Quan hệ Nhật Bản - Myanmar dần "tan băng"

(VOV) - Sau khi thực hiện tiến trình cải cách dân chủ, Myanmar trở thành “mảnh đất hứa” đối với nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

Vào cuối tuần trước, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã kết thúc chuyến công du kéo dài ba ngày tới Myanmar. Chuyến thăm này đã mở ra những cơ hội làm ăn béo bở cho các doanh nghiệp Nhật Bản tại quốc gia Đông Nam Á này và nhờ vậy có thể giúp vực dậy nền kinh tế đang trì trệ của Nhật Bản, đồng thời tách dần Myanmar ra khỏi tầm ảnh hưởng của nước láng giềng Trung Quốc.

Chuyến thăm “phá băng”

Không giống các nước phương Tây, Nhật Bản vẫn duy trì quan hệ thương mại và đối thoại với Myanmar trong những năm giới quân sự nắm quyền điều hành chính phủ ở quốc gia Đông Nam Á này. Theo Tokyo, việc sử dụng các biện pháp cứng rắn với Naypyidaw cũng đồng nghĩa với việc đẩy Myanmar tiến sâu hơn vào quỹ đạo ảnh hưởng của quốc gia khác.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Myanmar (Ảnh: Gulf-times)


Kể từ khi Naypyidaw mở cửa cho đầu tư nước ngoài vào cuối năm 1988 cho đến tháng 3/2013, tổng số vốn đầu tư của Nhật Bản tại quốc gia Đông Nam Á này đạt 270,283 triệu USD, đứng thứ 11 trong số các nước đầu tư vào Myanmar. Năm 2012, kim ngạch thương mại giữa hai quốc gia châu Á này đạt hơn 1,4 tỷ USD.

Bên cạnh đó, kể từ năm 1970 đến tháng 4/2012, Nhật Bản đã cho Myanmar vay hơn 502 tỷ yên (khoảng 5 tỷ USD). Hôm 30/1/2013, Bộ Tài chính Nhật Bản thông báo Tokyo đã xóa bỏ khoản nợ trị giá 127,4 tỷ yên (trên 1,2 tỷ USD) và dự định sẽ xóa bỏ khoản nợ 176,1 tỷ yên (trên 1,7 tỷ USD) trong vòng một năm tiếp theo. Myanmar sẽ phải trả khoản nợ còn lại trị giá 198,9 tỷ yên (1,9 tỷ USD) thông qua các khoản vay bắc cầu từ các ngân hàng thương mại Nhật Bản.

Mặc dù duy trì quan hệ với Myanmar nhưng ở một mức độ nào đó, mối quan hệ giữa Nhật Bản với quốc gia Đông Nam Á này vẫn bị “đông cứng” do sự khác biệt về hệ tư tưởng và do ảnh hưởng quá lớn của Trung Quốc ở Myanmar.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, nhất là kể từ khi chính quyền của Tổng thống Thein Sein bắt đầu tiến trình cải cách dân chủ vào năm 2011, Myanmar đã nổi lên thành “mảnh đất hứa” đối với nhiều nhà đầu tư nước ngoài. “Mảnh đất hứa” này có nguồn nhân lực dồi dào, chi phí nhân công cực thấp và nguồn tài nguyên khoáng sản vô cùng phong phú. Bên cạnh đó, với dân số hơn 65 triệu người, Myanmar cũng là một trong những thị trường giàu tiềm năng mà các doanh nghiệp nước ngoài không thể bỏ qua.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Myanmar đất nước vốn nằm trong số các quốc gia nghèo nhất thế giới, đã đạt tốc độ tăng trưởng 6,5% trong năm ngoái và có thể sẽ tiếp tục duy trì nhịp độ tăng trưởng này. IMF dự báo tăng trưởng của Myanmar trong tài khóa 2013-2014 là 6,75%.

Ông Matt Davies, người điều hành nhóm làm việc của IMF tại Myanmar, nhận định chương trình cải cách đầy tham vọng của chính quyền Myanmar đã mang lại sự ổn định kinh tế vĩ mô và tăng sức hấp dẫn của nước này trước các nhà đầu tư.

Trong bối cảnh đó, nhiều nước phương Tây, trong đó có Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), đã bắt đầu để mắt tới Myanmar và có hàng loạt các bước đi nhằm cải thiện quan hệ với nước này, trong đó có việc nới lỏng các biện pháp cấm vận đối với Naypyidaw. Nhiều nhà lãnh đạo thế giới đã tới thăm Myanmar, trong đó đáng chú ý có chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Mỹ Barack Obama hồi tháng 11/2012.

