Mỹ kiên định chính sách “can dự” ở châu Phi?

VOV.VN - Dư luận đang kỳ vọng thành công của hội nghị thượng đỉnh vừa qua sẽ mở ra một chương mới trong quan hệ giữa Mỹ - châu Phi.

Từ ngày 4 - 6/8/2014, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – châu Phi lần thứ nhất đã diễn ra tại Washington với sự tham dự của hơn 50 nhà lãnh đạo châu Phi. Tại Hội nghị, Mỹ đã đưa ra một loạt cam kết hỗ trợ các nước châu Phi trên các lĩnh vực kinh tế, an ninh, y tế và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào châu Phi.

Sự kiện mang tính bước ngoặt trên không chỉ phản ánh mối quan tâm của Mỹ đối với châu lục này, mà điều quan trọng hơn là Washington đã “ra đòn” trong cuộc cạnh tranh giữa các nhà đầu tư lớn trên thế giới tại khu vực có nhiều tiềm năng và tốc độ tăng trưởng cao hơn cả châu Á.


Quang cảnh Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – châu Phi lần thứ nhất đã diễn ra tại Washington (Ảnh: Getty)

Từ cuộc đua vào châu Phi…

Châu Phi được Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá là khu vực có tốc độ phát triển nhanh hơn cả châu Á. Châu lục này có 6/10 nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Trung Quốc, EU và Nhật Bản đều có những hội nghị thượng đỉnh với châu Phi nhằm khuyến khích đầu tư vào khu vực này. Mặc dù Nhà Trắng khẳng định hội nghị thượng đỉnh này không nhằm tạo đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc tại châu Phi, nhưng báo giới phương Tây đều cho rằng Mỹ tổ chức hội nghị này là sự nỗ lực cản bước tiến của Trung Quốc tại đây.

Nguyên Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nhận định: “Từ năm 2005, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào châu Phi tăng gấp 30 lần, và năm 2009 Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại ưu tiên của châu Phi, che lấp đi ảnh hưởng của Mỹ”.

Từ năm 2000, châu Phi thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài, trong đó phần lớn đến từ các nước mới nổi. Theo báo cáo “Triển vọng kinh tế châu Phi” hồi tháng 5/2014, FDI vào châu Phi đã đạt con số kỷ lục là 80 tỷ USD vào năm 2014, tăng trưởng trung bình đạt khoảng 4,8% vào năm 2014 và sẽ tăng mức 5,7% vào năm 2015.

Vốn FDI không đến từ các nước phát triển mà đa số là từ các quốc gia mới nổi. Dẫn đầu là Malaysia (1990), Trung Quốc (2000) và Ấn Độ (2002). Tiếp đó là các cuộc đua của các nhà đầu tư Brazil, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ... khiến cho Mỹ cảm thấy không thể cam chịu “lép vế”.

Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là Mỹ tham gia cuộc đua vào châu Phi lần này  trong bối cảnh nền kinh tế vẫn chưa có sự bứt phá nào quan trọng. Nền kinh tế số một thế giới mới chỉ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của châu lục này, đứng sau cả EU và Trung Quốc. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều Mỹ - châu Phi năm 2013 mới chỉ đạt 60 tỷ USD, so với hơn 200 tỷ USD của EU và 170 tỷ USD của Trung Quốc.

… Đến đối sách mới của Mỹ

Cuộc họp thượng đỉnh lớn nhất từ trước tới nay giữa Tổng thống Mỹ với lãnh đạo của hơn 50 quốc gia châu Phi diễn ra tại Washington đã thành công vượt trên sự mong đợi đối với cả hai bên. Với cam kết đầu tư hơn 33 tỷ USD vào châu Phi trong giai đoạn tới. Qua đây, Mỹ muốn khẳng định chính sách “can dự” của mình tại khu vực không thay đổi.

Tổng thống nước chủ nhà, ông Barack Obama thông báo, Mỹ cam kết từ nay đến năm 2018 sẽ đầu tư 33 tỷ USD vào các dự án của châu Phi, trong đó các lĩnh vực được ưu tiên là năng lượng, xây dựng cơ sở hạ tầng và hệ thống ngân hàng.

Một trong những điểm mới quan trọng mà hai bên đều nhất trí là chuyển quan hệ từ “cho và nhận” sang quan hệ “đối tác kinh tế bình đẳng”, nhằm thoát khỏi hình ảnh về một châu lục đói nghèo, bệnh tật, nội chiến, chỉ biết nhận viện trợ… Ðể xây dựng một lục địa đen mới năng động hơn, tươi sáng hơn.


