Nga tuyên bố không chấp nhận đề xuất "đóng băng" xung đột ở Ukraine

VOV.VN - Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 18/11 cho hay, Nga không chấp nhận "đóng băng" xung đột ở Ukraine theo đề xuất của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan.

Bloomberg dẫn các nguồn tin quen thuộc với kế hoạch của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, cho biết nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã đề xuất đóng băng xung đột Nga - Ukraine theo giới tuyến hiện tại, đồng thời kêu gọi Kiev trì hoãn các cuộc thảo luận về việc gia nhập NATO trong ít nhất 10 năm như một “sự nhượng bộ” đối với Moscow.

Ông Erdogan cũng được cho là nêu kế hoạch đề xuất thành lập một khu phi quân sự ở vùng Donbass và một lực lượng quốc tế sẽ được triển khai tại đó để đảm bảo an ninh cho Ukraine.

Đề xuất của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Brazil. 

Khi được yêu cầu bình luận về thông tin trên, ông Peskov nói rằng Nga không có thông tin về bất kỳ đề xuất nào do Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, “bất kỳ hình thức đóng băng nào theo các giới tuyến hiện tại đều không thể chấp nhận được đối với Nga”.

Hồi tháng 6, Tổng thống Putin đã đặt ra các điều kiện cho các cuộc đàm phán hòa bình với Kiev, bao gồm việc rút toàn bộ quân đội Ukraine khỏi các vùng lãnh thổ mà Nga đã kiểm soát, bao gồm Donetsk và Lugansk, cũng như các khu vực Kherson và Zaporizhzhia. Ngoài ra, Ukraine phải cam kết không bao giờ gia nhập NATO hoặc bất kỳ khối quân sự phương Tây nào khác.

Tuần trước, trong cuộc điện đàm trực tiếp đầu tiên với Thủ tướng Đức Olaf Scholz sau 2 năm, Tổng thống Putin khẳng định Nga chưa bao giờ từ chối đàm phán hòa bình với Ukraine và vẫn để ngỏ khả năng tái khởi động các cuộc đàm phán, vốn trước đó đã bị phía Ukraine ngăn cản.

Ông Putin nhấn mạnh, bất kỳ giải pháp tiềm năng nào giữa Nga và Ukraine đều phải tính đến lợi ích của Nga trong lĩnh vực an ninh, cũng như thực tế về lãnh thổ và “loại bỏ nguyên nhân gốc rễ của xung đột”.

Nhà lãnh đạo Nga cũng nói rằng, cuộc khủng hoảng hiện nay là “hậu quả trực tiếp của chính sách gây hấn của NATO nhằm tạo ra một bàn đạp chống Nga trên lãnh thổ Ukraine, trong khi phớt lờ lợi ích của Nga trong lĩnh vực an ninh”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những lần phương Tây cho phép Ukraine vượt lằn ranh đỏ của Nga
Những lần phương Tây cho phép Ukraine vượt lằn ranh đỏ của Nga

VOV.VN - Dưới đây là những lần phương Tây xóa bỏ các điều cấm kỵ, đưa Ukraine từng bước vượt qua những giới hạn được coi là lằn ranh đỏ của Nga.

Những lần phương Tây cho phép Ukraine vượt lằn ranh đỏ của Nga

Những lần phương Tây cho phép Ukraine vượt lằn ranh đỏ của Nga

VOV.VN - Dưới đây là những lần phương Tây xóa bỏ các điều cấm kỵ, đưa Ukraine từng bước vượt qua những giới hạn được coi là lằn ranh đỏ của Nga.

Châu Âu xích lại gần ông Trump để có ghế trên bàn đàm phán về Ukraine?
Châu Âu xích lại gần ông Trump để có ghế trên bàn đàm phán về Ukraine?

VOV.VN - Việc Tổng thống đắc cử Donald Trump thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine đang ngày càng nhận được sự đồng tình của châu Âu giữa bối cảnh một trong những cuộc không kích lớn nhất làm gia tăng mối lo ngại về khả năng chống chịu của Kiev trước các cuộc tấn công gia tăng của Moscow.

Châu Âu xích lại gần ông Trump để có ghế trên bàn đàm phán về Ukraine?

Châu Âu xích lại gần ông Trump để có ghế trên bàn đàm phán về Ukraine?

VOV.VN - Việc Tổng thống đắc cử Donald Trump thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine đang ngày càng nhận được sự đồng tình của châu Âu giữa bối cảnh một trong những cuộc không kích lớn nhất làm gia tăng mối lo ngại về khả năng chống chịu của Kiev trước các cuộc tấn công gia tăng của Moscow.

Sau Mỹ, Pháp và Anh “bật đèn xanh” cho Ukraine dùng tên lửa tầm xa tấn công Nga
Sau Mỹ, Pháp và Anh “bật đèn xanh” cho Ukraine dùng tên lửa tầm xa tấn công Nga

VOV.VN - Truyền thông Mỹ và châu Âu hôm qua đồng loạt đưa tin, Mỹ, Pháp và Anh đã quyết định cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do những nước này cung cấp để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Động thái đưa ra chỉ hai tháng trước khi Tổng thống Mỹ Joe Biden rời Nhà Trắng và chuyển giao quyền lực cho Tổng thống đắc cử Donald Trump.

Sau Mỹ, Pháp và Anh “bật đèn xanh” cho Ukraine dùng tên lửa tầm xa tấn công Nga

Sau Mỹ, Pháp và Anh “bật đèn xanh” cho Ukraine dùng tên lửa tầm xa tấn công Nga

VOV.VN - Truyền thông Mỹ và châu Âu hôm qua đồng loạt đưa tin, Mỹ, Pháp và Anh đã quyết định cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do những nước này cung cấp để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Động thái đưa ra chỉ hai tháng trước khi Tổng thống Mỹ Joe Biden rời Nhà Trắng và chuyển giao quyền lực cho Tổng thống đắc cử Donald Trump.