Ai Cập sau 1 năm cầm quyền của Tổng thống Mursi

(VOV) - Trong một năm qua, số lượng các cuộc biểu tình tăng 7 lần so với thời cựu Tổng thống Mubarak.

Hôm nay (30/6) đánh dấu tròn 1 năm Tổng thống Ai Cập Mohamed Mursi lên nắm quyền. Tuy nhiên sự kiện quan trọng này không được chào đón bằng những tiếng hò reo hay các cuộc diễu hành thể hiện sự ủng hộ đối với chính phủ Ai Cập mà thay vào đó là tâm trạng lo lắng đang bao trùm bầu không khí tại quốc gia Bắc Phi này, khi lực lượng đối lập Ai Cập cho biết sẽ  tổ chức biểu tình qui mô lớn vào ngày 30/6 và coi đây là điểm khởi đầu cho kế hoạch chấm dứt sớm hơn nhiệm kì 4 năm của Tổng thống Mursi.

Liệu ông Mursi có thể giải quyết những khó khăn mà Ai Cập đang đối mặt? (Ảnh: Reuters)


Trong tuần đầu tiên kể từ khi nhậm chức, chuyến thăm của ông Mursi tới Trung Quốc và Iran đã tạo nên một tiếng vang mới trong chính sách ngoại giao của Ai Cập. Ngay sau đó, ông Mursi tiếp tục nâng cao ảnh hưởng của Ai Cập đối với những vấn đề quan trọng tại Trung Đông thông qua vai trò hòa giải nhằm đạt được một thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Phong trào vũ trang Hồi giáo Hamas - lực lượng đang kiểm soát dải Gaza. Tuy nhiên, ngay sau đó, Tổng thống Mursi đã phải đối mặt với làn sóng chỉ trích mạnh mẽ trong nước khi bất ngờ ban hành tuyên bố hiến pháp sửa đổi nhằm thâu tóm phần còn lại là quyền tư pháp. Theo đó, các điều luật, sắc lệnh do ông ban hành được "miễn dịch" trước mọi phán quyết của tòa án.

Người đứng đầu Phong trào thanh niên mùng 6/4 Ahmed Maher cho rằng, đây là điểm khởi đầu cho sự phân cực sâu sắc cũng như làn sóng bất bình trong người dân: “Thời điểm đưa ra Tuyên bố Hiến pháp đánh dấu sự khởi đầu chia rẽ sâu sắc trong xã hội và sau đó là hàng loạt các cuộc biểu tình. Người dân bắt đầu cảm thấy chính phủ không có ý định rời bỏ quyền lực. Vì vậy, những mối lo ngại và nghi ngờ bắt đầu nảy sinh. Tuyên bố Hiến pháp cũng như việc chính quyền của ông Mursi bằng mọi cách thúc đẩy để Tuyên bố này được thông qua đã tạo nên thế đối đầu với nhiều lực lượng. Đây là sai lầm lớn. Từ tháng 12 năm ngoái đến nay, chưa có bất cứ sự ổn định nào, thậm chí một con đường để giải quyết cho sự chia rẽ cũng không có”.

Vấn đề được cho là ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Mursi trong năm qua đó là xây dựng sự đồng thuận giữa các đảng phái chính trị cũng không đạt được bất cứ kết quả nào mà thay vào đó là sự phân cực sâu sắc. Tham vọng độc chiếm quyền lực cùng quan điểm không nhượng bộ đã nhanh chóng đẩy ông Mursi và Tổ chức Anh em Hồi giáo của ông vào thế đối đầu căng thẳng với giới tư pháp, phe đối lập chính trị, các lực lượng cách mạng, thậm chí cả những đồng minh Hồi giáo từng chung hàng ngũ trước đây như Đảng Salafist Nour. Phe đối lập chỉ trích ông Mursi không đưa ra được lộ trình chi tiết cho “hòa hợp dân tộc” và đề xuất đối thoại chỉ là sự lặp lại những gì ông đã từng nói nhưng chưa bao giờ thực hiện. Lực lượng đối lập cũng chỉ trích các kế hoạch phục hồi kinh tế không “rõ ràng” thay vào đó, ông Mursi chỉ đổ lỗi cho các cuộc biểu tình và đình công.

