Lãnh đạo Mỹ-Triều “không ngủ” trước 1 Thượng đỉnh nhiều được, mất

VOV.VN-Đêm nay (11/6), khi ở 2 khách sạn chỉ cách nhau vài trăm mét, lãnh đạo Mỹ-Triều sẽ có những toan tính cuối cùng cho cuộc gặp “mặt đối mặt” quan trọng.

Trang nhất nhiều tờ báo lớn đã miêu tả cuộc gặp này như là “cuộc đối thoại thế kỷ” mà rất có thể nó sẽ định hình tương lai của không chỉ Bán đảo Triều Tiên mà còn là an ninh toàn cầu.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ gặp nhau ngày 12/6 tại Singapore. (Ảnh: Getty Images)

Dư luận mong chờ điều gì?

Bên ngoài, hai nhà lãnh đạo dường như sẵn sàng có các cuộc đàm phán táo bạo về việc giải giáp hạt nhân Triều Tiên. Mỹ tái khẳng định rằng nước này sẽ không từ bỏ mục đích cao nhất đó.

“Chúng tôi vẫn duy trì cam kết phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên một cách toàn diện, thực chất và không thể đảo ngược được”, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đăng trên Twitter của ông trong khi 2 nước mở cuộc họp tham vấn cấp chuyên viên tại Singapore khi chỉ còn chưa đầy 12 tiếng nữa là diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh.

Tâm điểm dư luận hiện nay là liệu ông Kim Jong-un và ông Donald Trump có đưa ra được đột phá đáng kể và bền vững nào cho vấn đề phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên, hay chỉ là những lời lẽ hoa mỹ cho một thỏa thuận sáo rỗng và một thành công giả tạo cho cuộc đối thoại của họ.

Cả thế giới đang mong ngóng có được những kế hoạch hành động cụ thể sau những cam kết dù bằng văn bản hay phi văn bản của họ, để có thể thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của quá khứ là cứ đạt được thỏa thuận rồi lại phá vỡ nó.

Sự khác biệt quá lớn

Chỉ riêng việc định nghĩa, xác định quy mô và phương thức phi hạt nhân hóa cũng là một điểm gây nhiều tranh cãi.

Mỹ tất nhiên muốn một tiến trình toàn diện và nhanh chóng nhằm xác định và dỡ bỏ kho vũ khí của Triều Tiên. Các thân tín của ông Trump hy vọng có thể khởi động tiến trình đó bằng cách đưa một số đầu đạn hạt nhân ra khỏi nước này.

Trong khi đó, nếu chính thức nói về việc “phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên” chứ không phải chỉ miền Bắc, Bình Nhưỡng muốn triệt tiêu hay ít nhất là làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ trên bán đảo này, đặc biết là “cái ô hạt nhân” cho miền Nam.

Vấn đề mấu chốt trong ưu tiên tối cao của Bình Nhưỡng là sự đảm bảo an ninh cho chính quyền này. Họ muốn một thỏa thuận hòa bình và bình thường hóa quan hệ ngoại giao trước.

Nếu lãnh đạo Mỹ - Triều, bằng cách nào đó, có thể san bằng những khác biệt đó trong một văn bản hy vọng có thể được gọi là tuyên bố chung sau cuộc gặp thượng đỉnh tại Singapore thì đó đã là một thành công lớn.

Rất có thể 2 nhà lãnh đạo sẽ tổ chức một cuộc họp báo chung bất ngờ khi có được một sự thỏa hiệp đáng kể. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng có thể sẽ tổ chức họp báo riêng trong trường hợp ông muốn tìm cách củng cố thêm hình ảnh “nguyên thủ quốc gia” của mình.

Các biện pháp cụ thể của Triều Tiên ở giai đoạn đầu có thể bao gồm việc cho phép Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) trở lại thanh sát tổ hợp hạt nhân Yongbyon, đưa các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) và bom hạt nhân cho các quan chức Mỹ và trình danh sách các cơ sở hạt nhân bí mật.

Mỹ sẽ bị ép phải đưa ra một loạt những “ưu đãi” về kinh tế và chính trị như là dỡ bỏ trừng phạt, chính thức chấm dứt Chiến tranh liên Triều 1950 – 1953, một cam kết không xâm lược và quyết định thành lập văn phòng điều phối để thể hiện sự chân thành.

Nhưng việc cả 2 bên mất lòng tin với nhau trong một thời gian quá dài chính là trở ngại lớn cho những thương lượng chủ chốt. Một số chuyên gia cho rằng rào cản đối với cuộc gặp đầu tiên này là vô cùng lớn.

Làm sao để Thượng đỉnh Mỹ - Triều thành công?

Lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên “sẽ cần phải nhất trí về một khuôn khổ làm việc cho các cuộc đàm phán trực tiếp cấp chuyên gia tiếp diễn nhằm làm rõ những chi tiết và khung thời gian cho những bước đi cụ thể để hành động của bên này đổi lấy hành động của bên kia” – Giám đốc Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí (ACA) ở Washington, Mỹ), ông Daryl Kimball chỉ rõ.

Larry Niksch, một chuyên gia của Mỹ theo dõi vấn đề Triều Tiên lâu nay, thì nhấn mạnh vào tầm quan trọng của tiến trình thanh sát và xác thực nhằm ngăn chặn Triều Tiên “gian lận” trong việc giải giáp hạt nhân.

“Có lẽ Tổng thống Trump nên đưa ra những nguyên tắc xác thực cho bài kiểm tra lớn đầu tiên đối với ông Kim Jong-un” – chuyên gia Niksch nhận định.