Ngoại trưởng Mỹ trò chuyện với các quan chức tham dự hội nghị (Ảnh: Getty)

Vì thế, Hội nghị lần này được coi là hướng tới mục tiêu “tái cấu trúc” quan hệ hai bên. Ông Obama nói rằng: “Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-châu Phi sẽ không kết thúc bằng các tuyên bố cung cấp viện trợ hào nhoáng như từng thấy ở hội nghị thượng đỉnh châu Phi ở Bắc Kinh. Thay vào đó, hội nghị sẽ phần lớn chú trọng vào tiềm năng kinh tế mà châu Phi có thể cung cấp cho Mỹ và ngược lại”.

Được biết, ngoài 3 ngày họp chính còn có khoảng gần 100 buổi họp bên lề khác hội nghị. Thông qua đó, Washington hy vọng các công ty Mỹ tìm thấy những cơ hội làm ăn ở châu Phi. Vì từ trước đến nay, các doanh nhân Mỹ nói chung vẫn hay do dự trong việc đầu tư vào đây, lần này Mỹ muốn có sự thay đổi trong giới kinh doanh của Mỹ với châu lục mà ở đó đã có nhiều nước có tỷ lệ tăng trưởng cao (6/10 nước mới nổi).

Ông John Kerry, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ khẳng định, cuộc gặp cấp cao lần này phản ánh quyết tâm của Mỹ và châu Phi cùng nỗ lực tăng cường quan hệ đối tác, tìm kiếm các cơ hội cho thương mại, hòa bình, an ninh và phát triển. Mỹ kêu gọi các nhà lãnh đạo châu Phi phát triển kinh tế thị trường tự do, tạo sân chơi bình đẳng cho các công ty nước ngoài, trong đó có các công ty của Mỹ.

Và “ra đòn” cạnh tranh…

Mỹ đã cam kết trở thành một đối tác góp phần vào sự thành công của châu Phi chứ không chỉ nhòm ngó nguồn tài nguyên phong phú, song điều không thể phủ nhận là các “đại gia” Mỹ đều muốn tận dụng cơ hội làm giàu thêm ở châu lục này.

Do đó, ngoài khoản tiền cam kết của chính phủ, còn có sự góp mặt 5 tỷ USD của CocaCola, 2 tỷ USD của tập đoàn General Electric, 200 triệu USD của tập đoàn khách sạn Marriott International Inc, và 66 triệu của IBM... Ngoài ra còn có một danh sách dài gồm các nhà đầu tư nhỏ hơn như: Chevron Corp., Citigroup Inc., Ford Motor Co., Lockheed Martin Corp., Morgan Stanley và Wal-Mart Stores Inc… cũng coi châu Phi là điểm đến.

Trước thềm Hội nghị, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã hối thúc quốc hội Mỹ gia hạn Luật Cơ hội và tăng trưởng châu Phi (AGOA) trước khi hết hạn vào tháng 9/2015 . Vì đây là luật cho phép giảm hạn chế thương mại đối với 6.000 sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ từ 35 nước châu Phi.

Mỹ cho biết, sẽ thông báo ngân khoản gần 10 tỷ USD cho các thỏa thuận về kinh doanh, tài trợ thêm cho lực lượng duy trì hòa bình và nhiều tỷ USD dành cho các chương trình lương thực, thực phẩm và điện lực ở châu Phi. Tổng thống Barack Obama nhấn mạnh rằng mối quan tâm của Mỹ đối với châu lục này không chỉ dừng lại ở dầu mỏ và các nguồn dự trữ kim loại, mà lĩnh vực kinh tế thương mại và vấn đề an ninh cũng được các bên quan tâm.

Như vậy, lần đầu tiên Mỹ tổ chức một hội nghị xúc tiến thương mại Mỹ - châu Phi lớn chưa từng có, mặc dù Tổng thống Obama có quan hệ huyết thống với châu lục này. Giới quan sát cho rằng, với sự thành công của Hội nghị, dư luận đang kỳ vọng sẽ mở ra một chương mới trong mối quan hệ giữa Mỹ và châu Phi vì hòa bình và thịnh vượng./.

>> Xem thêm: Trung Quốc đánh bại Mỹ ở châu Phi

>> Xem thêm: Trung Quốc ‘hất cẳng’ Mỹ ở châu Mỹ-Latin

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhật Bản cam kết ủng hộ mạnh mẽ châu Phi
Nhật Bản cam kết ủng hộ mạnh mẽ châu Phi

VOV.VN -Thủ tướng Abe khẳng định rằng, Nhật Bản sẽ tăng cường đầu tư và hợp tác với châu Phi trong thời gian tới.