Trong khi đó, nền kinh tế Ai Cập tiếp tục lao dốc với tỉ lệ thất nghiệp, lạm phát và tội phạm liên tục tăng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong tài khóa 2012-2013 chỉ đạt 2,2%, thấp hơn nhiều so với mức trung bình trên 7% trước thời điểm xảy ra làn sóng biểu tình lật đổ cựu Tổng thống Muarak. Những cuộc biểu tình kéo dài và bất ổn cũng khiến ngành du lịch - ngành trọng điểm của quốc gia này-bị thiệt hại nặng nề trong khi các nhà đầu tư e dè  khi có kế hoạch đầu tư vào Ai Cập.

Lên nắm quyền khi Ai Cập đang phải đối mặt với tình trạng khó khăn về kinh tế sau một thời gian dài bất ổn, Tổng thống Mursi cam kết sẽ mang lại “bộ mặt mới” cho đất nước Kim tự tháp chỉ trong 100 ngày. Nhiều người dân Ai Cập cũng hi vọng một trang mới sẽ đến sau "cuộc cách mạng lật đổ cựu Tổng thống Mubarak".

Tuy nhiên, một năm trôi qua, ông Mursi đang phải đối mặt với làn sóng bất mãn của người dân, phản đối cách thức của vị Tổng thống này đối phó với các vấn đề kinh tế, xã hội.

 Một người dân Cairo bày tỏ: “Người dân chúng tôi đang bất bình vì tình hình hiện nay tại Ai Cập. Ai Cập là một đất nước đẹp, với những nguồn tài nguyên phong phú. Những hiện giờ chúng tôi đang bị chia rẽ sâu sắc. Đây là lỗi do ai?".

Uy tín của Tổng thống Mursi ngày càng xuống dốc. Kết quả một cuộc thăm dò dư luận mới đây cho thấy, tỷ lệ ủng hộ nhà lãnh đạo này đã giảm xuống 32% trong tháng 6 so với 79% trước đây.  Hình ảnh của Ai Cập trong con mắt bạn bè quốc tế một năm qua đó là sự bất ổn với số lượng các cuộc biểu tình tại Ai Cập đã phá vỡ mọi kỷ lục, cao gấp 7 lần so với thời cựu Tổng thống Mubarak, bị lật đổ đầu năm 2011. Dù mới đi được 1/4 chặng đường trong nhiệm kỳ 4 năm làm Tổng thống, nhưng với một nền chính trị bế tắc, bất ổn an ninh lan rộng, sự phân cực sâu sắc trong xã hội cùng nền kinh tế khủng hoảng trong một năm cầm quyền, khiến vị trí của ông Mursi đang bị lung lay một cách nghiêm trọng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng thống Ai Cập bác bỏ đàm phán với những kẻ bắt cóc
Tổng thống Ai Cập bác bỏ đàm phán với những kẻ bắt cóc

(VOV) -Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi hôm qua (19/5) bác bỏ mọi cuộc đàm phán với những kẻ bắt cóc 9 quân nhân mới đây. 

Tổng thống Ai Cập bác bỏ đàm phán với những kẻ bắt cóc

Tổng thống Ai Cập bác bỏ đàm phán với những kẻ bắt cóc

(VOV) -Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi hôm qua (19/5) bác bỏ mọi cuộc đàm phán với những kẻ bắt cóc 9 quân nhân mới đây. 

Ai Cập tiếp tục căng thẳng, bạo lực bùng phát
Ai Cập tiếp tục căng thẳng, bạo lực bùng phát

(VOV) - Ít nhất 2 người chết và hàng trăm người khác bị thương do các cuộc đụng độ giữa phe ủng hộ và phản đối Tổng thống Mursi.

Ai Cập tiếp tục căng thẳng, bạo lực bùng phát

Ai Cập tiếp tục căng thẳng, bạo lực bùng phát

(VOV) - Ít nhất 2 người chết và hàng trăm người khác bị thương do các cuộc đụng độ giữa phe ủng hộ và phản đối Tổng thống Mursi.

Liệu Ai Cập có ngăn chặn được đổ máu trong sự kiện 30/6?
Liệu Ai Cập có ngăn chặn được đổ máu trong sự kiện 30/6?

(VOV) - Nếu bạo lực tái bùng phát trong sự kiện 30/6, thì đây sẽ là thảm họa khôn lường đối với Ai Cập, cả về mặt chính trị, an ninh...

Liệu Ai Cập có ngăn chặn được đổ máu trong sự kiện 30/6?

Liệu Ai Cập có ngăn chặn được đổ máu trong sự kiện 30/6?