Lãnh đạo Mỹ - Triều có thể đạt được một thỏa thuận về khung chương trình cho cơ chế phi hạt nhân hóa lâu dài và phức tạp rồi để cho các chuyên viên đàm phán tiếp quản những chi tiết “khó nhằn” hơn của tiến trình này.

Các thỏa thuận hạt nhân trước đây có thể là một hình mẫu như Thỏa thuận khung giữa Mỹ và Triều Tiên năm 1994, Tuyên bố chung Triều Tiên – Hàn Quốc năm 1992 về phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên và tuyên bố chúng 6 bên đưa ra ngày 19/9/2005.

Nhưng dường như 2 nhà lãnh đạo Mỹ - Triều sẽ bắt đầu từ con số “0”.

Vốn nổi tiếng vì phong cách lãnh đạo không theo lối mòn, ông Trump từng “chê bai” thỏa thuận các các chính quyền tiền nhiệm với Triều Tiên. Trong khi đó, là một người được hưởng giáo dục phương Tây ở Thụy Sỹ, nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng thừa nhận với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khi tiếp ông tại Bình Nhưỡng rằng, những “đường lối cũ” cũng thực sự có vấn đề.

Cũng có thể, Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần này chỉ là dịp để 2 nhà lãnh đạo hiểu nhau hơn và hứa hẹn sẽ tiếp tục gặp gỡ trao đổi.

“Tôi nghĩ (kết quả) tối thiểu cũng là một mối quan hệ. Ít nhất chúng tôi sẽ bắt đầu đối thoại” – ông Trump chia sẻ với báo giới trước khi đến Singapore.

Trong trường hợp tồi tệ nhất là cả 2 nhà lãnh đạo đều bỏ ngang đàm phán hay tuyên bố Thượng đỉnh thất bại thì các hoạt động quân sự có thể được tăng cường trở lại. Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tiếp tục nói về áp lực tối đa và các phương án quân sự. Còn nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ tái khởi động các bệ phóng tên lửa đi kèm với những lời đe dọa chiến tranh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Ai sẽ thắng trong ván bài “hòa bình”?
Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Ai sẽ thắng trong ván bài “hòa bình”?

VOV.VN - Dù chưa biết bên nào sẽ thu về nhiều lợi ích hơn nhưng rõ ràng là ván bài do Triều Tiên bày ra này đang ẩn chứa nhiều yếu tố khó dự đoán.

Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Ai sẽ thắng trong ván bài “hòa bình”?

Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Ai sẽ thắng trong ván bài “hòa bình”?

VOV.VN - Dù chưa biết bên nào sẽ thu về nhiều lợi ích hơn nhưng rõ ràng là ván bài do Triều Tiên bày ra này đang ẩn chứa nhiều yếu tố khó dự đoán.

Đâu là chìa khóa mở ra thành công của Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều?
Đâu là chìa khóa mở ra thành công của Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều?

VOV.VN - Một trong những điều kiện quan trọng để đưa tới thành công ngoại giao là hai bên hiểu nhau để có những bước đi đúng đắn trong đàm phán.

Đâu là chìa khóa mở ra thành công của Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều?

Đâu là chìa khóa mở ra thành công của Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều?

VOV.VN - Một trong những điều kiện quan trọng để đưa tới thành công ngoại giao là hai bên hiểu nhau để có những bước đi đúng đắn trong đàm phán.

“Hành trình” tới cuộc gặp Thượng đỉnh của Mỹ và Triều Tiên
“Hành trình” tới cuộc gặp Thượng đỉnh của Mỹ và Triều Tiên

VOV.VN - Sau tất cả, cuối cùng lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên cũng sẽ có cuộc gặp mặt trực tiếp lần đầu tiên trong lịch sử mà cả thế giới đang chờ đợi.

“Hành trình” tới cuộc gặp Thượng đỉnh của Mỹ và Triều Tiên

“Hành trình” tới cuộc gặp Thượng đỉnh của Mỹ và Triều Tiên

VOV.VN - Sau tất cả, cuối cùng lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên cũng sẽ có cuộc gặp mặt trực tiếp lần đầu tiên trong lịch sử mà cả thế giới đang chờ đợi.

Phái đoàn Mỹ-Triều tất bật chuẩn bị trước thềm Thượng đỉnh lịch sử
Phái đoàn Mỹ-Triều tất bật chuẩn bị trước thềm Thượng đỉnh lịch sử

VOV.VN - Hôm nay (11/6), hai phái đoàn của Mỹ và Triều Tiên sẽ gặp nhau tại Singapore, trước thềm Thượng đỉnh lịch sử.

Phái đoàn Mỹ-Triều tất bật chuẩn bị trước thềm Thượng đỉnh lịch sử

Phái đoàn Mỹ-Triều tất bật chuẩn bị trước thềm Thượng đỉnh lịch sử

VOV.VN - Hôm nay (11/6), hai phái đoàn của Mỹ và Triều Tiên sẽ gặp nhau tại Singapore, trước thềm Thượng đỉnh lịch sử.

Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Nơi Tổng thống Trump thể hiện sự khác biệt?
Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Nơi Tổng thống Trump thể hiện sự khác biệt?

VOV.VN - Tổng thống Trump được cho là sẽ thể hiện cách hành xử mang nặng tính bản năng thay vì những toan tính chiến lược tại Thượng đỉnh Mỹ-Triều.

Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Nơi Tổng thống Trump thể hiện sự khác biệt?

Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Nơi Tổng thống Trump thể hiện sự khác biệt?

VOV.VN - Tổng thống Trump được cho là sẽ thể hiện cách hành xử mang nặng tính bản năng thay vì những toan tính chiến lược tại Thượng đỉnh Mỹ-Triều.