Không thể chậm chân hơn các nước khác, Thủ tướng Abe đã quyết định có chuyến thăm “phá băng” tới quốc gia Đông Nam Á này. Đây là vị thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản tới thăm Myanmar kể từ sau chuyến thăm của cựu Thủ tướng Takeo Fukuda vào năm 1977. Phát biểu với báo giới trước khi tới Myanmar, ông Abe khẳng định Tokyo sẽ hỗ trợ tiến trình cải cách của Naypyidaw thông qua việc trợ giúp lĩnh vực công và tư nhân của nước này.

Mặc dù vậy, theo các chuyên gia phân tích, mục đích chính của Thủ tướng Abe là tìm kiếm cơ hội cho các nhà đầu tư Nhật Bản tại quốc gia Đông Nam Á giàu tài nguyên và có tiềm năng tăng trưởng rất lớn này, qua đó tạo động lực mới cho nền kinh tế đang trì trệ của mình. Bên cạnh đó, chuyến thăm này cũng giúp củng cố mối quan hệ giữa hai nước, qua đó tách dần Myanmar ra khỏi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc.        

Bước ngoặt mới trong quan hệ song phương

Phó Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Hiroshige Seko cho biết: trong cuộc hội đàm với Tổng thống Thein Sein tại Yangon, Thủ tướng Abe đã đề nghị khởi động mối quan hệ song phương, vốn đang bị đóng băng ở mức độ nhất định, và đưa mối quan hệ này lên tầm cao mới. Ông Abe tuyên bố "toàn thể nước Nhật" sẽ ủng hộ tiến trình cải cách đang diễn ra ở Myanmar nhằm đảm bảo sự phát triển của quốc gia Đông Nam Á này.

Thủ tướng Abe khẳng định Nhật Bản sẵn sàng trợ giúp Myanmar phát triển cơ sở hạ tầng như xây dựng nhà máy nhiệt điện, mạng lưới viễn thông tốc độ cao, nhà máy nước, cũng như hệ thống pháp lý của quốc gia này. Theo ông Abe, thông qua việc hỗ trợ Myanmar phát triển, Nhật Bản có thể thúc đẩy đà tăng trưởng kinh tế của mình.

Nhật cam kết xóa nợ và viện cho mới cho Myanmar 91 tỷ Yen (Ảnh: Aljazeera)


Trong một động thái nhằm thể hiện sự ủng hộ đối với tiến trình cải cách ở Myanmar, Thủ tướng Abe đã cam kết khaonr vay và viện trợ mới 91 tỷ yên, đồng thời xóa khoản nợ khoảng 190 tỷ yên cho nước này. Đây là khoản tiền cuối cùng mà Myanmar nợ Nhật Bản.

Tuyên bố chung sau cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Abe và Tổng thống Thein Sein cho biết hai nhà lãnh đạo đã nhất trí "đặt nền tảng mới cho quan hệ hữu nghị song phương" bằng cách thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị và an ninh cũng như trong các hoạt động trao đổi về con người và văn hóa.

Tuyên bố còn cho biết, Nhật Bản sẽ cung cấp cho Myanmar khoản vay mới trị giá 51 tỷ yên nhằm giúp nước này phát triển cơ sở hạ tầng, đồng thời cung cấp khoản viện trợ và hỗ trợ kỹ thuật trị giá 40 tỷ yên trong năm tài chính 2013 để giúp Myanmar phát triển nông thôn, giảm tỷ lệ nghèo đói và phát triển nguồn nhân lực.

Về hợp tác chính trị và an ninh song phương, các nhà lãnh đạo hai nước đã quyết định tăng cường đối thoại về các vấn đề an ninh và khu vực, cũng như thúc đẩy hợp tác và trao đổi giữa giới chức quốc phòng hai nước.

Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Abe đã tới thăm Đặc khu kinh tế Thilawa, cách Yangon khoảng 25km về phía Nam, dự kiến khánh thành vào năm 2015, đồng thời chứng kiến lễ ký Bản ghi nhớ (MoU) giữa các doanh nghiệp hai nước về việc phát triển khu vực này.

Ông U Hset Aung, Thứ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế và Kế hoạch Quốc gia Myanmar kiêm Chủ tịch Ủy ban Quản lý Đặc khu kinh tế Thilawa, nhấn mạnh việc phát triển Đặc khu kinh tế Thilawa là một dấu mốc quan trọng trong mối quan hệ giữa Myanmar và Nhật Bản, tạo cơ hội việc làm lớn và cung cấp công nghệ cao cho người dân địa phương.