Nhật Bản cam kết ủng hộ mạnh mẽ châu Phi

Nhật Bản cam kết ủng hộ mạnh mẽ châu Phi

VOV.VN -Thủ tướng Abe khẳng định rằng, Nhật Bản sẽ tăng cường đầu tư và hợp tác với châu Phi trong thời gian tới.

Ngoại trưởng Mỹ mang tới châu Phi cả biện pháp trừng phạt?
Ngoại trưởng Mỹ mang tới châu Phi cả biện pháp trừng phạt?

VOV.VN - Các quan chức Mỹ cho biết đang thảo luận danh sách cá nhân có thể bị đóng băng tài sản và cấm đi lại.

Ngoại trưởng Mỹ mang tới châu Phi cả biện pháp trừng phạt?

Ngoại trưởng Mỹ mang tới châu Phi cả biện pháp trừng phạt?

VOV.VN - Các quan chức Mỹ cho biết đang thảo luận danh sách cá nhân có thể bị đóng băng tài sản và cấm đi lại.

Hội nghị cấp cao Mỹ- Châu Phi: Cơ hội thúc đẩy hợp tác vì sự tiến bộ
Hội nghị cấp cao Mỹ- Châu Phi: Cơ hội thúc đẩy hợp tác vì sự tiến bộ

VOV.VN - "Hội nghị cấp cao Mỹ-châu Phi là cơ hội để tái cam kết lại việc xóa bỏ đói nghèo, thúc đẩy hợp tác đầu tư và nhiều các lợi ích khác".

Hội nghị cấp cao Mỹ- Châu Phi: Cơ hội thúc đẩy hợp tác vì sự tiến bộ

Hội nghị cấp cao Mỹ- Châu Phi: Cơ hội thúc đẩy hợp tác vì sự tiến bộ

VOV.VN - "Hội nghị cấp cao Mỹ-châu Phi là cơ hội để tái cam kết lại việc xóa bỏ đói nghèo, thúc đẩy hợp tác đầu tư và nhiều các lợi ích khác".

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - châu Phi khai mạc ở Washington
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - châu Phi khai mạc ở Washington

VOV.VN - An ninh, quản lý nhà nước và xây dựng chế độ dân chủ sẽ là những chủ đề chính trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh lần này.

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - châu Phi khai mạc ở Washington

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - châu Phi khai mạc ở Washington

VOV.VN - An ninh, quản lý nhà nước và xây dựng chế độ dân chủ sẽ là những chủ đề chính trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh lần này.

Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin
Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin

VOV.VN - Nối tiếp thành công ở châu Phi, Trung Quốc đang tích cực mở rộng thế lực về mọi mặt ngay trên “sân sau” của siêu cường Mỹ.

Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin

Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin

VOV.VN - Nối tiếp thành công ở châu Phi, Trung Quốc đang tích cực mở rộng thế lực về mọi mặt ngay trên “sân sau” của siêu cường Mỹ.

Đức muốn tăng cường hiện diện quân sự tại châu Phi
Đức muốn tăng cường hiện diện quân sự tại châu Phi

VOV.VN - Đức có thể tăng cường thêm khoảng 250 binh sĩ tại Trung Phi và cả Mali.

Đức muốn tăng cường hiện diện quân sự tại châu Phi

Đức muốn tăng cường hiện diện quân sự tại châu Phi

VOV.VN - Đức có thể tăng cường thêm khoảng 250 binh sĩ tại Trung Phi và cả Mali.

Trung Quốc đang làm gì ở châu Phi?
Trung Quốc đang làm gì ở châu Phi?

VOV.VN - Hiện tại, đầu tư của Trung Quốc rải rác khắp 49 quốc gia châu Phi.

Trung Quốc đang làm gì ở châu Phi?

Trung Quốc đang làm gì ở châu Phi?

VOV.VN - Hiện tại, đầu tư của Trung Quốc rải rác khắp 49 quốc gia châu Phi.

Dư luận quốc tế xung quanh Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Châu Phi
Dư luận quốc tế xung quanh Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Châu Phi

VOV.VN - Dư luận tại một số nước châu Phi cũng không hoàn toàn lạc quan vì cho rằng cuộc gặp thượng đỉnh phần lớn mang ý nghĩa “tượng trưng”.

Dư luận quốc tế xung quanh Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Châu Phi

Dư luận quốc tế xung quanh Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Châu Phi

VOV.VN - Dư luận tại một số nước châu Phi cũng không hoàn toàn lạc quan vì cho rằng cuộc gặp thượng đỉnh phần lớn mang ý nghĩa “tượng trưng”.