Mỹ có thật sự đạt tiến bộ trong cuộc chiến chống IS?

VOV.VN - Nếu không có sự cam kết lâu dài của chính phủ Iraq trong cuộc chiến chống IS thì Mỹ sẽ không thể đạt được tiến bộ và thành công.

Báo cáo trước các nghị sỹ Mỹ ngày 10/12, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Brett McGurk cho biết, chính phủ mới của Iraq đã đạt được những tiến bộ trong cuộc chiến chống tổ chức phiến quân tự xưng là Nhà nước Hồi giáo (IS).

Tuy nhiên, các nghị sỹ Mỹ hoài nghi về cái gọi là “sự tiến bộ” này trong khi giới quan sát cũng cho rằng Washington sẽ chẳng gặt hái được thành quả nào lâu dài nếu không điều chỉnh chính sách để diệt tận gốc tư tưởng cực đoan mà Nhà nước Hồi giáo kế thừa từ Al Qaeda. 

Mỹ có thật sự đạt tiến bộ trong cuộc chiến chống IS? (ảnh:vocfm.co.za)

Phó Trợ lý Ngoại trưởng Brett McGurk cho biết, trong 100 ngày đầu cầm quyền, chính phủ mới ở Baghdad đã có những cải cách linh hoạt và phù hợp với mong đợi của Washington như bài trừ tham nhũng, cải thiện quan hệ với chính quyền khu tự trị người Kurd để hợp tác chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo.

Ông McGurk khẳng định rằng, nếu không có sự cam kết lâu dài của chính phủ Iraq trong cuộc chiến chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo thì Mỹ sẽ không thể đạt được tiến bộ và thành công.

Tuy nhiên, một số nghị sỹ Mỹ đã bày tỏ sự hoài nghi đối với những gì mà ông McGurk “gắn mác” là “sự tiến bộ trong cuộc chiến chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo” của chính phủ Iraq.

Hạ nghị sỹ đảng Dân chủ bang Virginia, Gerry Connolly chất vấn ông McGurk: “Tôi còn chưa rõ cái gì đã tạo ra sự tiến bộ đó? Chúng ta đã huấn luyện rất nhiều binh sỹ Iraq nhưng điều đó đã đem lại gì cho chúng ta? Họ nhanh chóng tan rã, thất thủ, để rồi chúng ta thấy phiến quân Nhà nước Hồi giáo trỗi dậy trở thành một trong những tổ chức khủng bố được trang bị tốt nhất hành tinh nhờ vào chính những hỗ trợ của Mỹ bởi vì đồng minh của chúng ta ở Iraq đã ngã quỵ hoàn toàn. Chính vì thế mà giờ đây chúng ta phải nhắc lại việc có thể phải triển khai một nhóm nhỏ lực lượng phản ứng nhanh trở lại huấn luyện cho họ”.

Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm 9/12 đã kêu gọi Quốc hội trao cho chính phủ toàn quyền sử dụng quân đội chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo trước nguy cơ nhóm phiến quân này không còn giới hạn ở Iraq hay Syria.

Thẩm quyền sử dụng lực lượng quân sự (AUMF) được thông qua năm 2011 và đã trở thành cơ sở pháp lý cho chiến dịch chống khủng bố quốc tế mở rộng của Mỹ. Theo luật này, tổng thống có quyền truy quét Al-Qaeda và các quốc gia tiếp tay hay nuôi dưỡng mạng lưới khủng bố này.

Ông Kerry hối thúc Quốc hội gia hạn việc trao quyền này cho chính phủ dài hơn thời gian 3 năm song Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại thượng viện Robert Menendez phản đối đề nghị này: “Yếu tố cốt lõi của cái mà Tổng thống miêu tả là chiến lược đó đã bị từ chối với lý do họ không tin rằng chiến dịch đó có thể thành công”.

Rõ ràng các nghị sỹ Mỹ đang chờ đợi nhiều hơn từ chính quyền của Tổng thống Obama thay vì một chiến lược không kích tốn kém và bỏ ngỏ kế hoạch cử binh sỹ trở lại Iraq. Điều đó chỉ gợi lại quá khứ sau vụ khủng bố 11/9/2001, khi Mỹ đưa quân đến Iraq trong “cuộc chiến chống khủng bố” để truy quét phiến quân Al- Qaeda. Nước Mỹ đã tiêu diệt được trùm khủng bố Bin Laden nhưng lại phải tiếp tục đối mặt với “con đẻ” của Al- Qaeda là tổ chức Nhà nước Hồi giáo. Cách thức nhóm phiến quân này tra tấn và hành hình các con tin mặc bộ đồng phục tù nhân màu cam của Mỹ đã “tố cáo” những sai lầm của Washington khi “giệt cỏ không tận gốc”, nghĩa là chỉ đánh bại về mặt quân sự nhưng lại kích động thêm tính chất cực đoan của mạng lưới khủng bố này.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn Đài truyền hình Sky News của Anh, ông Moazzam Begg, một người Anh đã từng bị giam giữ tại nhà tù khét tiếng Guantanamo trong gần 3 năm đã cảnh báo rằng, những biện pháp tra tấn tàn bạo của Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) ở đây là có thể là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến sự nổi lên của phiến quân Nhà nước Hồi giáo tại Syria và Iraq.

