Phong trào phản đối Mỹ của người Hồi giáo tiếp tục lan rộng

(VOV) - Làn sóng phản đối thậm chí đã lan tới cả châu Âu.

Bất chấp những nỗ lực xoa dịu tình hình của Mỹ, các cuộc biểu tình chống Mỹ vẫn diễn ra và ngày một lan rộng, với mục tiêu là các biểu tượng cho sự hiện diện của Mỹ ở nước ngoài như các đại sứ quán, các trường học, những cửa hàng đồ ăn nhanh.

Cảnh sát Libya ngày 16/9 đã bắt giữ 50 người sau vụ Đại sứ Mỹ bị sát hại tại Libya tuần qua và đang xúc tiến một cuộc điều tra toàn diện.

Biểu tình trước Đại sứ quán Mỹ ở Anh (ảnhL PressTV)

Hàng loạt các cuộc biểu tình chống Mỹ đã diễn ra ở nhiều thành phố của Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ trong ngày 16/9. Nghiêm trọng nhất là tại thành phố Karachi của Pakistan. Đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình đã làm ít nhất 2 người thiệt mạng và 5 người khác bị thương. Cảnh sát đã phải sử dụng hơi cay để giải tán những người biểu tình quá khích và phong tỏa các ngả đường dẫn tới tòa lãnh sứ Mỹ tại đây.

Không chỉ dừng lại ở các quốc gia có đông tín đồ đạo Hồi, làn sóng phản đối của người Hồi giáo cũng đã lan ra nhiều nước châu Âu khác như Anh, Australia, Pháp và Bỉ.

Trong một động thái làm gia tăng căng thẳng trong thế giới hồi giáo, người đứng đầu một số tổ chức hồi giáo như Hezbollah tại Lebanon, nhóm hồi giáo có tên gọi Muttahida-e-Ulema-Ahle-Sunnat tại bang Jammu và Kashmir, Ấn Độ, hôm 16/9 cũng đã phát động các cuộc tổng biểu tình chống Mỹ và kêu gọi những người hồi giáo trên khắp thế giới tẩy chay hàng hóa Mỹ.

Phát biểu tại thành phố Srinagar, người phát ngôn tổ chức Ahle-Sunnat, ông Qazi Yasir nói: “Những người theo đạo Hồi có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Chúng ta nên hành động tập thể cùng nhau tẩy chay hàng hóa Mỹ”.

Trước tình hình trên, nhà chức trách Mỹ đã yêu cầu rút một số nhân viên không cần thiết tại một số Đại sứ quán Mỹ ở một số nước như: Tunisia, Sudan trong ngày 16/9.

Nhà chức trách Mỹ cũng đồng thời kêu gọi người dân Mỹ rời thủ đô Tunisia sau vụ Đại sứ quán Mỹ trở thành mục tiêu tấn công của người biểu tình ngày 14/9 vừa qua và đề nghị gửi thêm binh sĩ tới bảo vệ Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Khartoum của  Sudan.

Tuy nhiên, Chính phủ Sudan hôm 16/9 đã từ chối yêu cầu này của Mỹ vì cho rằng lực lượng an ninh Sudan hoàn toàn có thể kiểm soát được khu vực ngoại giao đoàn ở Khartoum và việc tăng cường lính Mỹ tới bảo vệ Đại sứ quán Mỹ là không cần thiết.

Kể từ sau vụ tấn công nhằm vào Lãnh sự quán Mỹ tại Benghazi (Libya) khiến Đại sứ Mỹ tại Libya Christopher Stevens và 3 nhân viên ngoại giao thiệt mạng, Mỹ đã triển khai các đơn vị lính thủy đánh bộ chống khủng bố tới Libya để bảo vệ Đại sứ quán tại thủ đô Tripoli, đồng thời đưa hai khu trục hạm tới gần bờ biển nước này.

Trong khi đó, ngày 16/9, Bộ trưởng Nội vụ Libya Fawzi Abdel A'al cho biết, cơ quan chức năng nước này đã bắt giữ khoảng 50 người sau vụ tấn công Lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Benghazi hồi tuần trước làm Đại sứ Stevens và ba nhân viên ngoại giao thiệt mạng. Ông này đồng thời chỉ rõ cuộc tấn công trên do người nước ngoài lên kế hoạch.

