Sinh viên Nga tìm hiểu cơ chế pháp lý giải quyết tranh chấp Biển Đông

VOV.VN - Các sinh viên Nga đã có dịp được lắng nghe các bài  thuyết trình của các chuyên gia hàng đầu về cơ chế pháp lý giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.

Ngày 29/9, tại Học viện Tư pháp Nga, Ban nghiên cứu hiến pháp- pháp luật phối hợp với Câu lạc bộ trao đổi pháp luật “Luật mở” thuộc Trung tâm “Luật hòa bình” tổ chức cuộc Hội thảo khoa học mang tên “Cơ chế pháp lý giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên ví dụ Biển Đông”. Đông đảo sinh viên năm thứ Tư của Học viên Tư pháp Nga tham dự cuộc hội thảo này.

Tiến sĩ Lokshin trình bày tham luận tại hội thảo.

Mặc dù được tổ chức như một buổi lên lớp bình thường cho sinh viên năm thứ tư của Học viện Tư Pháp, nhưng đây là một cuộc hội thảo khoa học rất sinh động với các bài thuyết trình của các chuyên gia hàng đầu, chuyên nghiên cứu về châu Á thuộc các viện nghiên cứu lớn của Nga.

Vấn đề được đề cập trước các sinh viên sắp tốt nghiệp và sẽ là những thẩm phán tương lai là về cơ chế pháp lý để giải quyết tranh chấp lãnh thổ, nhưng lấy ví dụ cụ thể là từ sự việc đang nóng ở Biển Đông trong thời gian gần đây với hành động của Trung Quốc và phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế (PCA) với đơn kiện của Philippines.

Mở đầu, một thuyết trình ngắn với những hình ảnh minh họa về diễn biến mới nhất trên biển Đông, với một loạt hành động trái phép của Trung Quốc như tiến hành cải tạo các bãi đá, xây dựng các đường băng và đặc biệt là đã tiến hành thử nghiệm đường băng trên đá Chữ Thập mà Trung Quốc xây dựng trái phép… được anh Vladimir Nicolaev, Chủ tịch câu lạc bộ trao đổi pháp luật “Luật mở”- Học viện tư pháp Nga trình bày, cung cấp những thông tin cơ bản cho các sinh viên về những vấn đề mới nổi ở Biển Đông. Từ đó các sinh viên tiếp tục dễ dàng theo dõi các tham luận khác liên quan đến vấn đề pháp lý trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.

Tiến sĩ Anastasia Piatachkova trình bày tại hội thảo.

Tham luận “Phán quyết của Tòa trọng tài thành lập theo phụ lục VII Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982: ý nghĩa và hệ quả”, do Tiến sỹ lịch sử, Chuyên gia khoa học hàng đầu Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN-Viện Viễn Đông-Viện hàn lâm khoa học Nga trình bày; Tham luận “Vấn đề biển Đông sau phán quyết PCA”, do bà Anastasia Piatachkova, Phó ban Châu Á - Thái Bình Dương -  Trường kinh tế cao cấp Nga trình bày … đã đề cập trực tiếp phán quyết mới nhất của Tòa Trọng tài đưa ra.

Tham luận của tiến sỹ Lokshin phân tích các nội dung như Biển Đông và ý nghĩa của nó; Đường “lưỡi bò” không có bất kỳ giá trị pháp lý nào; Lịch sử – mắt xích yếu trong yêu sách của Trung Quốc; Phán quyết PCA và quan điểm của Trung Quốc; Phán quyết PCA và Philippin; Phản ứng của Cộng đồng thế giới với phán quyết PCA; ASEAN và phán quyết PCA; Phán quyết PCA và lợi ích của Việt Nam; Phán quyết PCA và quan điểm của Nga.

Đánh giá về giá trị của phán quyết PCA đối với việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, Tiến sỹ Lokshin nhấn mạnh: “Phán quyết đưa ra cách giải thích rõ ràng cho những quy định của UNCLOS trên cơ sở của Luật pháp quốc tế. Điều này cung cấp một công cụ pháp lý tốt cho các nước nhỏ và vừa tại Đông Nam Á để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình trong các khu vực tranh chấp trên biển”.

Bà Piatachkova chia sẻ quan điểm cá nhân về tranh chấp Biển Đông.

