Bán đảo Triều Tiên bên "miệng hố" chiến tranh

(VOV) - Một cuộc chiến có thể xảy ra với sự can dự trực tiếp hoặc gián tiếp của các nước lớn như Mỹ và Trung Quốc.

Vào đầu tuần này, CHDCND Triều Tiên đã tuyên bố cắt đứt đường dây nóng giữa hai miền Triều Tiên và hủy bỏ hiệp định đình chiến với Hàn Quốc, đồng thời đe dọa tiến hành các đòn tấn công phủ đầu để phản đối nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) về việc tăng cường trừng phạt đối với nước này và các cuộc tập trận chung giữa Hàn Quốc và Mỹ. Seoul và Washington đã đáp lại bằng những lời lẽ cứng rắn, đồng thời cảnh báo Bình Nhưỡng về nguy cơ “tự diệt vong”. Những động thái này đã khiến cho tình hình trên bán đảo Triều Tiên rơi vào tình trạng căng thẳng hơn bao giờ hết trong suốt hơn nửa thế kỷ qua.

Căng thẳng như dây đàn

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên bắt đầu gia tăng mạnh mẽ kể từ sau khi CHDCND Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 3 ngày 12/2. Gần một tháng sau đó, ngày 7/3, HĐBA đã thông qua Nghị quyết 2094 về việc tăng cường trừng phạt Triều Tiên.


Tên lửa Triều Tiên được phóng đi trong một cuộc tập trận bắn đạn thật (Ảnh: KCNA)

Trước đó, Bình Nhưỡng đã dọa sẽ tấn công “hạt nhân phủ đầu” nhằm vào các lực lượng thù địch. Bộ Ngoại giao Triều Tiên khẳng định: "Để đảm bảo lợi ích cao nhất của quốc gia và đối phó với cuộc chiến tranh hạt nhân do Mỹ đứng đầu, chúng ta sẽ thực thi quyền tiến hành các cuộc tấn công phủ đầu sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả các thế lực thù địch".

Không chỉ dừng lại ở những lời cảnh báo, ngay sau khi Hàn Quốc và Mỹ khởi động cuộc tập trận “Giải pháp then chốt”, ngày 11/3, CHDCND Triều Tiên đã tuyên bố hủy bỏ Hiệp định đình chiến ký vào cuối cuộc Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953. Bên cạnh đó, Bình Nhưỡng cũng cắt đường dây nóng quân sự với Seoul, vốn được thiết lập để giải quyết các sự cố xảy ra tại khu phi quân sự ở biên giới với Hàn Quốc.

Tờ “Rodong Sinmun”, cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên, đưa tin hiệp định đình chiến này "hoàn toàn bị hủy bỏ kể từ ngày hôm nay (11/3)” và “vũ khí của Triều Tiên đã được đưa vào vị trí sẵn sàng chiến đấu”. Bài báo có đoạn viết: “Giờ là thời điểm cho trận chiến cuối cùng” và “không ai có thể dự đoán được” điều gì có thể xảy ra tại khu vực này.

Hiệp định không xâm lược lẫn nhau được hai miền Triều Tiên ký vào năm 1991 nhằm giải quyết hòa bình các bất đồng và tránh nguy cơ xảy ra các cuộc đụng độ quân sự. Đường dây nóng giữa hai miền được thiết lập vào năm 1971, và kể từ đó đến nay, Triều Tiên đã 5 lần ngừng tuyến liên lạc này, trong đó lần gần đây nhất là vào năm 2010.

Cũng trong ngày 11/3, theo Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA), nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tới thăm thăm biệt đội phòng thủ trên đảo Wolnae và đơn vị pháo tầm xa 641 của Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA) gần đảo Baengnyeong ở khu vực biên giới với Hàn Quốc. Phát biểu trong chuyến thăm, nhà lãnh đạo Triều Tiên kêu gọi các đơn vị quân đội sử dụng "các đòn tấn công hỏa lực không thương tiếc nếu kẻ thù có hành động khiêu khích".

