Pháp muốn có vai trò mạnh tại các điểm nóng

(VOV) - Ngoại trưởng nước này vừa bày tỏ một loạt quan điểm của Pháp về khu vực Trung Đông.

Một giải pháp lâu dài và bền vững ở Trung Đông; một sự công nhận tiên phong đối với liên minh đối lập tại Syria ; xem xét lại nhiệm kỳ của lực lượng gìn giữ hòa bình tại Cộng hòa dân chủ Congo…, đó là một loạt mục tiêu mà nước Pháp muốn hỗ trợ các nước đạt được, theo tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Laurent Fabius trong cuộc họp báo chiều hôm 20/11. Tuy nhiên, người ta vẫn thấy những dè dặt đằng sau chiến lược của nước Pháp muốn có một vai trò « mạnh » ở các điểm nóng trên thế giới.

Tình hình Syria, chảo lửa Trung Đông và những căng thẳng ở một số nước Châu Phi… là những chủ đề lớn được báo chí Pháp và nước ngoài quan tâm đặc biệt và đặt câu hỏi với Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Laurent Fabius trong cuộc họp báo.

 


Ngoại trưởng Pháp Fabius họp báo

Về tình hình Syria, trong cuộc họp báo diễn ra hai ngày sau cuộc hội đàm giữa Tổng thống Pháp Francois Hollande với lãnh đạo liên minh đối lập tại Syria tại thủ đô Paris, một lần nữa Bộ trưởng ngoại giao Pháp Laurent Fabius nhấn mạnh vai trò «tiên phong» của nước Pháp trong công nhận lực lượng đối lập tại Syria. Ông Fabius cũng cho biết nước Anh đang tiến gần tới việc công nhận lực lượng này như đại diện hợp pháp và duy nhất cho nhân dân Syria.

Về xung đột Israel- Palestine, ông Fabius – người vừa có chuyến thăm Trung Đông cuối tuần trước- nhận định tình hình đang «cực kỳ nghiêm trọng» và nhấn mạnh nước Pháp muốn đóng vai trò là một nhân tố thúc đẩy hòa bình để hướng tới một giải pháp bền vững mà các bên đều chấp nhận.

Thế nhưng, dù tuyên bố «nước Pháp là bạn của người dân Palestine», ông Fabius lại tỏ ra rất «dè dặt» khi được hỏi về quan điểm của nước Pháp trước cuộc bỏ phiếu ngày 29/11 tới tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đối với đơn xin nâng cấp thành viên của Palestine: “Dường như lúc này theo chúng tôi chưa phải thời điểm tốt nhất. Cần phải nhìn trước hết vào những điểm gì giúp thúc đẩy hoặc cản trở hòa bình. Cuộc bỏ phiếu, ở vào thời điểm sắp tới, có thể đi đến những kết luận  ngược với những gì mà mọi người mong đợi. Hơn nữa, chúng ta cũng chưa biết quan điểm của các nước khác, các nước Châu Âu trong vấn đề này ra sao.”

Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Laurent Fabius (giữa) phát biểu tại cuộc họp báo chiều 20/11



Ông Fabius cũng nêu ra một số khả năng có thể xảy ra, như Israel ngăn cản việc đi lại của các quan chức Palestin hay Mỹ phong tỏa các tài khoản của Palestine tại các nước hay ở các tổ chức, như phản ứng của Mỹ và Israel từng làm sau khi Palestine được UNESCO công nhận là thành viên.

Tình hình tại Cộng hòa dân chủ Congo cũng là một chủ đề được Bộ trưởng Ngoại giao Pháp nhấn mạnh nhiều, trong bối cảnh phiến quân M23 đang hoành hành dữ dội tại quốc gia này. Tiếp sau việc Hội đồng Bảo an LHQ ngày 17/11 yêu cầu nước ngoài chấm dứt hậu thuẫn cho lực lượng phiến quân, nước Pháp một lần nữa thể hiện quan điểm «mạnh mẽ» trong vấn đề tại Cộng hòa dân chủ Congo.