“Phiến quân Nhà nước Hồi giáo được sinh ra từ nhà tù Abu Ghraib và những nhà tù của Iraq dười sự chiếm đóng của Mỹ. Đó là nơi hận thù khởi nguồn. Vì thế mà tình hình hiện nay còn tồi tệ hơn so với thời điểm bắt đầu cái gọi là “cuộc chiến chống khủng bố”, khi mà các biện pháp tra tấn mới được sử dụng”, ông Moazzam Begg nói.

Nếu nói như vậy, những tiến bộ trong cuộc chiến chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo mà Mỹ tuyên bố, nếu có, cũng chỉ là nhất thời. Cựu điệp viên Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) Ali Soufan từng nhận định, vẫn còn quá sớm để dự đoán điều gì sẽ xảy ra với phiến quân Nhà nước Hồi giáo.

Với sự ủng hộ sẵn có từ các nhóm khủng bố cực đoan khác trong khu vực, khi bị dồn vào chân tường, phiến quân Nhà nước Hồi giáo có thể thực hiện chiến lược của Al- Qaeda trước đây là chuyển từ trực tiếp chiến đấu sang thúc đẩy các nhánh chân rết thực hiện điều này.

Và theo cựu điệp viên Mỹ Ali Soufan, khi đó điều nguy hiểm hơn chính là tư tưởng của các nhóm khủng bố chứ không còn là bản thân những tổ chức này nữa./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ khẳng định cuộc chiến chống IS “chậm nhưng chắc”
Mỹ khẳng định cuộc chiến chống IS “chậm nhưng chắc”

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 6/12 khẳng định, cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) chuyển biến “chậm nhưng chắc”.

Mỹ khẳng định cuộc chiến chống IS “chậm nhưng chắc”

Mỹ khẳng định cuộc chiến chống IS “chậm nhưng chắc”

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 6/12 khẳng định, cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) chuyển biến “chậm nhưng chắc”.

EU sẽ gia tăng sức ép với Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến chống IS
EU sẽ gia tăng sức ép với Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến chống IS

VOV.VN - Đây là khẳng định của Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu, bà Federica Mogherini ngày 7/12.

EU sẽ gia tăng sức ép với Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến chống IS

EU sẽ gia tăng sức ép với Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến chống IS

VOV.VN - Đây là khẳng định của Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu, bà Federica Mogherini ngày 7/12.

Iran xích lại gần Iraq và Syria trong cuộc chiến chống IS
Iran xích lại gần Iraq và Syria trong cuộc chiến chống IS

VOV.VN - Hội nghị quốc tế lần thứ 1 Thế giới chống lại bạo lực và chủ nghĩa cực đoan ngày 9/12 sẽ khai mạc tại Iran tập trung vào cuộc chiến chống IS. 

Iran xích lại gần Iraq và Syria trong cuộc chiến chống IS

Iran xích lại gần Iraq và Syria trong cuộc chiến chống IS

VOV.VN - Hội nghị quốc tế lần thứ 1 Thế giới chống lại bạo lực và chủ nghĩa cực đoan ngày 9/12 sẽ khai mạc tại Iran tập trung vào cuộc chiến chống IS. 

Cuộc chiến chống IS sẽ là “Thế chiến thứ 3”?
Cuộc chiến chống IS sẽ là “Thế chiến thứ 3”?

VOV.VN - Quốc vương Jordan Abdullah II ngày 5/12 đã cảnh báo như trên trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng.

Cuộc chiến chống IS sẽ là “Thế chiến thứ 3”?

Cuộc chiến chống IS sẽ là “Thế chiến thứ 3”?

VOV.VN - Quốc vương Jordan Abdullah II ngày 5/12 đã cảnh báo như trên trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng.

Ngoại trưởng Mỹ đề xuất tăng quyền cho Tổng thống để chống IS
Ngoại trưởng Mỹ đề xuất tăng quyền cho Tổng thống để chống IS

VOV.VN - Ông Kerry nhấn mạnh, mọi quyết định của Quốc hội Mỹ về việc đưa quân chiến đấu chống IS cần linh hoạt và không chỉ gói gọn tại Iraq và Syria.

Ngoại trưởng Mỹ đề xuất tăng quyền cho Tổng thống để chống IS

Ngoại trưởng Mỹ đề xuất tăng quyền cho Tổng thống để chống IS

VOV.VN - Ông Kerry nhấn mạnh, mọi quyết định của Quốc hội Mỹ về việc đưa quân chiến đấu chống IS cần linh hoạt và không chỉ gói gọn tại Iraq và Syria.