Lãng phí thực phẩm toàn cầu khiến hàng triệu người chết đói

VOV.VN - Ngày Lương thực Thế giới được tổ chức ngày 16/10 nhằm nâng cao nhận thức về cách sử dụng hợp lý lương thực, thực phẩm.

Khẩu hiệu của Ngày Lương thực Thế giới năm nay là “Sức khỏe phụ thuộc vào hệ thống cung ứng thực phẩm lành mạnh”, với chủ đề là “Quá trình sản xuất thực phẩm bền vững vì An ninh thực phẩm và dinh dưỡng”.

Đây là dịp để các nước nhìn lại quá trình sản xuất, phân phối đến tiêu dùng nhằm tìm ra phương pháp đảm bảo an ninh lương thực, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý vì sức khỏe cộng đồng.

Một nghịch lý đang tồn tại là 842 triệu người trên thế giới bị đói trong khi khoảng 1,3 tỷ tấn lương thực bị lãng phí mỗi năm. Khối lượng lương thực bị lãng phí này đủ nuôi sống 3 tỷ người.

Logo của Ngày Lương thực Thế giới (Ảnh FAO)

Riêng khu vực châu Á-Thái Bình Dương, hơn nửa tỷ người đang phải chịu đói trong khi có đến 42% số rau quả và 1/5 số lương thực được sản xuất tại khu vực này bị bỏ phí.

Ngoài vấn đề chống lãng phí, thất thoát, các chuyên gia Liên Hợp Quốc cũng lưu ý, các nước giàu lẫn nghèo nên tập trung hỗ trợ cho đối tượng là các hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ.

Khảo sát cho thấy, gần 70% khối lượng lương thực trên toàn cầu là do các hộ nông dân nhỏ sản xuất. Từ kết quả khảo sát này, Liên Hợp Quốc phối hợp với các nước tăng cường triển khai nhiều dự án trợ giá phân bón, cây, con giống cho các hộ nông dân.

Nhân ngày đầu tiên của Tuần lễ Lương thực thế gới hôm qua, tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc đã giới thiệu các dự án thành công do Italia tài trợ tại các nước Đông Phi, Tây Phi và Trung Mỹ về việc chuyển đổi các hộ nông dân nhỏ thành các doanh nghiệp nhỏ. 

Ông Ulrich Hoffmann, Cố vấn chính sách thương mại cấp cao tại Tổ chức Hội nghị Thương mại và Phát triển Liên Hợp Quốc nhấn mạnh vai trò của các hộ nông dân nhỏ: “80% số người nghèo trên thế giới sống ở các vùng nông thôn. 50% số người nghèo là các hộ nông dân nhỏ và gần 90% số người nghèo sống tại châu Á, đặc biệt Nam Á và tiểu vùng Sahara châu Phi. Do vậy, vấn đề đói nghèo về căn bản nằm ở vùng nông thôn và ở khía cạnh lớn hơn đó là vấn đề của những hộ nông dân thiếu các phương tiện để sản xuất lương thực tự nuôi sống bản thân, nâng cao thu nhập”.

Tại Mỹ, chính quyền bang Maryland cũng tận dung khai thác hiệu quả quan hệ cung-cầu ở cấp địa phương. Chính quyền bang đã khuyến khích tất cả các trường học mua thực phẩm của các chủ trang trại đóng trên địa bàn.

Việc tiêu thụ nguồn lương thực sản xuất ở địa phương có nhiều lợi ích: thực phẩm tươi ngon giúp nâng cao sức khỏe của trẻ em, không mất chi phí nhập khẩu nông sản, giảm chi phí vận chuyển và đặc biệt nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân địa phương.

Anh Reinhart, một nông dân ở bang Maryland thường bán rau quả cho một trường tiểu học cách trang trại của anh 20 km cho biết: “Nguồn tiền thu về từ việc bán nông sản, nông dân lại đầu tư nâng cấp phương tiện sản xuất. Chi phí vận chuyển rất thấp, hơn nữa chúng tôi không phải mất tiền cho bên trung gian hoặc thương lái khi bán hàng. Rõ ràng tôi có thể tự ấn định giá cả và hạn chế nhiều chi phí khi bán sản phẩm, thành quả lao động mà mình tốn công sức bỏ ra.”

Các chuyên gia dinh dưỡng Mỹ đã tổng kết, thông qua chương trình này, hàng triệu trẻ em Mỹ được hưởng bữa ăn học đường được chính phủ liên bang trợ giá. Gần 20 triệu trẻ em của các gia đình thu nhập thấp có thể tập trung học tập mà không bị đói.