Phản ứng trước các động thái trên của Triều Tiên, ngày 8/3, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye tuyên bố sẽ “xử lý cứng rắn” đối với những hành động khiêu khích của CHDCND Triều Tiên trong tương lai, đồng thời cảnh báo Bình Nhưỡng về sự "tự diệt vong". Phát biểu trước các sĩ quan quân đội Hàn Quốc, bà Park nhận định tình hình an ninh trên bán đảo Triều Tiên hiện nay “rất nghiêm trọng”, đồng thời cảnh báo “bất cứ quốc gia nào đều đứng trước nguy cơ tự diệt vong nếu phớt lờ nhu cầu của người dân mà chỉ tập trung vào sức mạnh quân sự”. Tuy nhiên, Tổng thống Park nhấn mạnh nếu Triều Tiên tìm cách thay đổi, Hàn Quốc sẵn sàng nỗ lực khôi phục lòng tin.

Trong khi đó, phát biểu với báo giới, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-seok cảnh báo Triều Tiên sẽ “biến khỏi trái đất” nếu tiến hành tấn công Hàn Quốc bằng vũ khí hạt nhân. Theo người phát ngôn này, Hàn Quốc đã tăng cường kiểm soát biên giới và sẵn sàng “đáp trả ngay lập tức” nếu bị tấn công.

Về phần mình, Mỹ - đồng minh thân cận của Hàn Quốc, khẳng định “phát ngôn gây hấn” của Triều Tiên sẽ làm gia tăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland nói: “Phát ngôn gây hấn kiểu như vậy, những hành động kiểu như vậy, không những không cải thiện được tình hình của người dân Triều Tiên, không thể chấm dứt sự cô lập. Những hành động, phát ngôn như vậy chỉ làm gia tăng căng thẳng. Thật vô cùng đáng tiếc”.

Sẽ xảy ra chiến tranh liên Triều?

Theo giới phân tích, sở dĩ Triều Tiên có các động thái trên là nhằm củng cố lòng trung thành của người dân và quân đội với nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un, đồng thời gây áp lực buộc Mỹ và Hàn Quốc phải đưa ra những nhượng bộ có lợi cho nước này như viện trợ lương thực-thực phẩm, cam kết đảm bảo về an ninh hay thừa nhận Triều Tiên là một cường quốc hạt nhân. Chuyên gia về Triều Tiên Daniel Pinkston thuộc Nhóm Khủng hoảng Quốc tế cho rằng đây là một phần của chính sách "bên miệng hố chiến tranh" của Bình Nhưỡng.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng từ trong sâu thẳm, có lẽ CHDCND Triều Tiên không muốn lao vào một cuộc chiến tranh thực sự với Hàn Quốc – nước vẫn nhận được cam kết bảo đảm về an ninh từ Mỹ. Nhà phân tích Hong Hyun-ik thuộc viện nghiên cứu tư nhân Sejong ở Hàn Quốc cho rằng với việc Khu Công nghiệp Keasong vẫn hoạt động bình thường, tuyên bố cắt đứt đường dây liên lạc quân sự liên Triều của Triều Tiên chỉ mang tính biểu tượng.    

Về phần mình, Hàn Quốc lo ngại nếu xảy ra, một cuộc chiến tổng lực với Triều Tiên sẽ gây ra những hậu quả khôn lường nên vẫn tiếp tục các nỗ lực nhằm giữ tình hình nằm trong tầm kiểm soát. Hôm 12/3, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho rằng Bình Nhưỡng không thể đơn phương hủy bỏ hiệp định đình chiến liên Triều. Phát biểu tại cuộc họp báo ngắn ở Seoul, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Cho Tai-young nhấn mạnh: "Thỏa thuận này không thể bị đơn phương cho là vô giá trị hay chấm dứt”.