Trả lời phỏng vấn kênh truyền CBS của Mỹ, Bộ trưởng Nội vụ Libya Fawzi Abdel A'al nêu rõ: “Chúng tôi nắm rõ thông tin về những nhóm phiến quân hồi giáo đang có mặt tại Libya và chúng tôi cũng hiểu rõ ý định của chúng. Chúng tôi cũng đã có các cuộc tiếp xúc với những nhóm này và nói với họ rằng có những đường ranh giới mà họ không được phép vượt qua. Bất cứ ai vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động của mình”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ phim chống Hồi giáo nhằm gieo bất hòa giữa các tôn giáo
Bộ phim chống Hồi giáo nhằm gieo bất hòa giữa các tôn giáo

(VOV) - Bộ phim đã xúc phạm đến nhà tiên tri Hồi giáo Mohammed và gây ra các cuộc biểu tình chống Mỹ ở nhiều nước.

Bộ phim chống Hồi giáo nhằm gieo bất hòa giữa các tôn giáo

Bộ phim chống Hồi giáo nhằm gieo bất hòa giữa các tôn giáo

(VOV) - Bộ phim đã xúc phạm đến nhà tiên tri Hồi giáo Mohammed và gây ra các cuộc biểu tình chống Mỹ ở nhiều nước.

Sứ quán Mỹ bị tấn công vì một bộ phim về người Hồi giáo?
Sứ quán Mỹ bị tấn công vì một bộ phim về người Hồi giáo?

(VOV) - Nội dung cuốn phim được cho là đã xúc phạm Nhà tiên tri Mohammad của  người Hồi giáo.

Sứ quán Mỹ bị tấn công vì một bộ phim về người Hồi giáo?

Sứ quán Mỹ bị tấn công vì một bộ phim về người Hồi giáo?

(VOV) - Nội dung cuốn phim được cho là đã xúc phạm Nhà tiên tri Mohammad của  người Hồi giáo.

Liên đoàn Arab lên án bộ phim thù địch với người Hồi giáo
Liên đoàn Arab lên án bộ phim thù địch với người Hồi giáo

(VOV) - Các nước yêu cầu Chính phủ Mỹ thể hiện quan điểm rõ ràng đối với nhà làm phim nói trên.

Liên đoàn Arab lên án bộ phim thù địch với người Hồi giáo

Liên đoàn Arab lên án bộ phim thù địch với người Hồi giáo

(VOV) - Các nước yêu cầu Chính phủ Mỹ thể hiện quan điểm rõ ràng đối với nhà làm phim nói trên.

Ngăn chặn làn sóng chống Mỹ của người Hồi giáo
Ngăn chặn làn sóng chống Mỹ của người Hồi giáo

(VOV) - Mỹ và các quốc gia Trung Đông đang nỗ lực nhằm đảm bảo an ninh cho các nhân viên ngoại giao Mỹ.

Ngăn chặn làn sóng chống Mỹ của người Hồi giáo

Ngăn chặn làn sóng chống Mỹ của người Hồi giáo

(VOV) - Mỹ và các quốc gia Trung Đông đang nỗ lực nhằm đảm bảo an ninh cho các nhân viên ngoại giao Mỹ.

Google từ chối gỡ phim phê phán Hồi giáo khỏi YouTube
Google từ chối gỡ phim phê phán Hồi giáo khỏi YouTube

(VOV) - Hãng mới chỉ hạn chế việc truy cập các đoạn clip ở Ấn Độ và Indonesia.

Google từ chối gỡ phim phê phán Hồi giáo khỏi YouTube

Google từ chối gỡ phim phê phán Hồi giáo khỏi YouTube

(VOV) - Hãng mới chỉ hạn chế việc truy cập các đoạn clip ở Ấn Độ và Indonesia.

Mỹ nỗ lực ngăn làn sóng chống Mỹ tại các nước Hồi giáo
Mỹ nỗ lực ngăn làn sóng chống Mỹ tại các nước Hồi giáo

(VOV) - Bộ phim gây tranh cãi được sản xuất tại Mỹ có thể làm bùng phát làn sóng phản đối trong thế giới Hồi giáo.

Mỹ nỗ lực ngăn làn sóng chống Mỹ tại các nước Hồi giáo

Mỹ nỗ lực ngăn làn sóng chống Mỹ tại các nước Hồi giáo

(VOV) - Bộ phim gây tranh cãi được sản xuất tại Mỹ có thể làm bùng phát làn sóng phản đối trong thế giới Hồi giáo.