Trong khi đó, Thủ tướng Abe cho rằng việc phát triển Đặc khu kinh tế Thilawa là “biểu tượng hợp tác song phương” sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm và Nhật Bản “sẽ không ngừng nỗ lực” để bảo đảm dự án này thành công.

Với diện tích trên 2.000ha, đặc khu kinh tế này dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2015. Phía Myanmar đóng góp 51% cổ phần, trong khi Nhật Bản góp 49% cổ phần. Theo dự kiến, Chính phủ Nhật Bản sẽ chi 12,6 tỷ USD trong nhiều năm để hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng quanh Thilawa./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhật Bản cung cấp ODA cho Myanmar
Nhật Bản cung cấp ODA cho Myanmar

(VOV) - Hiện Nhật Bản đứng thứ 12 trong danh sách các nước đầu tư vào Myanmar.

Nhật Bản cung cấp ODA cho Myanmar

Nhật Bản cung cấp ODA cho Myanmar

(VOV) - Hiện Nhật Bản đứng thứ 12 trong danh sách các nước đầu tư vào Myanmar.

Chuyến thăm Myanmar của Thủ tướng Nhật Bản sau gần 40 năm
Chuyến thăm Myanmar của Thủ tướng Nhật Bản sau gần 40 năm

(VOV) - Nhật hiện là chủ nợ lớn nhất của Myanmar và Nhật muốn sử dụng nước này làm bàn đạp tiến ra thị trường rộng lớn hơn.

Chuyến thăm Myanmar của Thủ tướng Nhật Bản sau gần 40 năm

Chuyến thăm Myanmar của Thủ tướng Nhật Bản sau gần 40 năm

(VOV) - Nhật hiện là chủ nợ lớn nhất của Myanmar và Nhật muốn sử dụng nước này làm bàn đạp tiến ra thị trường rộng lớn hơn.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ thăm Myanmar
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ thăm Myanmar

(VOV) - Chuyến thăm nhằm thúc đẩy các mối quan hệ song phương, đặc biệt là thúc đẩy hợp tác kinh tế.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ thăm Myanmar

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ thăm Myanmar

(VOV) - Chuyến thăm nhằm thúc đẩy các mối quan hệ song phương, đặc biệt là thúc đẩy hợp tác kinh tế.

Thủ tướng Nhật Bản thăm Myanmar
Thủ tướng Nhật Bản thăm Myanmar

(VOV) - Chuyến thăm nhằm cải thiện môi trường đầu tư tại Myanmar và giúp các doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng thị trường.

Thủ tướng Nhật Bản thăm Myanmar

Thủ tướng Nhật Bản thăm Myanmar

(VOV) - Chuyến thăm nhằm cải thiện môi trường đầu tư tại Myanmar và giúp các doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng thị trường.

Nhật Bản, Myanmar sẽ mở Đặc khu kinh tế Thilawa
Nhật Bản, Myanmar sẽ mở Đặc khu kinh tế Thilawa

(VOV) - Đây là cột mốc mới trong quan hệ 2 nước.

Nhật Bản, Myanmar sẽ mở Đặc khu kinh tế Thilawa

Nhật Bản, Myanmar sẽ mở Đặc khu kinh tế Thilawa

(VOV) - Đây là cột mốc mới trong quan hệ 2 nước.

Nhật Bản quyết nắm chắc thị trường Myanmar
Nhật Bản quyết nắm chắc thị trường Myanmar

Thủ tướng Nhật Bản tới Myanmar, mang theo gần 1 tỷ USD viện trợ phát triển cùng kế hoạch thiết lập mạng lưới điện toàn quốc cho nước này.

Nhật Bản quyết nắm chắc thị trường Myanmar

Nhật Bản quyết nắm chắc thị trường Myanmar

Thủ tướng Nhật Bản tới Myanmar, mang theo gần 1 tỷ USD viện trợ phát triển cùng kế hoạch thiết lập mạng lưới điện toàn quốc cho nước này.

Nhật xóa nợ và viện trợ 91 tỷ Yen cho Myanmar
Nhật xóa nợ và viện trợ 91 tỷ Yen cho Myanmar

(VOV) - Đây là cam kết của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong chuyến thăm Myanmar từ 24-26/5.

Nhật xóa nợ và viện trợ 91 tỷ Yen cho Myanmar

Nhật xóa nợ và viện trợ 91 tỷ Yen cho Myanmar

(VOV) - Đây là cam kết của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong chuyến thăm Myanmar từ 24-26/5.