Một ngày sau đó, bà Kim Hain, người phát ngôn Phủ Tổng thống Hàn Quốc, khẳng định Seoul vẫn duy trì đường dây nóng quân sự với Bình Nhưỡng. Phát biểu với báo giới, bà Kim nói: “Hiện tại, đường dây liên lạc điện thoại quân sự trực tiếp giữa hai miền vẫn được duy trì hoạt động bình thường. Trong trường hợp cần thiết, chúng tôi sẽ thông báo với phía Triều Tiên qua đường điện thoại này”.

Mỹ kêu gọi Triều Tiên từ bỏ hạt nhân (Ảnh AP)

Đối với Mỹ, Washington cũng không mong muốn cuộc chiến tranh liên Triều xảy ra vào thời điểm này, khi mà Quốc hội liên tục gây sức ép đòi Chính phủ Mỹ phải cắt giảm ngân sách và khả năng phục hồi kinh tế của nước này vẫn chưa rõ ràng. Trong chuyến công du tới Trung Đông vào đầu tháng này, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã bày tỏ hy vọng rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ tham gia vào "các cuộc đối thoại, đàm phán hợp pháp". Triển vọng về một cuộc đàm phán như vậy đang mở ra sau chuyến thăm Triều Tiên của cựu ngôi sao bóng rổ NBA Dennis Rodman. Rodman dẫn lời nhà lãnh đạo Triều Tiên phát biểu trong cuộc gặp với mình rằng ông muốn một cuộc gọi điện thoại từ Tổng thống Barack Obama.

Mặc dù vậy, trong bối cảnh tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên vẫn liên tục gia tăng, giới phân tích không loại trừ khả năng Triều Tiên sẽ tiến hành các cuộc tấn công quân sự vào một mục tiêu nào đó của Hàn Quốc bởi vì, hôm 5/3, Bộ tư lệnh Tối cao quân đội Triều Tiên đã cảnh báo Triều Tiên "sẽ thực hiện một cuộc tấn công công lý vào bất kỳ một mục tiêu nào tại bất kỳ một thời điểm nào tùy ý".

Phát biểu tại một cuộc điều trần trước Ủy ban tình báo Thượng viện Mỹ hôm 12/3, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ (DNI) James Clapper cảnh báo Triều Tiên có thể tiến hành các cuộc tấn công quân sự có giới hạn nhằm vào các quốc gia láng giềng mà không thông báo trước như đã từng thực hiện đối với Hàn Quốc vào năm 2010.

Theo các chuyên gia phân tích, nếu tấn công Hàn Quốc, Triều Tiên có thể sẽ thực hiện hành động này sau khi các cuộc tập trận chung Hàn-Mỹ, dự kiến sẽ kéo dài đến cuối tháng 4/2013, kết thúc. Tuy nhiên, Seoul có thể sẽ trả đũa quyết liệt. Điều này có thể dẫn tới khả năng một cuộc đụng độ nhỏ có thể sẽ trở thành một cuộc chiến lớn trên bán đảo Triều Tiên, với sự can dự trực tiếp hoặc gián tiếp của các nước lớn như Mỹ và Trung Quốc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Căng thẳng tiếp tục gia tăng trên bán đảo Triều Tiên
Căng thẳng tiếp tục gia tăng trên bán đảo Triều Tiên

(VOV) - Để giải quyết căng thẳng đòi hỏi sự bình tĩnh và kiềm chế khôn ngoan của các bên liên quan.

Căng thẳng tiếp tục gia tăng trên bán đảo Triều Tiên

Căng thẳng tiếp tục gia tăng trên bán đảo Triều Tiên

(VOV) - Để giải quyết căng thẳng đòi hỏi sự bình tĩnh và kiềm chế khôn ngoan của các bên liên quan.

Tại sao Triều Tiên ngày càng “cứng rắn”?
Tại sao Triều Tiên ngày càng “cứng rắn”?

(VOV) -Theo các nhà phân tích, chìa khóa cho việc giải tỏa căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang nằm trong tay Mỹ và Triều Tiên.

Tại sao Triều Tiên ngày càng “cứng rắn”?