Việc cung ứng thực phẩm tươi cũng phù hợp với chiến dịch chống bệnh béo phì ở trẻ em, khi chính phủ Mỹ đưa ra quy định yêu cầu các căngtin trường học hạn chế đồ hộp, tăng rau xanh, hoa quả, cá, giảm muối, giảm chất béo trong bữa ăn của học sinh.

Rõ ràng mô hình từ Nông trại đến Trường học mang về nguồn thu cho kinh tế địa phương, đảm bảo bữa ăn lành mạnh cho thế hệ trẻ. Đó là lý do mô hình này được triển khai tại 6 bang của Mỹ vào năm 1997 đã nhanh chóng áp dụng tại tất cả 50 bang.

Câu chuyện thành công này cũng diễn ra ở Brazil. Chuyên gia dinh dưỡng học đường thuộc Chương trình Lương thực thế giới Carmen Burbano cho biết, Brazil đã cung cấp bữa ăn học đường bằng nguyên liệu từ các trang trại địa phương cho hơn 45 triệu trẻ em trong năm 2010, qua đó các hộ nông dân địa phương thu về 500 triệu USD mỗi năm.

Chương trình lương thực Thế giới và Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc đang phối hợp với chính phủ Braxin nhằm triển khai mô hình từ Trang trại đến Trường học tại một số quốc gia châu Phi với kinh phí 2 triệu USD.

Liên Hợp Quốc hy vọng, với chủ đề “Quá trình sản xuất thực phẩm bền vững vì An ninh thực phẩm và dinh dưỡng”, mỗi quốc gia tùy vào hoàn cảnh thực tế có sáng kiến sản xuất và tiêu dùng nhằm bảo đảm an ninh lương thực và lương thực lành mạnh cho tất cả mọi người./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hàng triệu người ở khu vực Nam Phi đang thiếu lương thực
Hàng triệu người ở khu vực Nam Phi đang thiếu lương thực

(VOV) -WFP đang huy động khoảng 16 triệu USD cung cấp tài chính cho các hoạt động viện trợ tại khu vực Nam Phi.

Hàng triệu người ở khu vực Nam Phi đang thiếu lương thực

Hàng triệu người ở khu vực Nam Phi đang thiếu lương thực

(VOV) -WFP đang huy động khoảng 16 triệu USD cung cấp tài chính cho các hoạt động viện trợ tại khu vực Nam Phi.

Mỹ tiếp tục cấm viện trợ lương thực cho Triều Tiên
Mỹ tiếp tục cấm viện trợ lương thực cho Triều Tiên

(VOV) - Đây được coi là thái độ cứng rắn của Quốc hội Mỹ trước tình hình phức tạp gần đây của Bình Nhưỡng. 

Mỹ tiếp tục cấm viện trợ lương thực cho Triều Tiên

Mỹ tiếp tục cấm viện trợ lương thực cho Triều Tiên

(VOV) - Đây được coi là thái độ cứng rắn của Quốc hội Mỹ trước tình hình phức tạp gần đây của Bình Nhưỡng. 

Liên Hợp Quốc viện trợ lương thực cho người dân Mali
Liên Hợp Quốc viện trợ lương thực cho người dân Mali

(VOV) -Tình hình nhân đạo tại Mali ngày càng xấu đi. Cho đến nay, ước tính có khoảng 380.000 người không có nơi cư trú.

Liên Hợp Quốc viện trợ lương thực cho người dân Mali

Liên Hợp Quốc viện trợ lương thực cho người dân Mali

(VOV) -Tình hình nhân đạo tại Mali ngày càng xấu đi. Cho đến nay, ước tính có khoảng 380.000 người không có nơi cư trú.

LHQ viện trợ lương thực khẩn cấp cho dải Gaza
LHQ viện trợ lương thực khẩn cấp cho dải Gaza

(VOV) - Tuy nhiên, xe tải chở hàng viện trợ của LHQ đã không thể vào dải Gaza, do cửa khẩu Kerem Shalom liên tục bị bắn rocket.

LHQ viện trợ lương thực khẩn cấp cho dải Gaza

LHQ viện trợ lương thực khẩn cấp cho dải Gaza

(VOV) - Tuy nhiên, xe tải chở hàng viện trợ của LHQ đã không thể vào dải Gaza, do cửa khẩu Kerem Shalom liên tục bị bắn rocket.

Liên Hợp Quốc ngừng phân phối lương thực trên Dải Gaza
Liên Hợp Quốc ngừng phân phối lương thực trên Dải Gaza

(VOV) - Nhiều người biểu tình Palestine cho biết họ sẽ tiếp tục phản đối việc cắt giảm viện trợ.

