Ngoại trưởng Mỹ thăm Triều Tiên mang theo sứ mệnh lớn lao

VOV.VN - Chuyến thăm Triều Tiên lần này của Ngoại trưởng Mỹ nhằm tìm kiếm một lộ trình phi hạt nhân hóa cụ thể.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 5/7 có chuyến thăm Triều Tiên để gặp Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và thúc đẩy thỏa thuận phi hạt nhân hóa đã được ký kết tại cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ - Triều tháng 6.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ảnh: NPR.

Đây được coi là một nhiệm vụ khó khăn của Ngoại trưởng Mỹ, với mục tiêu xua tan những hoài nghi về việc liệu Triều Tiên có thực sự muốn từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của mình hay không.

Chuyến thăm diễn ra sau hàng loạt các cuộc thảo luận giữa quan chức Triều Tiên và Mỹ. Một đoàn đại biểu Mỹ do Đại sứ Mỹ tại Philippines Sung Kim, dẫn đầu đã có cuộc gặp với phái đoàn Triều Tiên tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm cuối tuần qua, thảo luận những bước đi tiếp theo thực hiện Tuyên bố chung Thượng đỉnh Mỹ-Triều.

Người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết, chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ tới Triều Tiên trong bối cảnh hai bên đang đạt được các bước tiến tích cực trong các cuộc thảo luận:

“Chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ đến Triều Tiên và có cuộc gặp với Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un là một bước đi tiếp tục hướng đến tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Trong 8 tháng vừa qua, Triều Tiên đã không phóng tên lửa và không tiếp tục các hoạt động hạt nhân. Các cuộc đối thoại cũng đang diễn ra với những bước tiến tích cực”, bà Sarah Sanders nói.

Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Pompeo đến Triều Tiên sau hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều và là chuyến thăm thứ 3 tới Bình Nhưỡng của Ngoại trưởng Mỹ. Tại cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều vào ngày 12/6 vừa qua, hai bên nhất trí cam kết phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên nhằm đổi lấy những đảm bảo an ninh.

Tuy nhiên, văn kiện này không nêu cụ thể phương thức hoặc khung thời gian cho việc thực thi, để lại các chi tiết này cho những cuộc đàm phán sau đó. Trong khi đó, xuất hiện nhiều thông tin tình báo của Mỹ cho rằng, Triều Tiên đang tiếp tục các hoạt động của chương trình vũ khí hạt nhân tại một số điểm bí mật

Chính vì vậy, chuyến thăm Triều Tiên lần này của Ngoại trưởng Mỹ được cho là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, nhằm tìm kiếm một lộ trình phi hạt nhân hóa cụ thể, hay ít nhất là các bước đi có ý nghĩa tiến tới giải trừ vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Nếu các bước tiến được thực hiện, Mỹ sẽ mở cánh cửa với Triều Tiên, bao gồm khả năng diễn ra chuyến thăm của Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tới Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York vào tháng 9 tới và một Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều thứ 2.

Mặc dù vậy, không có nhiều dấu hiệu lạc quan về việc chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ sẽ đạt được đột phá hay các điều khoản quan trọng cho bất cứ thỏa thuận nào. Theo các quan chức Hàn Quốc, trong các cuộc đàm phán gần đây, Triều Tiên dường như từ chối việc đưa ra phản ứng với phần lớn các điều khoản quan trọng của một thỏa thuận thực sự, bao gồm những vấn đề như “giải trừ toàn diện, có thể xác minh và không thể đảo ngược”.

Các quan chức Hàn Quốc cho rằng, Mỹ nên dừng việc gây sức ép với Triều Tiên bằng các yêu cầu “giải trừ toàn diện, có thể xác minh và không thể đảo ngược” mà Triều Tiên coi như một công thức giải trừ đơn phương, bất lợi cho nước này.  Thay vào đó, Mỹ nên đề cập các bước đi làm “giảm mối đe dọa lẫn nhau”.

