Lần đầu phát hiện sứa đỏ tuyệt đẹp ở Đại Tây Dương

VOV.VN - Các nhà nghiên cứu Mỹ mới đây đã ghi lại được hình ảnh một con sứa đỏ tuyệt đẹp, có cơ thể hình đĩa, chưa từng được phát hiện, ở độ sâu hơn 700m dưới bề mặt Đại Tây Dương.

Các nhà nghiên cứu từ Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) phát hiện loài sứa mới cùng với một số sinh vật khác chưa từng được biết đến khác trong một chuyến thám hiểm Bắc Đại Tây Dương kéo dài từ ngày 30/6 đến 29/7.

Loài sứa mới được xác định thuộc chi Poralia - bao gồm những con sứa có đầu hình chuông, có tới 30 xúc tu và là một trong những loài sinh vật mong manh nhất.

Con sứa biển đỏ được phát hiện trong chuyến lặn thám hiểm biển sâu hôm 28/7. Các nhà khoa học cũng ghi lại được hình ảnh về các loài thủy tức, cùng loài cá đuôi chuột.

Các nhà nghiên cứu của NOAA đã di chuyển dọc bờ biển phía Đông nước Mỹ để tìm kiếm các loài thủy sinh chưa từng được biết đến có thể đang ẩn mình ở độ dâu hàng trăm, thậm chí hàng nghìn mét  bên dưới mặt nước biển.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng xe điều khiển từ xa (ROV) có chiều dài 3 mét, rộng gần 2 mét, cao khoảng 2,6 mét để lặn xuống độ sâu 250-4.000 mét.

“Dữ liệu được thu thập trong 25 lần lặn theo kế hoạch của ROV cùng với dữ liệu bản đồ thu thập được sẽ cho phép các nhà khoa học hiểu rõ hơn về sự đa dạng và phân tầng các sinh vật dưới biển sâu trong khu này, từ đó đưa ra các quyết định quản lý tài nguyên phù hợp”, NOAA cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cận cảnh “hệ sinh thái” sứa biển
Cận cảnh “hệ sinh thái” sứa biển

VOV.VN - Bản thân con sứa biển dài gần 5 mét này là 1 “hệ sinh thái”, có cả kẻ săn mồi và con mồi. Con cua này ở đây để săn những sinh vật giáp xác nhỏ. Điều này có lợi cho sứa biển, bởi trong một số trường hợp nghiêm trọng, có quá nhiều sinh vật giáp xác ký sinh có thể khiến sứa biển bị nhiễm độc và chết.

Cận cảnh “hệ sinh thái” sứa biển

Cận cảnh “hệ sinh thái” sứa biển

VOV.VN - Bản thân con sứa biển dài gần 5 mét này là 1 “hệ sinh thái”, có cả kẻ săn mồi và con mồi. Con cua này ở đây để săn những sinh vật giáp xác nhỏ. Điều này có lợi cho sứa biển, bởi trong một số trường hợp nghiêm trọng, có quá nhiều sinh vật giáp xác ký sinh có thể khiến sứa biển bị nhiễm độc và chết.

Video hiếm ghi lại cảnh mực khổng lồ săn mồi dưới đáy đại dương
Video hiếm ghi lại cảnh mực khổng lồ săn mồi dưới đáy đại dương

VOV.VN - Mực khổng lồ là loài sinh vật rất khó tiếp cận vì chúng sống ở dưới đáy biển sâu, cần phải có những thiết bị chuyên dụng để ghi hình. Trong đoạn video, con mực lao vào mồi nhử rất nhanh, giơ xúc tu và quấn chặt lấy mồi nhử.

Video hiếm ghi lại cảnh mực khổng lồ săn mồi dưới đáy đại dương

Video hiếm ghi lại cảnh mực khổng lồ săn mồi dưới đáy đại dương

VOV.VN - Mực khổng lồ là loài sinh vật rất khó tiếp cận vì chúng sống ở dưới đáy biển sâu, cần phải có những thiết bị chuyên dụng để ghi hình. Trong đoạn video, con mực lao vào mồi nhử rất nhanh, giơ xúc tu và quấn chặt lấy mồi nhử.

Chiêm ngưỡng hình dạng "độc nhất vô nhị" của những sinh vật dưới đáy đại dương
Chiêm ngưỡng hình dạng "độc nhất vô nhị" của những sinh vật dưới đáy đại dương

VOV.VN - Dưới đáy đại dương - nơi mà áp suất cao và thức ăn trở nên khan hiếm hơn, những sinh vật ở đây có hình dạng vô cùng kỳ lạ để thích nghi với môi trường sống đặc biệt của mình.

Chiêm ngưỡng hình dạng "độc nhất vô nhị" của những sinh vật dưới đáy đại dương

Chiêm ngưỡng hình dạng "độc nhất vô nhị" của những sinh vật dưới đáy đại dương

VOV.VN - Dưới đáy đại dương - nơi mà áp suất cao và thức ăn trở nên khan hiếm hơn, những sinh vật ở đây có hình dạng vô cùng kỳ lạ để thích nghi với môi trường sống đặc biệt của mình.