Châu Âu kêu gọi hành động để tránh thảm họa chìm tàu

VOV.VN -Dư luận châu Âu đang kêu gọi lãnh đạo các quốc gia của EU phải hành động khẩn cấp để tránh các thảm họa nhân đạo

Các Ngoại trưởng châu Âu sẽ có phiên họp khẩn cấp ngay chiều nay, vào lúc 15h00 giờ địa phương để bàn các biện pháp ứng cứu. Một Hội nghị cấp cao bất thường của các nhà lãnh đạo châu Âu cũng dự kiến sẽ được tổ chức trong vài ngày tới nhằm bàn thảo vấn đề nhập cư trái phép vào châu Âu cũng như đưa ra các biện pháp nhằm ngăn chặn những thảm họa tương tự tái diễn trong tương lai trên biển Địa Trung Hải.

Theo thống kê, chỉ trong năm 2014, đã có 3.400 người bỏ mạng trên biển Địa Trung Hải khi cố tình nhập cư trái phép vào châu Âu trên những con thuyền thiếu thốn. Số người bỏ mạng này đã tăng một cách đáng sợ trong năm 2015 khi tính từ tháng 1/2015 đến nay, đã có khoảng 1.500 người thiệt mạng trên biển. Vụ chìm tàu đêm thứ Bảy, rạng sáng Chủ nhật vừa qua ở bờ biển gần đảo Sicily của Ý là bi kịch lớn nhất trong lịch sử các tai nạn hàng hải ở Địa Trung Hải.

Anh Benjamin, người Pháp trả lời phỏng vấn VOV
Tính đến thời điểm này, số người thiệt mạng tăng lên từng giờ. Mới chỉ có 28 người được cứu sống và con số người chết được dự tính là trên 700 người, thậm chí có nguồn tin cho rằng có thể lên tới 900 người. Đây được coi là một thảm họa nhân đạo ghê gớm ngay ở cửa ngõ châu Âu.

Thảm họa này khiến dư luận châu Âu rúng động. Báo chí và người dân châu Âu đang chỉ trích gay gắt các chính phủ thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã quá vô trách nhiệm và thiếu các chính sách hiệu quả trong việc ứng phó với làn sóng nhập cư trái phép này. Theo tính toán của Brussels, trong 2 năm qua, mỗi năm có khoảng 20-25.000 người nhập cư trái phép cố gắng đặt chân lên đất châu Âu nhưng chưa khi nào số người thiệt mạng vì chìm tàu lên cao như hiện nay.

Ông Mario, một người Pháp gốc Italia bày tỏ cảm thông với người nhập cư
Là một người Pháp gốc Italia, ông Mario bày tỏ sự cảm thông với những người nhập cư và cho rằng cần tổ chức tốt các trung tâm đón tiếp người nhập cư. Ông  Marion nói:  «Tôi cho rằng các trung tâm đón tiếp của châu Âu dành cho người nhập cư cần được xây dựng và củng cố hơn để đón những người nhập cư, không chỉ phía Italia mà cả phía đông Âu như Ba Lan, Hy Lạp. Số lượng người nhập cư giờ ngày càng lớn, thành từng đoàn đông, chứ không chỉ vài chục người như trước đây. Tôi cũng là người nhập cư nên hiểu những khó khăn của họ.

Cần có những biện pháp để giải quyết vấn đề, giải quyết ngay từ những bước ban đầu, hoặc yêu cầu họ đừng nhập cư trái phép bằng những con tàu không an toàn, hay tạo cho họ những điều kiện đón tiếp tốt từ đầu, thì sẽ không còn xảy ra thảm kịch như lần này».

Những chỉ trích gay gắt nhất nhằm vào sự vô trách nhiệm, thậm chí bị coi là thờ ơ với sinh mạng người nhập cư, của các lãnh đạo EU. Cuối năm 2014, EU đã đưa vào thực thi chương trình “Triton” nhằm giám sát biên giới trên biển của EU. Chương trình này thay thế chương trình “Mare Nostrum” đang hoạt động rất hiệu quả của Italy nhưng ngân sách bị cắt giảm chỉ còn 1/3, ở mức 2,9 triệu euro/tháng với số lượng phương tiện rất hạn chế là 2 máy bay, 1 trực thăng, 6 tàu biển và 75 nhân viên. Trong khi đó, chương trình “Mare Nostrum” (Biển của chúng ta) mà Italy thực thi trước đó có ngân sách hoạt động 9 triệu euro/tháng, với hơn chục tàu cứu hộ và 900 nhân viên. Trong thời gian hoạt động, Mare Nostrum đã cứu được 588 vụ chìm tàu và đưa được hơn 120.000 người vào đất liền.

Lý lẽ mà EU đặt ra khi áp dụng chương trình “Triton” là nếu cứu hộ quá đông đảo thì chỉ càng khuyến khích dân nhập cư trái phép. Chính lập luận này bị coi là một “tội ác” mà giờ đây, sau bi kịch chìm tàu cuối tuần qua, các nước châu Âu buộc phải ngồi lại để sửa chữa.