Nữ tiến sỹ Anastasia Piatachkova, trong tham luận của mình phân tích một số vấn đề liên quan tranh chấp trên biển Đông và đi đến kết luận cùng một số khuyến nghị, trong đó nêu ý kiến: “Vai trò của các cơ chế đa phương tại châu Á-Thái Bình Dương là rất quan trọng trong việc giải quyết vấn đề biển Đông nếu tính đến mâu thuẫn giữa lợi ích chung và của từng quốc gia của các bên can dự. Phán quyết từ PCA chỉ cho thấy rõ hơn những mâu thuẫn này, hiện tại các nước cần phải soạn thảo cách tiếp cận mới để hợp tác về vấn đề này trên cơ sở đa phương cũng như song phương”.

Nói về quan điểm của mình trong việc giải quyết vấn đề tranh chấp hiện nay ở biển Đông, bà Piatachkova cho rằng: Đối với thế giới nói chung, trong đó có nước Nga, đây là một vấn đề rất quan trọng bởi vì đối với chúng tôi thì quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam cũng như các quốc gia khác ở châu Á – Thái Bình Dương đều rất quan trọng. Và chúng tôi ủng hộ việc giải quyết tranh chấp phải bằng các biện pháp hòa bình, trong khuôn khổ luật pháp quốc tế để từ đó tìm ra được một phương thức chung”.

Phó ban tổ chức Hội thảo, bà Svetlana Popova nêu bật ý nghĩa của hội thảo đối với các sinh viên.

Sau khi nghe các tham luận chính tại hội thảo, sinh viên nêu nhiều câu hỏi liên quan đến các khía cạnh pháp lý của sự việc như cách diễn giải của Trung Quốc về lập trường “3 không” của mình; Việc Trung Quốc tuyên bố lập trường “3 không” trong vụ kiện Trung Quốc ở Biển Đông do Philippines khởi xướng có tác động, ảnh hưởng như thế nào đến hình ảnh, vị thế của Trung Quốc trong trường quốc tế; Phán quyết của Tòa PCA sẽ tác động đến tình hình biển Đông như thế nào v.v… và các diễn giả đã cởi mở trao đổi với sinh viên về những vấn đề rất cần thiết cho ngành học của các em.

Phó ban tổ chức Hội thảo, bà Svetlana Popova, Ban nghiên cứu hiến pháp - pháp luật, Học viện tư pháp - Tòa án tối caoNga rất hài lòng với kết quả của cuộc hội thảo bởi những nội dung thiết thực đối với sinh viên của Học viện.

Bà Popova: “Cuộc hội thảo hôm nay rất bổ ích, tôi đã nhìn thấy trong ánh mắt các sinh viên sự hài lòng về những thông tin mà họ tiếp nhận được. Đây là hoạt động chưa được tổ chức nhiều ở Học viện chúng tôi.

Chúng tôi tổ chức hoạt động này và quyết định chọn đối tượng đang rất cần biết đến vấn đề nóng của thế giới, đó là sinh viên năm cuối cùng và sẽ là những thẩm phán tương lai, họ đã có ít nhiều những kiến thức về thế giới và khi kết thúc cuộc hội thảo tôi thấy các em rất hài lòng”.

Nêu quan điểm của mình trước một vấn đề rất nóng này của thế giới, sinh viên Vladimir Nicolaev, Chủ tịch câu lạc bộ trao đổi pháp luật mang tên “Luật mở”- Học viện tư pháp Nga cho rằng đây là một vấn đề rất bức thiết, đặc biệt là khi những xung đột liên quan còn chưa được giải quyết. Những xung đột lợi ích cần phải được giải quyết chỉ bằng con đường đàm phán hòa bình và phải được tất cả các nước liên quan tham gia, bởi vì với mỗi quốc gia đều có những lập luận cũng như những cứ liệu lịch sử của mình.

