Liên Hợp Quốc tiếp tục thảo luận các vấn đề nóng

Các vấn đề Trung Đông, Bắc Phi và tiến trình cải cách tại nhiều nước trên thế giới vẫn là chủ đề “nóng” được thảo luận.

Lãnh đạo 193 nước trên thế giới hôm qua (27/9) bước vào ngày họp thứ 3 phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) khóa 67 tại thành phố New York (Mỹ). 

Trong ngày họp thứ 3 của phiên họp Đại hội đồng LHQ khóa 67, khoảng 30 nhà lãnh đạo thế giới thừa nhận, thế giới đang phải đối mặt với ngày càng nhiều thách thức, trong đó có cuộc xung đột Israel-Palestine, vấn đề hạt nhân của Iran, cuộc khủng hoảng tại Syria. Bên cạnh đó, cũng có nhiều điểm sáng như quá trình cải cách tại Tunisia, Libya, Nam Sudan hay Myanmar. 

Tổng thống Palestin Mahmoud Abbas và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm qua lần lượt có bài phát biểu trước Đại hội đồng LHQ. Nếu như Tổng thống Abbas nhấn mạnh tính cấp thiết phải cứu vãn hòa bình và thành lập nhà nước Palestine, thì Thủ tướng Israel lại dành phần lớn bài diễn văn của mình cho những mối nguy cơ từ chương trình hạt nhân của Iran. 

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho rằng, cần phải thiết lập một ranh giới đỏ nhằm ngăn cản quyết tâm của Iran làm giàu urani, đồng thời cảnh báo, Iran đã hoàn thành bước đầu tiên trong 3 bước tiến tới sản xuất vũ khí hạt nhân. 

Cuộc khủng hoảng tại Syria một lần nữa trở thành chủ đề nóng trong ngày họp thứ 3 của phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 67 này. Tổng thống Bosnia-Herzegovina còn so sánh “những gì xảy ra tại Syria như vụ thảm sát tại Srebrenica ở miền Đông nước này hồi năm 1995. Theo ông, cách tốt nhất để chấm dứt tình trạng hiện nay là không lặp lại những sai lầm trong quá khứ. Vì thế cần hành động ngay lúc này và hành động một cách quyết liệt. 

Trong khi đó, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra kêu gọi giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng kéo dài hơn 18 tháng qua tại Syria: "Tình hình tại Syria đang tiếp tục xấu đi. Thái Lan lo ngại sâu sắc về ảnh hưởng nhân đạo của các vụ bạo lực nhằm vào dân thường và lên án mạnh mẽ những hành vi này. Chúng tôi kêu gọi chấm dứt ngay việc sử dụng vũ lực nhằm vào dân thường. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên ngồi vào bàn đối thoại nhằm tìm ra một giải pháp chính trị. Điều này chỉ có thể đạt được bằng nỗ lực của chính người dân Syria.”

Bên cạnh những căng thẳng tại Trung Đông và Bắc Phi, ba ngày họp vừa qua của Đại hội đồng Liên hợp quốc cũng ghi nhận nhiều điểm sáng. Đây là dịp để Phó Tổng thống Nam Sudan Duagon xác nhận thỏa thuận đã ký mới đây giữa Tổng thống Sudan và Nam Sudan, mà theo ông là cho phép 2 nước tiếp tục công cuộc phát triển đất nước trong bầu không khí hòa bình bền vững, mở đường cho việc giải quyết các vấn đề liên quan tới an ninh, biên giới và chia sẻ tài nguyên dầu mỏ. 

Tại châu Á, Myanmar đang dần đạt được những bước tiến trên con đường dân chủ. Tại phiên họp, Tổng thống Myanmar Thein Sein nhấn mạnh, Myanmar đang bước vào một kỷ nguyên mới và chính phủ nước này vẫn đang nỗ lực thực hiện các cải cách tích cực, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế tích cực hỗ trợ quốc gia Đông Nam Á này trong công cuộc phát triển kinh tế nhằm đảm bảo sự thành công của tiến trình cải cách. 

Tổng thống Myanmar Thein Sein cho biết: “Myanmar đang thực hành chính sách đối ngoại không phân biệt Đông Tây. Chúng tôi muốn xây dựng quan hệ tốt với tất cả các nước. Trong nhiệm kỳ Tổng thống của mình, tôi khẳng định, các quyết định đưa ra sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của đất nước và mong muốn của người dân.”

Hôm nay, lãnh đạo 193 nước thành viên Liên hợp quốc bước vào ngày họp thứ 4, với cuộc họp cấp cao về chủ  nghĩa khủng bố hạt nhân./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều sỹ quan Syria đào tẩu trở về với chính quyền
Nhiều sỹ quan Syria đào tẩu trở về với chính quyền

(VOV) -Các sỹ quan đã thừa nhận sai lầm khi đào tẩu khỏi lực lượng Chính phủ.

Nhiều sỹ quan Syria đào tẩu trở về với chính quyền

Nhiều sỹ quan Syria đào tẩu trở về với chính quyền

(VOV) -Các sỹ quan đã thừa nhận sai lầm khi đào tẩu khỏi lực lượng Chính phủ.

Khủng hoảng Syria tiếp tục là tâm điểm chú ý của thế giới
Khủng hoảng Syria tiếp tục là tâm điểm chú ý của thế giới

(VOV) - Vấn đề Syria là một chủ đề nóng được thảo luận bên lề cuộc họp Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc.

Khủng hoảng Syria tiếp tục là tâm điểm chú ý của thế giới

Khủng hoảng Syria tiếp tục là tâm điểm chú ý của thế giới

(VOV) - Vấn đề Syria là một chủ đề nóng được thảo luận bên lề cuộc họp Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng EU bác bỏ can thiệp quân sự vào Syria
Bộ trưởng Quốc phòng EU bác bỏ can thiệp quân sự vào Syria

(VOV) - Liên minh châu Âu mong muốn một giải pháp chính trị đối với Syria giúp tránh thiệt hại về người và của.

Bộ trưởng Quốc phòng EU bác bỏ can thiệp quân sự vào Syria

Bộ trưởng Quốc phòng EU bác bỏ can thiệp quân sự vào Syria

(VOV) - Liên minh châu Âu mong muốn một giải pháp chính trị đối với Syria giúp tránh thiệt hại về người và của.

Khủng hoảng Syria có thể làm suy yếu sức mạnh khu vực
Khủng hoảng Syria có thể làm suy yếu sức mạnh khu vực

(VOV) -Cuộc khủng hoảng ở Syria trở thành mối đe doạ đối với hoà bình và an ninh quốc tế.

Khủng hoảng Syria có thể làm suy yếu sức mạnh khu vực

Khủng hoảng Syria có thể làm suy yếu sức mạnh khu vực

(VOV) -Cuộc khủng hoảng ở Syria trở thành mối đe doạ đối với hoà bình và an ninh quốc tế.

Hỗ trợ người tị nạn Syria gần 500 triệu USD
Hỗ trợ người tị nạn Syria gần 500 triệu USD

(VOV) - Số người tị nạn Syria tại các nước láng giềng ngày càng tăng, có thể lên tới 700.000 vào cuối năm.

Hỗ trợ người tị nạn Syria gần 500 triệu USD

Hỗ trợ người tị nạn Syria gần 500 triệu USD

(VOV) - Số người tị nạn Syria tại các nước láng giềng ngày càng tăng, có thể lên tới 700.000 vào cuối năm.