Dân Singapore tiễn biệt “người cha vĩ đại” Lý Quang Diệu
VOV.VN - Hàng chục ngàn người Singapore bất chấp trời mưa lớn đã xếp hàng tiễn biệt cố Thủ tướng Lý Quang Diệu.
Ngay từ sáng sớm, hàng chục ngàn người Singapore bất chấp những trận mưa như trút đã xếp hàng 15km xuyên qua thành phố này để chứng kiến lễ rước linh cữu vị cố Thủ tướng Lý Quang Diệu.
Trong điếu văn tưởng nhớ cố Thủ tướng Lý Quang Diệu, con trai ông là Thủ tướng Lý Hiển Long đã nói rằng, "ông Lý Quang Diệu lo lắng cho người dân, không phải theo cách xa rời thực tế, mà quan tâm tới từng người, từng cá nhân”. "Đây là một tuần đen tối của đất nước Singapore. Ánh sáng dẫn đường cho chúng ta suốt những năm qua đã tắt. Chúng ta vừa mất người cha lập quốc, Lý Quang Diệu - người đã sống vì đất nước trong suốt cuộc đời mình", ông Lý Hiển Long dường như nói trong nước mắt.
Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu qua đời vào hồi 3h18 phút sáng 23/3 (theo giờ địa phương), hưởng thọ 91 tuổi. Ông Lý Quang Diệu, sinh năm 1923, là người thành lập Đảng Hành động nhân dân năm 1954. Sau đó ông đã trở thành Thủ tướng Singapore năm 1959 trước khi lãnh đạo nhân dân đảo quốc này tách khỏi Liên bang Malaysia năm 1963 và tuyên bố độc lập vào năm 1965.
Xem thêm:
>> Hành trình cuối cùng của cố Thủ tướng Lý Quang Diệu
>> Cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu và mối thâm tình với Việt Nam
>> Lý Quang Diệu - người tạo nền tảng cho mối quan hệ VN - Singapore
>> Người dân Singapore rơi nước mắt tiếc thương ông Lý Quang Diệu
>> Lý Quang Diệu đã để lại một di sản vĩ đại cho người Singapore
2. Ngày 24/3, chiếc máy bay Airbus A320 của hãng hàng không Germanwings chở theo 150 hành khách và thành viên phi hành đoàn đã đâm xuống dãy Alps tại Pháp khiến toàn bộ những người trên máy bay thiệt mạng.
Kết quả bước đầu phân tích hộp đen ghi âm buồng lái được tìm thấy tại hiện trường vụ tai nạn cho thấy, cơ phó của chuyến bay này - Andreas Lubitz - chính là người đã cố tình khóa cửa buồng lái sau khi cơ trưởng đi ra ngoài và điều khiển chiếc máy bay đâm xuống dãy Alps.
Ngày 27/3, công tố viên Đức cho biết, cơ phó chuyến bay 4U 9525 Andreas Lubitz đã giấu giếm bệnh tật của mình. Các công tố viên Đức cho biết, những giấy nghỉ ốm bị xé bỏ đã được tìm thấy tại nhà của Andreas Lubitz, trong đó bao gồm cả giấy nghỉ ngày xảy ra vụ tai nạn (24/3) khiến 150 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.
Báo chí Đức ngày 29/3 đưa tin, cảnh sát nước này đã phát hiện một lượng lớn thuốc điều trị rối loạn tâm thần tại nhà riêng của phi công Andreas Lubitz. Các tài liệu cá nhân thu được cũng cho thấy, phi công này đang bị stress và trầm cảm nghiêm trọng.
Vụ tai nạn hàng không này đã khiến châu Âu rúng động và đặt ra vấn đề đảm bảo an toàn bay. Nhiều hãng hàng không đã lập tức điều chỉnh quy định buồng lái, theo đó yêu cầu trong buồng lái bắt buộc lúc nào cũng phải có 2 người trong suốt hành trình bay.
