Nga sẽ sử dụng vũ khí gì để đối phó với tên lửa ATACMS từ Ukraine?

VOV.VN - Các hệ thống phòng không của Nga như Buk-M2, Buk-M3 và Tor-M2 đã đánh chặn thành công ATACMS nhiều lần, ông Alexei Leonkov, một nhà phân tích quân sự Nga nói với Sputnik.

Các tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS do Mỹ sản xuất đã được lực lượng Kiev triển khai để chống lại quân đội Nga và có nhiều suy đoán về việc chúng có lẽ sớm được sử dụng để tấn công vào sâu trong lãnh thổ Nga.

Khi Mỹ bật đèn xanh để Ukraine sử dụng ATACMS cho các cuộc tấn công tầm xa, có hai câu hỏi được đặt ra là liệu Kiev có những gì nước này cần để tiến hành các cuộc tấn công như vậy hay không và liệu Nga có thể đối phó hay không.

Nga sở hữu các hệ thống phòng không tiên tiến

Các hệ thống phòng không của Nga như Buk-M2, Buk-M3 và Tor-M2 đã đánh chặn thành công ATACMS nhiều lần, ông Alexei Leonkov, một nhà phân tích quân sự Nga nhận định với Sputnik.

“Các hệ thống phòng không Nga có tỷ lệ đánh chặn cao. Trong khi các hệ thống của chúng tôi sử dụng 1 tên lửa cho 1 mục tiêu thì hệ thống Patriot của Mỹ phải sử dụng 2 tên lửa để hoàn thành cùng một nhiệm vụ".

Phương Tây không có đủ tên lửa tầm xa

Mặc dù Mỹ và đồng minh tương đối hào phóng hỗ trợ quân sự cho Ukraine nhưng hầu như có rất ít những gì còn lại trong kho tên lửa ATACMS, Storm Shadow và Scalp để cung cấp cho Kiev, ông Leonkov nói.

"Thậm chí các đợt vận chuyển tiêm kích F-16, vốn có thể được sử dụng để phóng tên lửa Storm Shadow cũng không đảo ngược được xu hướng này. Số lượng các vụ phóng đang giảm dần và trên thực tế hiện đã xuống con số 0", chuyên gia Nga bình luận.

Trước khi xung đột ở Ukraine nổ ra, phương Tây sở hữu hơn 3.000 tên lửa ATACMS. Với tất cả tên lửa ATACMS từng được sử dụng trong cuộc xung đột Ukraine hoặc đơn giản là bị loại biên, số lượng này giảm xuống còn khoảng 1.500 - 2.000 tên lửa.

Phương Tây không có đủ bệ phóng tên lửa

Ngoài việc thiếu tên lửa, Ukraine còn đối mặt với tình trạng thiếu các hệ thống triển khai chúng. Theo ông Leonkov, vấn đề này xuất phát từ thực tế rằng phương Tây đã cung cấp số lượng phương tiện rất hạn chế có thể phóng tên lửa ATACMS như các hệ thống pháo phản lực HIMARS, MLRS và MARS.

Trong khi đó, các lực lượng của Nga rất hiệu quả trong việc theo dấu các vũ khí trên, sử dụng radar phản pháo và phá hủy chúng bằng cách sử dụng các tên lửa chiến thuật.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga tuyên bố không chấp nhận đề xuất "đóng băng" xung đột ở Ukraine
Nga tuyên bố không chấp nhận đề xuất "đóng băng" xung đột ở Ukraine

VOV.VN - Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 18/11 cho hay, Nga không chấp nhận "đóng băng" xung đột ở Ukraine theo đề xuất của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan.

Nga tuyên bố không chấp nhận đề xuất "đóng băng" xung đột ở Ukraine

Nga tuyên bố không chấp nhận đề xuất "đóng băng" xung đột ở Ukraine

VOV.VN - Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 18/11 cho hay, Nga không chấp nhận "đóng băng" xung đột ở Ukraine theo đề xuất của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan.

Toàn cảnh quốc tế sáng 19/11: Ông Putin cảnh báo NATO; Ukraine sắp giáng đòn vào Nga?
Toàn cảnh quốc tế sáng 19/11: Ông Putin cảnh báo NATO; Ukraine sắp giáng đòn vào Nga?

VOV.VN - Các nguồn tin cho biết Ukraine dự kiến sẽ tiến hành các cuộc tấn công tầm xa đầu tiên trong vài ngày tới. Tuy không tiết lộ chi tiết vì lý do an ninh tác chiến, nhưng theo các nguồn tin, trong cuộc tấn công đầu tiên, Lực lượng Vũ trang Ukraine sẽ sử dụng tên lửa ATACMS với tầm bắn lên tới 306 km.

Toàn cảnh quốc tế sáng 19/11: Ông Putin cảnh báo NATO; Ukraine sắp giáng đòn vào Nga?

Toàn cảnh quốc tế sáng 19/11: Ông Putin cảnh báo NATO; Ukraine sắp giáng đòn vào Nga?

VOV.VN - Các nguồn tin cho biết Ukraine dự kiến sẽ tiến hành các cuộc tấn công tầm xa đầu tiên trong vài ngày tới. Tuy không tiết lộ chi tiết vì lý do an ninh tác chiến, nhưng theo các nguồn tin, trong cuộc tấn công đầu tiên, Lực lượng Vũ trang Ukraine sẽ sử dụng tên lửa ATACMS với tầm bắn lên tới 306 km.

Những lần phương Tây cho phép Ukraine vượt lằn ranh đỏ của Nga
Những lần phương Tây cho phép Ukraine vượt lằn ranh đỏ của Nga

VOV.VN - Dưới đây là những lần phương Tây xóa bỏ các điều cấm kỵ, đưa Ukraine từng bước vượt qua những giới hạn được coi là lằn ranh đỏ của Nga.

Những lần phương Tây cho phép Ukraine vượt lằn ranh đỏ của Nga

Những lần phương Tây cho phép Ukraine vượt lằn ranh đỏ của Nga

VOV.VN - Dưới đây là những lần phương Tây xóa bỏ các điều cấm kỵ, đưa Ukraine từng bước vượt qua những giới hạn được coi là lằn ranh đỏ của Nga.