Các quan chức Hàn Quốc cũng cho rằng, các cuộc đàm phán từng bước sẽ dễ thành công hơn là buộc Triều Tiên cần phải thực hiện tất cả các yêu cầu của Mỹ, trước khi Mỹ có bất cứ nhượng bộ nào. Trong một tuyên bố cho thấy lập trường của Mỹ có thể được nới lỏng trước chuyến thăm, Bộ Ngoại giao Mỹ đã bác bỏ thông tin của Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton đưa ra trước đó rằng, chương trình hạt nhân của Triều Tiên có thể được phá bỏ trong vòng một năm.

Dư luận đang theo dõi sát sao chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ tới Triều Tiên. Không nhiều hi vọng về một hành trang kết thúc chuyến thăm với một “lộ trình phi hạt nhân hóa cụ thể”, nhưng chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ đến Triều Tiên sẽ là một điểm mốc quan trọng, hoặc cho thấy bước tiến trong tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, hoặc là dấu hiệu cho thấy con tàu hòa bình đang bắt đầu chệch khỏi quỹ đạo./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Lá chắn sống” bảo vệ lãnh đạo Mỹ, Triều Tiên tại Singapore: Họ là ai?
“Lá chắn sống” bảo vệ lãnh đạo Mỹ, Triều Tiên tại Singapore: Họ là ai?

VOV.VN - Trong suốt thời gian diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Singapore, ông Kim Jong-un và Tổng thống Trump luôn được bảo đảm tuyệt đối về an ninh.

“Lá chắn sống” bảo vệ lãnh đạo Mỹ, Triều Tiên tại Singapore: Họ là ai?

“Lá chắn sống” bảo vệ lãnh đạo Mỹ, Triều Tiên tại Singapore: Họ là ai?

VOV.VN - Trong suốt thời gian diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Singapore, ông Kim Jong-un và Tổng thống Trump luôn được bảo đảm tuyệt đối về an ninh.

Ông Trump gây bão dư luận vì chào tướng Triều Tiên kiểu nhà binh
Ông Trump gây bão dư luận vì chào tướng Triều Tiên kiểu nhà binh

VOV.VN - Việc Tổng thống Donald Trump chào tướng Triều Tiên theo kiểu nhà binh đã gây ra nhiều tranh cãi.

Ông Trump gây bão dư luận vì chào tướng Triều Tiên kiểu nhà binh

Ông Trump gây bão dư luận vì chào tướng Triều Tiên kiểu nhà binh

VOV.VN - Việc Tổng thống Donald Trump chào tướng Triều Tiên theo kiểu nhà binh đã gây ra nhiều tranh cãi.

Sau Triều Tiên, Tổng thống Donald Trump muốn hàn gắn quan hệ với Nga?
Sau Triều Tiên, Tổng thống Donald Trump muốn hàn gắn quan hệ với Nga?

VOV.VN - Khoảng 1 tuần sau thành công tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều, Tổng thống Mỹ Donald Trump giờ đây tiếp tục theo đuổi một cuộc đối thoại với Nga.

Sau Triều Tiên, Tổng thống Donald Trump muốn hàn gắn quan hệ với Nga?

Sau Triều Tiên, Tổng thống Donald Trump muốn hàn gắn quan hệ với Nga?

VOV.VN - Khoảng 1 tuần sau thành công tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều, Tổng thống Mỹ Donald Trump giờ đây tiếp tục theo đuổi một cuộc đối thoại với Nga.

Mỹ “đau đầu” nhận dạng hài cốt binh sỹ do Triều Tiên trao trả
Mỹ “đau đầu” nhận dạng hài cốt binh sỹ do Triều Tiên trao trả

VOV.VN - Việc xác định hài cốt các binh sỹ Mỹ bị tử trận trong chiến tranh liên Triều là nhiệm vụ khó khăn và có thể mất nhiều tháng đến nhiều năm mới xong. 

Mỹ “đau đầu” nhận dạng hài cốt binh sỹ do Triều Tiên trao trả

Mỹ “đau đầu” nhận dạng hài cốt binh sỹ do Triều Tiên trao trả

VOV.VN - Việc xác định hài cốt các binh sỹ Mỹ bị tử trận trong chiến tranh liên Triều là nhiệm vụ khó khăn và có thể mất nhiều tháng đến nhiều năm mới xong.