Sinh viên Nikolaiev nêu quan điểm của mình về giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Ảnh: Reuters

Nói về hình thức hội thảo được tổ chức cho sinh viên như thế này, anh Nikolaiev khẳng định: “Tôi cho rằng, có một bước đi rất tích cực đối với các sinh viên đã tới đây tham dự cuộc hội thảo này bởi họ có thêm một kiến thức rất cần thiết cho công việc của mình sau này. Tôi nghĩ là sau hoạt động này, các sinh viên làm công tác luật pháp trong tương lai sẽ quan tâm hơn tới những vấn đề nóng bỏng hiện nay trên thế giới và chúng tôi hy vọng, những hoạt động thế này sẽ tiếp tục được tổ chức”.

Để có được hoạt động bổ ích này có sự ủng hộ rất lớn của bà giáo sư, tiến sỹ luật học Irina Umnova, Trưởng ban nghiên cứu Hiến pháp - Pháp luật, Học viên tư pháp Nga, giáo sư khoa luật hiến pháp và luật quốc tế trường Đại học tổng hợp tài chính trực thuộc Chính phủ Nga, Chủ tịch Trung tâm “Luật hòa bình”.

Mặc dù vì lý do sức khỏe bà không thể có mặt vào phút chót trước khi Hội thảo diễn ra. Nhưng bà cũng có tham luận gửi đến Hội thảo với những phân tích tình hình và nêu một số khuyến nghị cho việc tìm kiếm một cơ chế giải quyết hòa bình tranh chấp tại Biển Đông, gợi mở những thiết chế và những giải pháp pháp lý cho việc giải quyết những vấn đề tại Biển Đông, trong đó đặt Nga ở vị trí then chốt trong quá trình hòa giải…./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thế giới 7 ngày: Nga ủng hộ Trung Quốc trong vụ kiện Biển Đông
Thế giới 7 ngày: Nga ủng hộ Trung Quốc trong vụ kiện Biển Đông

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Obama yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật quốc tế trong khi Tổng thống Nga Putin công khai ủng hộ Trung Quốc trong vụ kiện Biển Đông.

Thế giới 7 ngày: Nga ủng hộ Trung Quốc trong vụ kiện Biển Đông

Thế giới 7 ngày: Nga ủng hộ Trung Quốc trong vụ kiện Biển Đông

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Obama yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật quốc tế trong khi Tổng thống Nga Putin công khai ủng hộ Trung Quốc trong vụ kiện Biển Đông.

Philippines từ chối tuần tra chung với Mỹ trên Biển Đông
Philippines từ chối tuần tra chung với Mỹ trên Biển Đông

VOV.VN - Tổng thống Philippines Duterte ngày 13/9 tuyên bố sẽ không tuần tra chung với Mỹ ở Biển Đông và dự định mua vũ khí từ Nga và Trung Quốc.

Philippines từ chối tuần tra chung với Mỹ trên Biển Đông

Philippines từ chối tuần tra chung với Mỹ trên Biển Đông

VOV.VN - Tổng thống Philippines Duterte ngày 13/9 tuyên bố sẽ không tuần tra chung với Mỹ ở Biển Đông và dự định mua vũ khí từ Nga và Trung Quốc.

Ngoại trưởng G7 phản đối hành động của Trung Quốc tại Biển Đông
Ngoại trưởng G7 phản đối hành động của Trung Quốc tại Biển Đông

VOV.VN - Hội nghị G7 đã đưa ra Tuyên bố chung, nhấn mạnh tới việc kiềm chế hành động Trung Quốc tại Biển Đông và việc phát triển hạt nhân của Triều Tiên. 

Ngoại trưởng G7 phản đối hành động của Trung Quốc tại Biển Đông

Ngoại trưởng G7 phản đối hành động của Trung Quốc tại Biển Đông

VOV.VN - Hội nghị G7 đã đưa ra Tuyên bố chung, nhấn mạnh tới việc kiềm chế hành động Trung Quốc tại Biển Đông và việc phát triển hạt nhân của Triều Tiên. 

Trung - Nga tập tấn công đổ bộ ở Biển Đông
Trung - Nga tập tấn công đổ bộ ở Biển Đông

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc vừa đưa tin về cuộc tập trận tấn công đổ bộ của hải quân Nga và Trung Quốc ở Biển Đông.

Trung - Nga tập tấn công đổ bộ ở Biển Đông

Trung - Nga tập tấn công đổ bộ ở Biển Đông

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc vừa đưa tin về cuộc tập trận tấn công đổ bộ của hải quân Nga và Trung Quốc ở Biển Đông.