnh sự cần thiết của hòa bình và an ninh, vì không có những điều này, không quốc gia hay khu vực nào có thể hy vọng đạt được sự thịnh vượng.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Tình trạng giao tranh ở Mali được đặc biệt quan tâm tại Hội nghị Thượng đỉnh AU năm nay. Trước đó, tại một hội nghị an ninh ngày 25/1, AU đã nhất trí tăng cường lực lượng can thiệp của châu Phi tại Mali (AFISMA) và đề nghị các nước thành viên trong vòng một tuần đưa ra cam kết đóng góp quân.

Phát biểu tại lễ khai mạc hội nghị hôm nay, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cũng kêu gọi tìm kiếm một giải pháp hoà bình cho cuộc khủng hoảng ở Mali.

Tổng thư ký Ban Ki-moon kêu gọi các quốc gia châu Phi nỗ lực hơn nữa trong việc trao quyền hạn, trách nhiệm cho thanh niên và nữ giới, khuyến khích các lực lượng này trở thành động lực cho hòa bình và phát triển kinh tế.

Ông Ban Ki-moon nhận xét so với các châu lục khác, châu Phi có tỷ lệ cao nhất về dân số trẻ và chính sách như vậy sẽ giúp tạo dựng sự công bằng về kinh tế, giúp châu lục này duy trì hòa bình và thịnh vượng.

Trong ngày họp đầu tiên của Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Phi, Thủ tướng Etiopia Hailemariam Desalegn đã được bầu làm Chủ tịch mới của Liên minh châu Phi (AU) thay chủ tịch mãn nhiệm là Tổng thống Thomas Boni Yayi./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Liên minh châu Phi ủng hộ kế hoạch quân sự tại Mali
Liên minh châu Phi ủng hộ kế hoạch quân sự tại Mali

(VOV) -Theo đó, một lực lượng 3.300 binh sĩ sẽ được cử tới Mali trong một năm, để giành lại vùng lãnh thổ phía Bắc.

Liên minh châu Phi ủng hộ kế hoạch quân sự tại Mali

Liên minh châu Phi ủng hộ kế hoạch quân sự tại Mali

(VOV) -Theo đó, một lực lượng 3.300 binh sĩ sẽ được cử tới Mali trong một năm, để giành lại vùng lãnh thổ phía Bắc.

Liên minh châu Phi có Chủ tịch mới
Liên minh châu Phi có Chủ tịch mới

Theo đó, Bộ trưởng Nội vụ Nam Phi Dlamini-Zuma, trở thành nữ Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi đầu tiên trong lịch sử.  

Liên minh châu Phi có Chủ tịch mới

Liên minh châu Phi có Chủ tịch mới

Theo đó, Bộ trưởng Nội vụ Nam Phi Dlamini-Zuma, trở thành nữ Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi đầu tiên trong lịch sử.  

An ninh là chủ đề chính của Hội nghị Liên minh châu Phi
An ninh là chủ đề chính của Hội nghị Liên minh châu Phi

Hội nghị tập trung vào việc thảo luận tình hình bất ổn tại Mali, bạo lực tái diễn tại Cộng hòa dân chủ Congo...

An ninh là chủ đề chính của Hội nghị Liên minh châu Phi

An ninh là chủ đề chính của Hội nghị Liên minh châu Phi

Hội nghị tập trung vào việc thảo luận tình hình bất ổn tại Mali, bạo lực tái diễn tại Cộng hòa dân chủ Congo...