Liên Hợp Quốc ngừng phân phối lương thực trên Dải Gaza

Liên Hợp Quốc ngừng phân phối lương thực trên Dải Gaza

(VOV) - Nhiều người biểu tình Palestine cho biết họ sẽ tiếp tục phản đối việc cắt giảm viện trợ.

Ấn Độ chưa thành công trợ giá lương thực cho người nghèo
Ấn Độ chưa thành công trợ giá lương thực cho người nghèo

(VOV) - Ấn Độ là nơi sinh sống của 25% số người thiếu ăn trên thế giới.

Ấn Độ chưa thành công trợ giá lương thực cho người nghèo

Ấn Độ chưa thành công trợ giá lương thực cho người nghèo

(VOV) - Ấn Độ là nơi sinh sống của 25% số người thiếu ăn trên thế giới.

Lương thực và sự công bằng cho nông dân
Lương thực và sự công bằng cho nông dân

VOV.VN-Người nông dân vất vả lắm mới làm ra được hạt gạo nhưng lại hưởng mức lợi nhuận thấp nhất trong chuỗi sản xuất lúa gạo.

Lương thực và sự công bằng cho nông dân

Lương thực và sự công bằng cho nông dân

VOV.VN-Người nông dân vất vả lắm mới làm ra được hạt gạo nhưng lại hưởng mức lợi nhuận thấp nhất trong chuỗi sản xuất lúa gạo.

FAO: 1/3 lương thực trên toàn cầu bị bỏ phí
FAO: 1/3 lương thực trên toàn cầu bị bỏ phí

VOV.VN -Theo tổ chức FAO, lương thực tại các nước đang phát triển lãng phí chủ yếu trong quá trình thu hoạch, lưu trữ...

FAO: 1/3 lương thực trên toàn cầu bị bỏ phí

FAO: 1/3 lương thực trên toàn cầu bị bỏ phí

VOV.VN -Theo tổ chức FAO, lương thực tại các nước đang phát triển lãng phí chủ yếu trong quá trình thu hoạch, lưu trữ...

Giá lương thực thế giới trong tháng 2 khá ổn định
Giá lương thực thế giới trong tháng 2 khá ổn định

(VOV) -Chỉ số chung trong tháng 2 trung bình đạt 210 điểm, tương đương với tháng 1. 

Giá lương thực thế giới trong tháng 2 khá ổn định

Giá lương thực thế giới trong tháng 2 khá ổn định

(VOV) -Chỉ số chung trong tháng 2 trung bình đạt 210 điểm, tương đương với tháng 1. 

Anh: Giá lương thực và năng lượng tăng mạnh
Anh: Giá lương thực và năng lượng tăng mạnh

(VOV) - Giá lương thực ở Anh trong tháng 4 năm nay tăng 4,6%, trong khi đó giá năng lượng cũng tăng 2,2%.

Anh: Giá lương thực và năng lượng tăng mạnh

Anh: Giá lương thực và năng lượng tăng mạnh

(VOV) - Giá lương thực ở Anh trong tháng 4 năm nay tăng 4,6%, trong khi đó giá năng lượng cũng tăng 2,2%.

Hỗ trợ hơn 1 tỷ USD lương thực cho người tỵ nạn Syria
Hỗ trợ hơn 1 tỷ USD lương thực cho người tỵ nạn Syria

(VOV) - Theo Chương trình Lương thực Thế giới, hiện tại có tới nửa triệu người Syria chạy sang Lebanon cần được hỗ trợ về lương thực.

Hỗ trợ hơn 1 tỷ USD lương thực cho người tỵ nạn Syria

Hỗ trợ hơn 1 tỷ USD lương thực cho người tỵ nạn Syria

(VOV) - Theo Chương trình Lương thực Thế giới, hiện tại có tới nửa triệu người Syria chạy sang Lebanon cần được hỗ trợ về lương thực.

Italy kêu gọi hành động toàn cầu về an ninh lương thực
Italy kêu gọi hành động toàn cầu về an ninh lương thực

VOV.VN - Thủ tướng Italy cho biết, hiện nay trên thế giới, trong 8 người thì có 1 người thiếu ăn.

Italy kêu gọi hành động toàn cầu về an ninh lương thực

Italy kêu gọi hành động toàn cầu về an ninh lương thực

VOV.VN - Thủ tướng Italy cho biết, hiện nay trên thế giới, trong 8 người thì có 1 người thiếu ăn.