Ông Fabius nói: «Lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ tại Cộng hòa dân chủ Congo có đến 17.000 người, nhưng lại không thể hỗ trợ cho quân đội của Cộng hòa dân chủ Congo trong việc ngăn chặn «vài trăm phiến quân» chiếm giữ cả một thành phố với hơn 1 triệu dân năm ở miền Đông quốc gia này. Vậy thì rõ ràng phải đặt câu hỏi về hiệu quả của lực lượng gìn giữ hòa bình tại Cộng hòa dân chủ Congo (MONUSCO). Bởi duy trì một lực lượng đông tới 17.000 người là rất nặng nề đối với LHQ mà lại không hoàn thành nhiệm vụ, thì quả là  phi lí».

Cũng trong cuộc họp báo, Ngoại trưởng Pháp cũng đề cập đến nhiều vấn đề khác mà dư luận quan tâm như khủng hoảng nợ công lan ra từ Hy Lạp tới nhiều quốc gia. Ông bày tỏ sự tiếc nuối khi những quyết định nhanh và hiệu quả không được đưa ra từ hồi khủng hoảng mới nhen nhóm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Pháp quan hệ với phe đối lập Syria: Phiêu lưu hay tính toán?
Pháp quan hệ với phe đối lập Syria: Phiêu lưu hay tính toán?

(VOV) - Việc chấp nhận thiết lập quan hệ ngoại giao với phe đối lập Syria được cho là bước đi đã được tính kỹ của ông Hollande.

Pháp quan hệ với phe đối lập Syria: Phiêu lưu hay tính toán?

Pháp quan hệ với phe đối lập Syria: Phiêu lưu hay tính toán?

(VOV) - Việc chấp nhận thiết lập quan hệ ngoại giao với phe đối lập Syria được cho là bước đi đã được tính kỹ của ông Hollande.

Pháp công nhận đại sứ mới của Syria
Pháp công nhận đại sứ mới của Syria

(VOV) - Pháp trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên công nhận đại sứ Syria do lực lượng đối lập đề cử.

Pháp công nhận đại sứ mới của Syria

Pháp công nhận đại sứ mới của Syria

(VOV) - Pháp trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên công nhận đại sứ Syria do lực lượng đối lập đề cử.

Nguy cơ đối đầu quân sự mới ở Trung Đông
Nguy cơ đối đầu quân sự mới ở Trung Đông

(VOV) - Các cuộc không kích liên tiếp của Israel khiến dư luận lo ngại nguy cơ một cuộc chiến tranh mới Israel - dải Gaza.

Nguy cơ đối đầu quân sự mới ở Trung Đông

Nguy cơ đối đầu quân sự mới ở Trung Đông

(VOV) - Các cuộc không kích liên tiếp của Israel khiến dư luận lo ngại nguy cơ một cuộc chiến tranh mới Israel - dải Gaza.

Pháp chuẩn bị rút quân khỏi Afghanistan
Pháp chuẩn bị rút quân khỏi Afghanistan

(VOV) - Binh sỹ Pháp sẽ rút khỏi tỉnh Kapisa từ ngày 21/11 và sẽ rút toàn bộ lực lượng trước cuối tháng 12 năm nay.

Pháp chuẩn bị rút quân khỏi Afghanistan

Pháp chuẩn bị rút quân khỏi Afghanistan

(VOV) - Binh sỹ Pháp sẽ rút khỏi tỉnh Kapisa từ ngày 21/11 và sẽ rút toàn bộ lực lượng trước cuối tháng 12 năm nay.

Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông giúp chấm dứt xung đột
Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông giúp chấm dứt xung đột

(VOV) - Ngoại trưởng Hillary Clinton tới Trung Đông với sứ mệnh giúp chấm dứt cuộc xung đột đẫm máu ở khu vực này.

Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông giúp chấm dứt xung đột

Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông giúp chấm dứt xung đột

(VOV) - Ngoại trưởng Hillary Clinton tới Trung Đông với sứ mệnh giúp chấm dứt cuộc xung đột đẫm máu ở khu vực này.