Xem thêm:
>> Cơ phó cố tình lao máy bay vào núi đã "giấu bệnh" của mình
>> Hiện trường vụ rơi máy bay ở Pháp cướp đi sinh mạng của 150 người
>> Châu Âu sốc sau vụ máy bay A320 rơi khiến 150 người thiệt mạng
>> Cơ phó hãng Germanwings chủ ý “bấm nút” để máy bay rơi
>> Vụ rơi máy bay tại Pháp: Quy định về an toàn hàng không đã bị lợi dụng
>> Tai nạn máy bay tại Pháp: Nỗ lực tìm kiếm thi thể nạn nhân
3. Ngày 25/3, vòng đàm phán tiếp theo giữa Iran với nhóm P5+1 gồm 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Đức được nối lạị tại Thụy Sĩ.
Kể từ khi các cuộc đàm phán được nối lại một cách nghiêm túc vào năm 2013, các bên đang cố gắng để tiến tới một thỏa thuận hạt nhân cuối cùng. Tuy nhiên, con đường này luôn vấp phải những rào cản. Thậm chí cả đến khi chỉ còn một vài ngày nữa là đến hạn chót (31/3) cho một khung thỏa thuận, các bên vẫn khẳng định còn tồn tại nhiều rào cản, đòi hỏi lẫn nhau phải đưa ra nhượng bộ.
Trước thời hạn chót 31/3, Ngoại trưởng Iran Javad Zarif đã tỏ ra khá lạc quan về kết quả vòng đàm phán lần này khi cho rằng tất cả các vấn đề đều có thể được giải quyết. Ông Zarif tin tưởng các bên có thể đạt được những bước tiến cần thiết để giải quyết mọi vấn đề và bắt đầu soạn thảo thỏa thuận cuối cùng về vấn đề hạt nhân Iran.
Xem thêm:
>> Đàm phán hạt nhân Iran: Các nhà leo núi lên gần tới đỉnh
>> Đàm phán hạt nhân Iran trước giờ G: Đòi hỏi những thỏa hiệp quyết định
>> Nguy cơ nổ ra chạy đua hạt nhân nếu thỏa thuận hạt nhân Iran thất bại
Phát biểu tại phiên khai mạc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng, tình hình kinh tế thế giới vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức, tăng trưởng thấp, lạm phát thấp, nhu cầu thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao, nợ nhiều, rủi ro bong bóng lớn, xu thế và chính sách các nền kinh tế chủ yếu tiếp tục phân hoá, nhân tố không xác định trong môi trường kinh tế luôn rình rập, vấn đề an ninh phi truyền thống và thách thức mang tính toàn cầu ngày càng nhiều.
Để hướng tới cộng đồng chung vận mệnh cần phải kiên trì hợp tác cùng thắng, cùng phát triển, duy trì an ninh chung ở khu vực và không ngừng giao lưu học hỏi kinh nghiệm giữa các nền văn minh khác nhau.
Tại diễn đàn năm nay, bên cạnh việc tập trung thảo luận những nội dung về hợp tác trong các lĩnh vực an ninh, chính trị và kinh tế, các vấn đề liên quan tới dân sinh xã hội như an toàn thực phẩm, mối quan hệ giữa bệnh dịch và con người, ô nhiễm bụi và sức khỏe, chuyển giao thế hệ và di sản gia tộc… cũng sẽ được đưa ra bàn thảo.
Xem thêm:
>> Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2015 tiếp tục các phiên đối thoại quan trọng
>> Khai mạc Diễn đàn Bác Ngao 2015
5. Tình hình an ninh tại Yemen đang xấu đi một cách nhanh chóng trong tuần qua. Sau khi chiếm quyền kiểm soát thủ đô Sanaa hồi tháng 9/2014, buộc chính quyền trung ương phải sơ tán về thành phố miền Nam Aden, nhóm phiến quân Houthi mới đây đã mở chiến dịch đánh chiếm Aden và ngày 25/3 đã giành được quyền kiểm soát sân bay thành phố.
