Bầu cử giữa kỳ Mỹ: Cuộc chiến khốc liệt giữa phe Dân chủ và Cộng hòa

VOV.VN - Cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ sẽ góp phần làm thay đổi bộ mặt nước Mỹ và định hình “quỹ đạo chính trị” của nước này trong 2 năm tới.

Phép thử đối với chính sách của ông Trump

Ngày 6/11, các cử tri sẽ phải đưa ra quyết định nên tiếp tục ủng hộ hay hạn chế vai trò của Tổng thống Donald Trump và đảng Cộng hòa sau 2 năm ông Trump lên nắm quyền với nhiều thay đổi về mặt hiến pháp và chính sách đối ngoại. Theo cuộc thăm dò mới nhất của CNN, đảng Dân chủ tiếp tục giành ưu thế dẫn đầu trước Đảng Cộng hòa về tỉ lệ ủng hộ của các cử tri. Thống kê cho thấy, Đảng Dân chủ nhận được 55% số phiếu ủng hộ, trong khi Đảng Cộng hòa nhận được 42% số phiếu trong cuộc thăm dò hồi tháng 10/2018.

Ông Donald Trump trong sự kiện vận động bầu cử vào ngày 5/11 theo giờ Mỹ. Ảnh: Reuters.

Cuộc bầu cử giữa kỳ được coi là cuộc trưng cầu ý dân về hoạt động và chính sách của Tổng thống Donald Trump. Nếu đảng Cộng hòa của ông duy trì được đa số ghế trong Quốc hội thì đó là dấu hiệu cho thấy ông Trump đang thực hiện tốt công việc của mình, ngược lại nếu đảng Dân chủ được đa số tại Hạ viện hoặc Thượng viện, thậm chí là ở cả hai viện, khi đó quyền lực của Tổng thống sẽ bị hạn chế và cần phải đưa ra những điều chỉnh.

Lịch sử cho thấy, trong số 21 cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ được tổ chức kể từ năm 1934, Đảng của Tổng thống chỉ giành chiến thắng tại Hạ viện 3 lần và tại Thượng viện 5 lần.

Tỷ lệ ủng hộ Tổng thống được coi là thước đo để đánh giá hoạt động của Đảng mà họ thuộc về. Nhưng hiện tại, ông Trump đang nhận được sự ủng hộ thấp kể từ khi lên nắm quyền, khoảng 40 đến 45%. Điều này cho thấy một bất lợi của Đảng Cộng hòa.

Lần đầu tiên có cơ hội đánh giá hoạt động của Tổng thống Donald Trump, các cử tri có thể hài lòng với nền kinh tế đã có những tiến bộ vượt bậc và một vị Tổng thống đã thực hiện được nhiều cam kết mà ông đưa ra trong chiến dịch tranh cử.

Tuy nhiên, cũng có nhiều chính sách của ông Trump gây bất bình đối với các cử tri, chẳng hạn như việc lợi dụng sự ủng hộ của Đảng Cộng hòa, ông Trump đã khiến Toà án Tối cao trở nên bảo thủ hơn thông qua việc bổ nhiệm 2 vị thẩm phán Neil Gorsuch và Brett Kavanaugh, hay việc chia tách trẻ em trong các gia đình nhập cư bất hợp pháp khỏi cha mẹ mình vào tháng 6 vừa qua. Vụ xả súng ở Pittsburgh và hàng loạt vụ gửi bom thư tới các thành viên đảng Dân chủ, đã đặt Trump vào thế bí, bởi có nhiều lời chỉ trích rằng ông đã sử dụng ngôn từ kích động môi trường chính trị tiêu cực tại Mỹ.

