Nhật Bản gia tăng ảnh hưởng tại châu Phi

VOV.VN - Đây là lần đầu tiên một Thủ tướng Nhật Bản tới thăm châu Phi trong vòng 8 năm qua.

Ngày 10/1, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bắt đầu chuyến thăm tới châu Phi. Đây là lần đầu tiên một Thủ tướng Nhật Bản tới thăm châu Phi trong vòng 8 năm qua.

Với một lịch trình bận rộn khi đến thăm Bờ Biển Ngà, Mozambique và Ethiopia, Thủ tướng Abe đang nỗ lực khôi phục sự ảnh hưởng toàn cầu của Nhật Bản trước sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại lục địa này, cũng như giúp các doanh nghiệp Nhật Bản có cơ hội tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới. 

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (Ảnh: Thetimes.co.uk)

Phát biểu trước chuyến thăm, ông Abe cho biết, châu Phi được coi là một mặt trận ngoại giao của Nhật Bản. Châu Phi gần đây đang nổi lên là một khu vực kinh tế với nhiều tiềm năng phát triển chưa khai thác hết. Theo Thủ tướng Abe, Nhật Bản đang chuyển từ việc coi châu Phi như một đối tượng nhận viện trợ thành một đối tác kinh tế và đầu tư. 

Với một đoàn đại biểu doanh nghiệp lớn tháp tùng Thủ tướng Abe, chuyến thăm châu Phi lần này sẽ giúp thắt chặt mối quan hệ hợp tác song phương và mở ra những cơ hội hợp tác mới cho các nhà đầu tư Nhật Bản, qua đó thúc đẩy nền kinh tế trong nước. 

Một nhà đầu tư Nhật Bản nhận định: “Đây sẽ là một năm với những tác động thực sự của chính sách kinh tế của Thủ tướng Abe còn gọi là “Abenomics”. Tôi nghĩ năm nay nền kinh tế Nhật Bản sẽ có nhiều cải thiện với các dấu hiệu tích cực liên quan đến lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng".

Chọn Bờ Biển Ngà là chặng dừng chân đầu tiên tới các nước châu Phi, Nhật Bản muốn mở cửa ngõ đến với thị trường Tây Phi 300 triệu dân. Mozambique cũng có một trữ lượng khí đốt, than đá lớn mà các nhà đầu tư Nhật Bản muốn khai thác. 

Tháng 6 vừa qua, Nhật Bản tổ chức một hội nghị cấp cao với sự tham dự của gần 40 lãnh đạo các nước châu Phi với các cam kết tăng cường hỗ trợ và đầu tư cho khu vực.

Bên cạnh mục tiêu thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới, giới quan sát cho rằng chuyến thăm này thể hiện Nhật Bản đang muốn chạy đua với Trung Quốc đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế của châu Phi. 

Kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và châu Phi đạt hơn 138 tỷ USD trong năm 2011, gần gấp 5 lần so với kim ngạch giữa Nhật Bản và châu Phi. Trong năm 2013, Thủ tướng Abe cam kết viện trợ và đầu tư tư nhân 32 tỷ USD vào châu Phi trong 5 năm tới, trong khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong chuyến thăm châu Phi ngay sau khi nhậm chức, cam kết viện trợ châu Phi 20 tỷ USD trong 2 năm. 

Tuy nhiên, khẳng định trước thềm chuyến thăm, Phó Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hiroshige Seko nhấn mạnh, việc tăng cường quan hệ với châu Phi không phải hoàn toàn để cạnh tranh với Trung Quốc. Nhật Bản muốn mang đến sự ổn định cũng như phát triển tới khu vực này.

Với những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế khiến nền kinh tế Nhật Bản gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua, ảnh hưởng đến uy tín của nước này trên trường quốc tế, chuyến thăm tới một số nước châu Phi lần này của Thủ tướng Abe là nhằm khôi phục lòng tin vào Nhật Bản cả ở trong lẫn ngoài nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vùng biển châu Âu gần châu Phi đang trở thành “nghĩa địa”
Vùng biển châu Âu gần châu Phi đang trở thành “nghĩa địa”

VOV.VN - Vụ đắm tàu mới nhất hôm 11/10 ở vùng biển giữa Malta và Italy đã báo động tình trạng dòng người di cư ồ ạt từ châu Phi.

