Mỹ thừa nhận đi sau Trung Quốc trong việc phát triển vũ khí siêu thanh

VOV.VN - Giám đốc điều hành Tập đoàn quốc phòng và hàng không vũ trụ đa quốc gia của Mỹ Raytheon Technologies hôm 26/10 cho biết, Mỹ đã đi sau Trung Quốc nhiều năm trong việc phát triển vũ khí siêu thanh có tốc độ nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh.  

Gregory Hayes, Giám đốc điều hành Raytheon, cho biết, trong khi Lầu Năm Góc đang phát triển một số chương trình vũ khí siêu thanh và Mỹ hiểu rõ công nghệ này, Trung Quốc đã “thực sự triển khai vũ khí siêu thanh”. “Chúng ta đi sau hơn vài năm”, ông Hayes nói.

Các hệ thống vũ khí có khả năng bay với tốc độ cao đã làm dấy lên lo ngại vì chúng có khả năng gây mất ổn định quan hệ giữa Mỹ, Trung Quốc và Nga. Các vũ khí này có thể trở thành mặt trận mới trong cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa Bắc Kinh và Washington khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới xung đột về các vấn đề như thương mại, công nghệ và nhân đạo. Hiện Raytheon cũng đang phát triển tên lửa hành trình siêu thanh với quân đội Mỹ.

“Vũ khí siêu thanh là mối đe dọa có nguy cơ gây mất ổn định nhất đối với Mỹ bởi thời gian để phản ứng lại là rất ngắn”, ông Hayes nhấn mạnh.

Bình luận của ông Gregory Hayes được đưa ra sau khi các nguồn tin của Financial Times cho biết, Trung Quốc đã tiến hành hai vụ thử vũ khí siêu thanh trong mùa hè năm nay.

“Chúng ta nên có các hệ thống tương tự để bảo vệ đất nước và chúng tôi đang tập trung vào điều đó”, ông Hayes nói.

Đơn vị Tên lửa và Phòng thủ của Raytheon hồi tháng 9 đã bắn thử thành công một tên lửa hành trình siêu thanh có thể di chuyển với tốc độ gấp 5 lần tốc độ âm thanh trong dự án hợp tác với Không quân Mỹ và Cơ quan Dự án Nghiên cứu Tiên tiến Quốc phòng thuộc Lầu Năm Góc.

“Chúng ta sẽ có vũ khí để thách thức đối thủ nhưng tôi nghĩ trọng tâm của chúng ta là làm thế nào để phát triển hệ thống chống vũ khí siêu thanh. Đó mới là thách thức thật sự”, ông Hayes nói thêm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nóng cuộc chạy đua phát triển vũ khí siêu thanh của Mỹ, Nga và Trung Quốc
Nóng cuộc chạy đua phát triển vũ khí siêu thanh của Mỹ, Nga và Trung Quốc

VOV.VN - Cuộc đua tên lửa siêu thanh đang nóng lên trên toàn cầu sau khi Trung Quốc được cho là thử nghiệm vũ khí bí mật có tốc độ lên tới 33.796km/h, có khả năng tấn công bất cứ nơi nào trên Trái Đất trong vòng vài phút.

Nóng cuộc chạy đua phát triển vũ khí siêu thanh của Mỹ, Nga và Trung Quốc

Nóng cuộc chạy đua phát triển vũ khí siêu thanh của Mỹ, Nga và Trung Quốc

VOV.VN - Cuộc đua tên lửa siêu thanh đang nóng lên trên toàn cầu sau khi Trung Quốc được cho là thử nghiệm vũ khí bí mật có tốc độ lên tới 33.796km/h, có khả năng tấn công bất cứ nơi nào trên Trái Đất trong vòng vài phút.

Mỹ lo ngại về khả năng sử dụng vũ khí siêu thanh của Trung Quốc và Nga
Mỹ lo ngại về khả năng sử dụng vũ khí siêu thanh của Trung Quốc và Nga

VOV.VN - Một quan chức Mỹ hôm 18/10 cho biết, Washington lo ngại về công nghệ tên lửa siêu thanh và các ứng dụng quân sự tiềm năng của Trung Quốc và Nga, sau khi có báo cáo Bắc Kinh thử nghiệm vũ khí siêu thanh mang đầu đạn hạt nhân.

Mỹ lo ngại về khả năng sử dụng vũ khí siêu thanh của Trung Quốc và Nga

Mỹ lo ngại về khả năng sử dụng vũ khí siêu thanh của Trung Quốc và Nga

VOV.VN - Một quan chức Mỹ hôm 18/10 cho biết, Washington lo ngại về công nghệ tên lửa siêu thanh và các ứng dụng quân sự tiềm năng của Trung Quốc và Nga, sau khi có báo cáo Bắc Kinh thử nghiệm vũ khí siêu thanh mang đầu đạn hạt nhân.

Vũ khí siêu thanh “thổi bùng” cuộc chạy đua vũ trang giữa Mỹ và Trung Quốc
Vũ khí siêu thanh “thổi bùng” cuộc chạy đua vũ trang giữa Mỹ và Trung Quốc

VOV.VN - Nếu vũ khí siêu thanh được phát triển thành công, nó sẽ đóng vai trò là con át chủ bài trong hàng loạt cuộc chạy đua giữa Mỹ và Trung Quốc về công nghệ và địa chính trị.

Vũ khí siêu thanh “thổi bùng” cuộc chạy đua vũ trang giữa Mỹ và Trung Quốc

Vũ khí siêu thanh “thổi bùng” cuộc chạy đua vũ trang giữa Mỹ và Trung Quốc

VOV.VN - Nếu vũ khí siêu thanh được phát triển thành công, nó sẽ đóng vai trò là con át chủ bài trong hàng loạt cuộc chạy đua giữa Mỹ và Trung Quốc về công nghệ và địa chính trị.