Tại sao Triều Tiên ngày càng “cứng rắn”?

(VOV) -Theo các nhà phân tích, chìa khóa cho việc giải tỏa căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang nằm trong tay Mỹ và Triều Tiên.

Triều Tiên tuyên bố vô hiệu hóa Hiệp định đình chiến
Triều Tiên tuyên bố vô hiệu hóa Hiệp định đình chiến

(VOV) - Triều Tiên cho rằng, Mỹ - Hàn tập trận chung ngày 11/3 là hành động vi phạm Hiệp định đình chiến.

Triều Tiên tuyên bố vô hiệu hóa Hiệp định đình chiến

Triều Tiên tuyên bố vô hiệu hóa Hiệp định đình chiến

(VOV) - Triều Tiên cho rằng, Mỹ - Hàn tập trận chung ngày 11/3 là hành động vi phạm Hiệp định đình chiến.

Căng thẳng tiếp diễn trên bán đảo Triều Tiên
Căng thẳng tiếp diễn trên bán đảo Triều Tiên

(VOV) -Theo giới phân tích, việc Triều Tiên tuyên bố hủy bỏ Hiệp định đình chiến làm gia tăng nguy cơ đụng độ tại khu vực này.

Căng thẳng tiếp diễn trên bán đảo Triều Tiên

Căng thẳng tiếp diễn trên bán đảo Triều Tiên

(VOV) -Theo giới phân tích, việc Triều Tiên tuyên bố hủy bỏ Hiệp định đình chiến làm gia tăng nguy cơ đụng độ tại khu vực này.

"Triều Tiên không thể hủy bỏ Hiệp định đình chiến"
"Triều Tiên không thể hủy bỏ Hiệp định đình chiến"

(VOV) -Đây là khẳng định của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Cho Tai Young. .

"Triều Tiên không thể hủy bỏ Hiệp định đình chiến"

"Triều Tiên không thể hủy bỏ Hiệp định đình chiến"

(VOV) -Đây là khẳng định của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Cho Tai Young. .

Mỹ cảnh báo Triều Tiên sẵn sàng tấn công bất ngờ
Mỹ cảnh báo Triều Tiên sẵn sàng tấn công bất ngờ

Quân đội Triều Tiên được cho là đang sẵn sàng tiến hành các cuộc tấn công có giới hạn mà không cảnh báo trước.

Mỹ cảnh báo Triều Tiên sẵn sàng tấn công bất ngờ

Mỹ cảnh báo Triều Tiên sẵn sàng tấn công bất ngờ

Quân đội Triều Tiên được cho là đang sẵn sàng tiến hành các cuộc tấn công có giới hạn mà không cảnh báo trước.

Trung Quốc kêu gọi giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên
Trung Quốc kêu gọi giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên

(VOV) -Bà Hoa Xuân Doanh: “Trung Quốc hi vọng tất cả các bên liên quan có thể tiếp tục đối thoại tìm ra một biện pháp hiệu quả”.

Trung Quốc kêu gọi giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên

Trung Quốc kêu gọi giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên

(VOV) -Bà Hoa Xuân Doanh: “Trung Quốc hi vọng tất cả các bên liên quan có thể tiếp tục đối thoại tìm ra một biện pháp hiệu quả”.

Triều Tiên: Những hoạt động quân sự dồn dập
Triều Tiên: Những hoạt động quân sự dồn dập

(VOV) - Lực lượng vũ trang Triều Tiên tỏ ra sẵn sàng nghênh chiến hơn lúc nào hết trong bối cảnh bán đảo Triều Tiên nóng lên từng giờ.

Triều Tiên: Những hoạt động quân sự dồn dập

Triều Tiên: Những hoạt động quân sự dồn dập

(VOV) - Lực lượng vũ trang Triều Tiên tỏ ra sẵn sàng nghênh chiến hơn lúc nào hết trong bối cảnh bán đảo Triều Tiên nóng lên từng giờ.