Trump và Obama công kích lẫn nhau

Trong những ngày trước cuộc bầu cử, có nhiều dự cảm về việc Tổng thống Donald Trump đang vận hành một chiến dịch tranh cử đối lập với người tiền nhiệm Barack Obama. Mười năm trước đây, trong bài diễn văn về chiến thắng lịch sử sau cuộc bầu cử Tổng thống, tại Grant Park ở Chicago, bang Illinois tháng 11/2008, ông Obama đã nêu cao hy vọng về tương lai của nước Mỹ, cho đây là “liều thuốc giải độc” với những gì mà ông mô tả “như xung lực đen tối” mà người tiền nhiệm tạo ra, đồng thời cảnh báo Mỹ đang ở ngã tư đường. Và giờ Tổng thống Donald Trump cũng đang đi nước cờ tương tự.

Phát biểu với những người ủng hộ tại Belgrade, Montana, ông Trump cho biết: “Quốc hội do đảng Cộng hòa kiểm soát sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm và ít tội phạm. Trái lại Quốc hội do đảng Dân chủ kiểm soát sẽ dẫn đến tình trạng thiếu việc làm và gia tăng tỷ lệ tội phạm. Rất đơn giản”.  Theo ông Trump, Đảng Cộng hòa đang ở một vị thế tốt trước cuộc bầu cử quốc hội, với các con số ấn tượng về tăng trưởng việc làm, cho thấy sự bùng nổ về kinh tế. Trong phát biểu của mình ông Trump cũng công kích bà Stacey Abrams, đảng viên Dân chủ được ông Obama ủng hộ đang chạy đua trở thành nữ thống đốc da màu đầu tiên của Mỹ.

Còn tại thành phố Gary, bang Indiana, cựu Tổng thống Barack Obama bóng gió trước cử tri về mối đe dọa do người kế nhiệm mang lại và lên tiếng bênh vực Đảng Dân chủ: “Trong những tuần trước bầu cử, chúng ta đã chứng kiến những nỗ lực lặp đi lặp lại nhằm chia rẽ nước Mỹ. Tin tốt lành là tại bang Indiana, khi bỏ phiếu, bạn có thể loại bỏ được những nỗ lực này. Khi bỏ phiếu, bạn có thể kiểm soát được hành vi xấu, chọn hy vọng thay vì sợ hãi”.

Hiện tại, các nghị sỹ Đảng Dân chủ đang gia tăng hy vọng rằng họ có thể kiểm soát cả hai viện Quốc hội lần đầu tiên trong 8 năm qua. Con đường đi tới quyền lực của họ là giành sự ủng hộ tại những khu vực mà Tổng thống Trump có ít tầm ảnh hưởng. Có lẽ cuộc đua khốc liệt nhất sẽ diễn ra ở các vùng ngoại ô, nơi ngày càng nhiều nhiều cử tri không thích cách lãnh đạo của ông Trump, bất chấp tăng trưởng kinh tế.

Kịch bản thay đổi quyền lực

Kịch bản nhiều khả năng sẽ xảy ra nhất được các tổ chức thăm dò dư luận và các chuyên gia cùng nhất trí, là đảng Dân chủ sẽ giành chiến thắng sít sao tại Hạ viện và đảng Cộng hòa sẽ nắm hơn được vài ghế tại Thượng viện. Tuy nhiên, kịch bản như vậy sẽ tạo ra mối đe dọa đáng kể đối với Nhà Trắng vì điều đó sẽ trao quyền cho chủ tịch của Ủy ban quốc gia Đảng Dân chủ (DNC) yêu cầu Nhà Trắng giải trình mọi vấn đề từ bản khai thuế thu nhập cá nhân của Tổng thống Donald Trump đến các hợp đồng kinh doanh của ông cũng như những bê bối, lùm xùm trong các cơ quan chính phủ.

Hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát sẽ là nơi tiếp nhận và lắng nghe mọi ý kiến trái chiều, trong đó có cả các thông tin về cuộc điều tra cáo buộc Nga can thiệp cuộc bầu cử Mỹ năm 2016. Trong trường hợp cố vấn Robert Mueller – người dẫn đầu cuộc điều tra phát hiện ra sai phạm (nếu có) của Tổng thống Donald Trump và đội ngũ tranh cử của ông thì về mặt lý thuyết, điều này sẽ giúp phe đối lập trong quốc hội có quyền được thúc đẩy tiến trình luận tội Tổng thống. Tuy nhiên, nếu Đảng Cộng hòa vẫn kiểm soát Thượng viện thì bất cứ tiến trình tố tụng nào tại Hạ viện cũng không có khả năng dẫn đến việc xét xử Tổng thống và khiến ông phải từ chức, trừ trường hợp các cáo buộc là đặc biệt nghiêm trọng.

Nếu đảng Dân chủ kích hoạt một "làn sóng xanh" quét sạch đối thủ truyền thống của họ tại Thượng viện cũng như Hạ viện, sẽ có những câu hỏi được đặt ra về chiến lược vận động của Tổng thống Trump cũng như liệu việc này có thể dẫn đến một thảm họa lớn hơn trong chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 2020.

Trong trường hợp đảng Cộng hòa bám trụ tại Hạ viện và giành quyền kiểm soát Thượng viện, Tổng thống Trump có thể tiếp tục theo đuổi đường lối lãnh đạo cứng rắn của ông và công kích mạnh mẽ các đối thủ. Điều này cũng sẽ giúp ông tăng cường quyền lực trong việc kiềm chế những nhân vật có ảnh hưởng trong nội các. Khi đó, danh tiếng của vị Tổng thống thứ 45 này vẫn được giữ nguyên, trong khi đảng Dân chủ một lần nữa thất bại và tiếp tục đưa ra những lời chỉ trích với chính sách của ông./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ảnh: Cử tri Mỹ đi bỏ phiếu sớm bầu cử giữa nhiệm kỳ 2018
Ảnh: Cử tri Mỹ đi bỏ phiếu sớm bầu cử giữa nhiệm kỳ 2018

VOV.VN - Mặc dù 6/11 mới là ngày diễn ra cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2018, nhưng rất nhiều cử tri đã đi bỏ phiếu sớm trên cả nước từ cuối tháng 10.

Ảnh: Cử tri Mỹ đi bỏ phiếu sớm bầu cử giữa nhiệm kỳ 2018

Ảnh: Cử tri Mỹ đi bỏ phiếu sớm bầu cử giữa nhiệm kỳ 2018

VOV.VN - Mặc dù 6/11 mới là ngày diễn ra cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2018, nhưng rất nhiều cử tri đã đi bỏ phiếu sớm trên cả nước từ cuối tháng 10.

Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2018 ở Mỹ diễn ra như thế nào?
Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2018 ở Mỹ diễn ra như thế nào?

VOV.VN - Hai năm sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, các cử tri Mỹ lại tiếp tục đi bỏ phiếu một lần nữa vào ngày 6/11 trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ.

Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2018 ở Mỹ diễn ra như thế nào?

Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2018 ở Mỹ diễn ra như thế nào?

VOV.VN - Hai năm sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, các cử tri Mỹ lại tiếp tục đi bỏ phiếu một lần nữa vào ngày 6/11 trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ.

Ảnh: Không khí "căng như dây đàn" trước bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ
Ảnh: Không khí "căng như dây đàn" trước bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ

VOV.VN - Không khí của cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ trở nên “nóng” hơn bao giờ hết trong những ngày bỏ phiếu cuối cùng.

Ảnh: Không khí "căng như dây đàn" trước bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ

Ảnh: Không khí "căng như dây đàn" trước bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ

VOV.VN - Không khí của cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ trở nên “nóng” hơn bao giờ hết trong những ngày bỏ phiếu cuối cùng.

Hàng chục triệu cử tri Mỹ đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ
Hàng chục triệu cử tri Mỹ đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ

VOV.VN - Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu năm nay có thể lên tới 45%, cao nhất trong vòng 50 năm qua.

Hàng chục triệu cử tri Mỹ đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ

Hàng chục triệu cử tri Mỹ đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ

VOV.VN - Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu năm nay có thể lên tới 45%, cao nhất trong vòng 50 năm qua.