Tuy nhiên, theo anh Benjamin người Pháp, thì không ít người dân châu Âu nói chung và người Pháp nói riêng mong muốn giảm bớt và kiểm soát số người nhập cư, bởi cộng đồng nhập cư góp phần gây bất ổn và gây tình trạng thất nghiệp cao. Anh Benjamin nói: «Từ thảm kịch này rõ ràng châu Âu phải làm điều gì đó, có hai giải pháp. Trước hết phải có những kiểm soát đường biển để tránh những con tàu nhập cư trái phép không thể ồ ạt cập cảng châu Âu. Thứ hai là phải quản lý những người nhập cư trái phép như vậy vào châu âu ngày càng nhiều, có rất nhiều người trong số đó không ý thức được việc nhập cư trái phép.

Ngoài ra cũng cần có các giải pháp chính trị, châu Âu hỗ trợ các nước như Libya trong việc đảm bảo cuộc sống cho người dân tại đó. Bởi làn sóng nhập cư quá đông dẫn đến tình trạng thất nghiệp gia tăng kỷ lục do số người nhập cư đông dĩ nhiên là điều mà người dân châu Âu chúng tôi không mong muốn»./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Italia cứu 1.500 người nhập cư trên biển
Italia cứu 1.500 người nhập cư trên biển

VOV.VN - Ngày 5/4, Hải quân và lực lượng bảo vệ bờ biển Italia đã cứu được 1.500 người nhập cư trái phép đi trên 5 con tàu ở Địa Trung Hải.

Italia cứu 1.500 người nhập cư trên biển

Italia cứu 1.500 người nhập cư trên biển

VOV.VN - Ngày 5/4, Hải quân và lực lượng bảo vệ bờ biển Italia đã cứu được 1.500 người nhập cư trái phép đi trên 5 con tàu ở Địa Trung Hải.

Gần 400 người nhập cư bất hợp pháp bỏ mạng ngoài khơi Libya
Gần 400 người nhập cư bất hợp pháp bỏ mạng ngoài khơi Libya

VOV.VN - Điều tra sơ bộ cho thấy, con thuyền có thể bị lật khi những người tị nạn cố trốn chạy vì nhìn thấy lực lượng tuần tra.

Gần 400 người nhập cư bất hợp pháp bỏ mạng ngoài khơi Libya

Gần 400 người nhập cư bất hợp pháp bỏ mạng ngoài khơi Libya

VOV.VN - Điều tra sơ bộ cho thấy, con thuyền có thể bị lật khi những người tị nạn cố trốn chạy vì nhìn thấy lực lượng tuần tra.

Báo động cuộc sống của những người nhập cư vào Libya
Báo động cuộc sống của những người nhập cư vào Libya

VOV.VN - Hàng trăm người di cư hiện đang sống ở một trung tâm giành cho người nhập cư ở thành phố Misrata trong điều kiện sống nghèo nàn.

Báo động cuộc sống của những người nhập cư vào Libya

Báo động cuộc sống của những người nhập cư vào Libya

VOV.VN - Hàng trăm người di cư hiện đang sống ở một trung tâm giành cho người nhập cư ở thành phố Misrata trong điều kiện sống nghèo nàn.

Đắm thuyền ngoài khơi Libya, 9 dân nhập cư chết đuối
Đắm thuyền ngoài khơi Libya, 9 dân nhập cư chết đuối

VOV.VN - Lực lượng bảo vệ bờ biển Italia thông báo đã tìm thấy 9 thi thể sau khi phát hiện một tàu chở hơn 150 người nhập cư bị đắm ở ngoài khơi Libya.

Đắm thuyền ngoài khơi Libya, 9 dân nhập cư chết đuối

Đắm thuyền ngoài khơi Libya, 9 dân nhập cư chết đuối

VOV.VN - Lực lượng bảo vệ bờ biển Italia thông báo đã tìm thấy 9 thi thể sau khi phát hiện một tàu chở hơn 150 người nhập cư bị đắm ở ngoài khơi Libya.

Hơn 20 người nhập cư trái phép có thể đã thiệt mạng tại Malta
Hơn 20 người nhập cư trái phép có thể đã thiệt mạng tại Malta

VOV.VN - Chiếc thuyền chở khoảng 100 người nhập cư này đã lênh đênh trên biển nhiều ngày nay.

Hơn 20 người nhập cư trái phép có thể đã thiệt mạng tại Malta

Hơn 20 người nhập cư trái phép có thể đã thiệt mạng tại Malta

VOV.VN - Chiếc thuyền chở khoảng 100 người nhập cư này đã lênh đênh trên biển nhiều ngày nay.

Thảm kịch ở Địa Trung Hải: EU trước sức ép về chính sách nhập cư
Thảm kịch ở Địa Trung Hải: EU trước sức ép về chính sách nhập cư

VOV.VN - Hiện có nhiều ý kiến chỉ trích chiến dịch bảo vệ biên giới “Triton” mà Liên minh châu Âu phát động từ đầu năm 2014.

Thảm kịch ở Địa Trung Hải: EU trước sức ép về chính sách nhập cư

Thảm kịch ở Địa Trung Hải: EU trước sức ép về chính sách nhập cư

VOV.VN - Hiện có nhiều ý kiến chỉ trích chiến dịch bảo vệ biên giới “Triton” mà Liên minh châu Âu phát động từ đầu năm 2014.