Meta thử nghiệm công nghệ nhận dạng khuôn mặt để chống lừa đảo

VOV.VN - Trong lúc đang hứng chịu nhiều chỉ trích về vệc không bảo vệ được người sử dụng trước những quảng cáo lừa đảo trên các nền tảng của mình, Meta - công ty sở hữu hai nền tảng Facebook và Instagram, đã bắt đầu thử nghiệm sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để chống lại lừa đảo.

Ngày 22/10, truyền thông Australia cho biết, Meta bắt đầu thử nghiệm sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt với 50.000 người nổi tiếng trên toàn thế giới để phát hiện các quảng cáo giả mạo sử dụng hình ảnh của người nổi tiếng để lừa mọi người. Hệ thống tự động nhận dạng hình ảnh sẽ so sánh hình ảnh được sử dụng trong các quảng cáo với dữ liệu hình ảnh trên các nền tảng Facebook và Instagram của những cá nhân này để phát hiện đâu là những quảng cáo giả mạo. Nếu những hình ảnh trên quảng cáo được phát hiện là giả mạo thì quảng cáo sẽ bị xóa.

Meta cho biết, những người tham gia thử nghiệm này sẽ được thông báo và nếu không đồng ý tham gia thử nghiệm thì họ sẽ được giới thiệu các bước đi để có thể không tham gia thử nghiệm này.

Cùng với đó, Meta cũng đẩy mạnh việc sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để giúp người sử dụng lấy lại các tài khoản đã bị đánh cắp.

Meta thử nghiêm sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để hạn chế lừa đảo trong bối cảnh hình ảnh giả mạo của nhiều người nổi tiếng, trong đó có các tỷ phú nổi tiếng của Australia như Andrew Forrest và Gina Rinehart đang bị lan truyền trong các quảng cáo đầu tư lừa đảo. Trung tâm phòng chống lừa đảo quốc gia Australia cho biết số vụ lừa đảo công nghệ diễn ra trong năm 2023 cao hơn 18.5% so với năm 2022 và làm người dân nước này thiệt hại 2.74 tỷ AUD. Trong đó, các vụ lừa đảo trên nền tảng xã hội đang ngày càng gia tăng.

Trung tâm Phòng chống lừa đảo quốc gia Australia hoan nghênh việc sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để phát hiện và xóa bỏ các quảng cáo giả mạo và cho rằng, động thái này hỗ trợ nỗ lực chống lại các hành vi lừa đảo mà Trung tâm Phòng chống lừa đảo quốc gia Australia đang quyết tâm theo đuổi.

Việc Meta thử nghiệm sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt có thể giúp ích cho quá trình phát hiện và xử lý các hành vi lừa đảo trên các nền tảng của mình tuy vậy việc làm này cũng đặt ra nghi ngại về quyền riêng tư và về việc sử dụng các dữ liệu sinh trắc học mà Meta thu thập trong quá trình này. Để trấn an mọi người trước lo ngại này, ông David Agranovich, Giám đốc ngăn chặn mối đe dọa toàn cầu của Meta khẳng định rằng các dữ liệu khuôn mặt được tạo ra sẽ bị xóa ngay lập tức sau khi quá trình kiểm tra đối sánh hoàn tất cho dù kết quả có trùng khớp hay không.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thiếu bác sỹ, Australia tạo điều kiện để bác sỹ nước ngoài đến làm việc
Thiếu bác sỹ, Australia tạo điều kiện để bác sỹ nước ngoài đến làm việc

VOV.VN - Australia đang phải đối mặt với tình trạng thiếu bác sỹ trầm trọng. Để lấp chỗ trống này, Australia sẽ đẩy nhanh quá trình cấp phép cho bác sỹ của ba quốc gia gồm New Zealand, Anh và Ireland đến nước này làm việc.

Thiếu bác sỹ, Australia tạo điều kiện để bác sỹ nước ngoài đến làm việc

Thiếu bác sỹ, Australia tạo điều kiện để bác sỹ nước ngoài đến làm việc

VOV.VN - Australia đang phải đối mặt với tình trạng thiếu bác sỹ trầm trọng. Để lấp chỗ trống này, Australia sẽ đẩy nhanh quá trình cấp phép cho bác sỹ của ba quốc gia gồm New Zealand, Anh và Ireland đến nước này làm việc.

Australia tranh cãi về việc sử dụng quảng cáo deepfake của chính trị gia
Australia tranh cãi về việc sử dụng quảng cáo deepfake của chính trị gia

VOV.VN - Công nghệ deepfake thường được đối tượng lừa đảo sử dụng để tạo các hình ảnh giả mạo để lừa mọi người. Tuy nhiên, tại Australia đang diễn ra cuộc thảo luận về việc cho phép sử dụng hình ảnh deepfake của các chính trị gia trong cuộc bầu cử tại nước này vào năm tới.

Australia tranh cãi về việc sử dụng quảng cáo deepfake của chính trị gia

Australia tranh cãi về việc sử dụng quảng cáo deepfake của chính trị gia

VOV.VN - Công nghệ deepfake thường được đối tượng lừa đảo sử dụng để tạo các hình ảnh giả mạo để lừa mọi người. Tuy nhiên, tại Australia đang diễn ra cuộc thảo luận về việc cho phép sử dụng hình ảnh deepfake của các chính trị gia trong cuộc bầu cử tại nước này vào năm tới.

Australia thành lập Mạng lưới An ninh mạng quốc gia
Australia thành lập Mạng lưới An ninh mạng quốc gia

VOV.VN - Ngày 9/10, Australia đã công bố thành lập Mạng lưới An ninh mạng quốc gia, đồng thời trình quốc hội xem xét Đạo luật An ninh mạng mới nhằm tăng cường các biện pháp bảo vệ quyền lợi của người dân trong bối cảnh các báo cáo tấn công mạng đang ngày càng gia tăng và gây thiệt hại nặng nề cho nước này.

Australia thành lập Mạng lưới An ninh mạng quốc gia

Australia thành lập Mạng lưới An ninh mạng quốc gia

VOV.VN - Ngày 9/10, Australia đã công bố thành lập Mạng lưới An ninh mạng quốc gia, đồng thời trình quốc hội xem xét Đạo luật An ninh mạng mới nhằm tăng cường các biện pháp bảo vệ quyền lợi của người dân trong bối cảnh các báo cáo tấn công mạng đang ngày càng gia tăng và gây thiệt hại nặng nề cho nước này.