Vùng biển châu Âu gần châu Phi đang trở thành “nghĩa địa”

Vùng biển châu Âu gần châu Phi đang trở thành “nghĩa địa”

VOV.VN - Vụ đắm tàu mới nhất hôm 11/10 ở vùng biển giữa Malta và Italy đã báo động tình trạng dòng người di cư ồ ạt từ châu Phi.

Liên minh châu Phi quan ngại về bạo lực tại Lybia
Liên minh châu Phi quan ngại về bạo lực tại Lybia

VOV.VN - Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi (AU) Nkosazana Dlamini-Zuma lấy làm “sốc” vì những diễn biến bạo lực mới nhất tại Tripoli.

Liên minh châu Phi quan ngại về bạo lực tại Lybia

Liên minh châu Phi quan ngại về bạo lực tại Lybia

VOV.VN - Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi (AU) Nkosazana Dlamini-Zuma lấy làm “sốc” vì những diễn biến bạo lực mới nhất tại Tripoli.

Thủ tướng Nhật Bản Abe thăm Trung Đông và Châu Phi
Thủ tướng Nhật Bản Abe thăm Trung Đông và Châu Phi

VOV.VN - Mục đích chuyến thăm là tăng cường quan hệ kinh tế với các nước ở hai khu vực này

Thủ tướng Nhật Bản Abe thăm Trung Đông và Châu Phi

Thủ tướng Nhật Bản Abe thăm Trung Đông và Châu Phi

VOV.VN - Mục đích chuyến thăm là tăng cường quan hệ kinh tế với các nước ở hai khu vực này

Nhật Bản - Pháp tăng cường hợp tác quốc phòng
Nhật Bản - Pháp tăng cường hợp tác quốc phòng

VOV.VN - Hai bên xác nhận có kế hoạch thành lập một ủy ban để nghiên cứu phát triển chung trang thiết bị quốc phòng.

Nhật Bản - Pháp tăng cường hợp tác quốc phòng

Nhật Bản - Pháp tăng cường hợp tác quốc phòng

VOV.VN - Hai bên xác nhận có kế hoạch thành lập một ủy ban để nghiên cứu phát triển chung trang thiết bị quốc phòng.

Nhật Bản sẽ thay đổi “Hiến pháp hòa bình” vào năm 2020
Nhật Bản sẽ thay đổi “Hiến pháp hòa bình” vào năm 2020

VOV.VN - Hiến pháp mới sẽ giúp Nhật Bản tham gia một cách tích cực hơn vào việc duy trì sự cân bằng và ổn định trong khu vực.

Nhật Bản sẽ thay đổi “Hiến pháp hòa bình” vào năm 2020

Nhật Bản sẽ thay đổi “Hiến pháp hòa bình” vào năm 2020

VOV.VN - Hiến pháp mới sẽ giúp Nhật Bản tham gia một cách tích cực hơn vào việc duy trì sự cân bằng và ổn định trong khu vực.

Nhật Bản sợ Trung Quốc “bao vây”?
Nhật Bản sợ Trung Quốc “bao vây”?

VOV.VN - Thủ tướng Shinzo sẽ thăm Mỹ vào tháng 4 tới nhằm tăng cường lòng tin với Mỹ, đối phó với Trung Quốc.

Nhật Bản sợ Trung Quốc “bao vây”?

Nhật Bản sợ Trung Quốc “bao vây”?

VOV.VN - Thủ tướng Shinzo sẽ thăm Mỹ vào tháng 4 tới nhằm tăng cường lòng tin với Mỹ, đối phó với Trung Quốc.

Nhật Bản dự tính quốc hữu hóa 280 hòn đảo
Nhật Bản dự tính quốc hữu hóa 280 hòn đảo

VOV.VN - Kể từ khi bắt đầu kế hoạch này cách đây 5 năm, Nhật Bản đã quốc hữu hóa khoảng 99 hòn đảo không có chủ sở hữu rõ ràng.

Nhật Bản dự tính quốc hữu hóa 280 hòn đảo

Nhật Bản dự tính quốc hữu hóa 280 hòn đảo

VOV.VN - Kể từ khi bắt đầu kế hoạch này cách đây 5 năm, Nhật Bản đã quốc hữu hóa khoảng 99 hòn đảo không có chủ sở hữu rõ ràng.