Tình hình chiến sự leo thang tại quốc gia Trung Đông nghèo khó và bị chia rẽ sâu sắc này đang làm gia tăng nguy cơ đẩy đất nước vào một cuộc chiến “nồi da nấu thịt”.
Trước những diễn biến đầy bất ổn này, Tổng thống Yemen Mansour Hadi ngày 24/3 đã yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cho phép một sự can thiệp quân sự để giúp chính quyền của ông đánh bật phiến quân Houthi đang kiểm soát phần lớn vùng lãnh thổ phía Bắc và đang đe dọa Nam tiến.
Saudi Arabia ngày 25/3 tuyên bố đã cùng với 9 nước khác tiến hành không kích phiến quân Houthi tại thành phố miền Nam Aden của Yemen. Hành động này được cho là nhằm “bảo vệ chính phủ hợp pháp” của Tổng thống Yemen Mansour Hadi và ngăn phong trào Hồi giáo cực đoan Houthi lên nắm quyền.
Theo đánh giá của các chuyên gia đằng sau chiến dịch quân sự mà Saudi Arabia tiến hành tại Yemen là cả một cuộc chiến sắc tộc giữa 2 dòng hồi giáo lớn trong thế giới Arab là Shi’ite và Sunni.
Những diễn biến tại Yemen đã khiến cộng đồng quốc tế không khỏi quan ngại đất nước này sẽ chìm trong nội chiến và là một thùng thuốc súng mới ở Trung Đông. Hàng loạt quốc gia đã sơ tán nhân viên ngoại giao ra khỏi Yemen do tình hình an ninh ngày càng phức tạp tại quốc gia vùng Vịnh này.
Xem thêm:
>> Khủng hoảng Yemen: Không đơn thuần chỉ là cuộc nội chiến
>> Yemen: Thùng thuốc súng mới ở Trung Đông
>> Yemen cận kề bờ vực nội chiến
6. Cuộc chiến chống IS tại Iraq đang có những bước tiến khả quan. Nhằm hỗ trợ quân đội Iraq giành lại những thành phố chiến lược ở miền Bắc, Liên minh quốc tế chống IS do Mỹ dẫn đầu lần đầu tiên đã không kích các mục tiêu của nhóm này tại thành phố Tikrit, vốn bị IS chiếm giữ từ nhiều tháng qua.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ, Đại tá Steven Warren cho biết, theo yêu cầu tăng trợ của Chính phủ Iraq, bắt đầu từ 21h ngày 25/3 (giờ địa phương) các máy bay của Mỹ và đồng minh đã bắt đầu không kích hơn 10 mục tiêu ở thành phố Tikrit. Đây là những mục tiêu đã được chọn từ thông tin tình báo do các máy bay do thám của Liên quân cung cấp.
Quân đội Iraq thông báo vừa tiêu diệt được 67 phần tử khủng bố Takfiri thuộc nhóm khủng bố IS tại hai tỉnh Salahuddin và Anbar. Các phần tử khủng bố này đã bị quân đội Iraq tiêu diệt trong một loạt các chiến dịch tấn công riêng rẽ được phát động tại thành phố Tikrit thuộc tỉnh Salahuddin và Ramadi thuộc tỉnh Anbar.
Ngày 28/3, nhiều binh sĩ Iraq cùng xe bọc thép và các bệ phóng rocket đã được triển khai tấn công vào các mục tiêu ở các vùng ngoại ô của tỉnh Salahuddin, nơi quân đội Iraq và lực lượng tình nguyện viên đang tăng cường tiến công vào Tikrit, vốn bị IS kiểm soát kể từ tháng 6/2014.
Xem thêm:
>> Nối lại chiến dịch Tikrit, quân đội Iraq tiêu diệt gần 70 phần tử IS
>> Liên minh chống IS lần đầu không kích ở Tikrit hỗ trợ Iraq
>> Quân đội Iraq sẽ đánh bật IS khỏi Tikrit trong 4 ngày tới