(VOV) - Nếu bạo lực tái bùng phát trong sự kiện 30/6, thì đây sẽ là thảm họa khôn lường đối với Ai Cập, cả về mặt chính trị, an ninh...

Ai Cập đối mặt các cuộc biểu tình quy mô lớn vào ngày 30/6
Ai Cập đối mặt các cuộc biểu tình quy mô lớn vào ngày 30/6

(VOV) -Thế đối đầu căng thẳng hiện nay đang có nguy cơ đẩy Ai Cập vào vòng xoáy bạo lực mới và bất ổn kéo dài.

Ai Cập đối mặt các cuộc biểu tình quy mô lớn vào ngày 30/6

Ai Cập đối mặt các cuộc biểu tình quy mô lớn vào ngày 30/6

(VOV) -Thế đối đầu căng thẳng hiện nay đang có nguy cơ đẩy Ai Cập vào vòng xoáy bạo lực mới và bất ổn kéo dài.

Tổng thống Ai Cập thỏa hiệp về việc thanh lọc khối tư pháp
Tổng thống Ai Cập thỏa hiệp về việc thanh lọc khối tư pháp

(VOV) -Tổng thống Mohamed Morsi hoan nghênh đề xuất về hội nghị pháp lý trên và sẽ bắt đầu phiên họp trù bị tại Phủ Tổng thống vào tuần sau...

Tổng thống Ai Cập thỏa hiệp về việc thanh lọc khối tư pháp

Tổng thống Ai Cập thỏa hiệp về việc thanh lọc khối tư pháp

(VOV) -Tổng thống Mohamed Morsi hoan nghênh đề xuất về hội nghị pháp lý trên và sẽ bắt đầu phiên họp trù bị tại Phủ Tổng thống vào tuần sau...

Tổng thống Ai Cập thừa nhận mình sai lầm
Tổng thống Ai Cập thừa nhận mình sai lầm

(VOV) - Vài giờ sau 1 cuộc biểu tình gây chết người, Tổng thống Mursi lên truyền hình thừa nhận sai lầm trong quá trình cầm quyền.

Tổng thống Ai Cập thừa nhận mình sai lầm

Tổng thống Ai Cập thừa nhận mình sai lầm

(VOV) - Vài giờ sau 1 cuộc biểu tình gây chết người, Tổng thống Mursi lên truyền hình thừa nhận sai lầm trong quá trình cầm quyền.

Một sinh viên Mỹ thiệt mạng trong biểu tình bạo lực ở Ai Cập
Một sinh viên Mỹ thiệt mạng trong biểu tình bạo lực ở Ai Cập

(VOV) - Sinh viên người Mỹ đã bị đâm chết khi những người biểu tình xông vào văn phòng của Tổ chức Anh em Hồi giáo ở Alexandria.

Một sinh viên Mỹ thiệt mạng trong biểu tình bạo lực ở Ai Cập

Một sinh viên Mỹ thiệt mạng trong biểu tình bạo lực ở Ai Cập

(VOV) - Sinh viên người Mỹ đã bị đâm chết khi những người biểu tình xông vào văn phòng của Tổ chức Anh em Hồi giáo ở Alexandria.

Ai Cập: Biểu tình và bạo lực tiếp diễn, căng thẳng gia tăng
Ai Cập: Biểu tình và bạo lực tiếp diễn, căng thẳng gia tăng

(VOV) - Alexandria là nơi đã xảy ra các cuộc đụng độ đẫm máu nhất giữa những người ủng hộ và chống đối Tổng thống Mursi.

Ai Cập: Biểu tình và bạo lực tiếp diễn, căng thẳng gia tăng

Ai Cập: Biểu tình và bạo lực tiếp diễn, căng thẳng gia tăng

(VOV) - Alexandria là nơi đã xảy ra các cuộc đụng độ đẫm máu nhất giữa những người ủng hộ và chống đối Tổng thống Mursi.

Khủng hoảng chính trị Ai Cập: Quân đội bất ngờ vào cuộc
Khủng hoảng chính trị Ai Cập: Quân đội bất ngờ vào cuộc

(VOV) - Tổng thống Ai Cập bất ngờ có cuộc gặp Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ai Cập.

Khủng hoảng chính trị Ai Cập: Quân đội bất ngờ vào cuộc

Khủng hoảng chính trị Ai Cập: Quân đội bất ngờ vào cuộc

(VOV) - Tổng thống Ai Cập bất ngờ có cuộc gặp Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ai Cập.