Thế giới 7 ngày: Nga ủng hộ Trung Quốc trong vụ kiện Biển Đông
VOV.VN - Tổng thống Mỹ Obama yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật quốc tế trong khi Tổng thống Nga Putin công khai ủng hộ Trung Quốc trong vụ kiện Biển Đông.
1. BBC đưa tin, ngày 3/9, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lên tiếng kêu gọi Trung Quốc tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) khi tiến hành các hoạt động ở Biển Đông.
Tổng thống Mỹ Barack Obama có cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước thềm G20. (Ảnh: Reuters).
Trong một tuyên bố được đánh giá là “dài bất thường” sau cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Barack Obama “nhấn mạnh cam kết vững chắc của Mỹ đối với an ninh của các đồng minh trong khu vực”.
Theo Nhà Trắng, ông Obama đã có cuộc “trao đổi thẳng thắn” với người đồng cấp phía Trung Quốc Tập Cận Bình ở Hàng Châu, trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G20.
Nhà Trắng cho biết, trong cuộc hội đàm, Tổng thống Obama nhấn mạnh tầm quan trọng đối với Trung Quốc - một bên tham gia ký kết UNCLOS phải tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo công ước”.
Đài Nga: Tổng thống Putin ủng hộ Trung Quốc trong vụ kiện Biển Đông
Australia kêu gọi EU lên tiếng ủng hộ luật pháp quốc tế ở Biển Đông
Philippines e ngại Trung Quốc chuẩn bị cải tạo bãi cạn Scarborough
Ông Obama thăm Lào: Cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc ở Đông Nam Á
2. Chuyên cơ chở Tổng thống Mỹ vừa đáp xuống sân bay ở Trung Quốc, nhân viên an ninh của nước chủ nhà đã hét vào mặt các nhân viên Nhà Trắng.
AFP đưa tin, khi ông Obama đến Trung Quốc ngày 3/9 để bắt đầu chuyến công du châu Á lần cuối cùng trên cương vị Tổng thống Mỹ, sự kiện này đã bị phá hỏng bởi “sự cố la hét phi ngoại giao” ngay trên đường băng ở một sân bay Trung Quốc.
Chính quyền Bắc Kinh đã áp dụng các biện pháp an ninh cực kỳ chặt chẽ để chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh G20 và điều này dường như còn được áp dụng với cả… cố vấn An ninh Quốc gia của Mỹ Susan Rice.
Như thường lệ, các phóng viên tháp tùng Tổng thống Mỹ trong các chuyến công du nước ngoài sẽ đứng dưới cánh của chiếc Air Force One để ghi lại hình ảnh ông Obama bước xuống và vẫy chào.
Lần này, an ninh Trung Quốc đã dùng dây để ngăn cách khu vực phóng viên tác nghiệp thật xa nơi Tổng thống Mỹ bước xuống. Tuy nhiên, dường như cảm thấy chưa đủ, một trong những nhân viên an ninh của nước chủ nhà đã hét vào mặt các nhân viên Nhà Trắng, yêu cầu báo chí Mỹ rời khỏi hiện trường.
Tổng thống Obama xoa dịu tranh cãi tại sân bay Hàng Châu (Trung Quốc)
Quan chức Mỹ-Trung lại căng thẳng sau vụ tranh cãi tại sân bay
3. Hội nghị Thượng đỉnh G20 được tổ chức tại Hàng Châu, Trung Quốc trong 2 ngày 4-5/9. Chủ đề chính của Hội nghị Thượng đỉnh là nhằm xây dựng một nền kinh tế thế giới sáng tạo, khả thi, kết nối với nhau và toàn diện. Ngoài ra, Hội nghị Thượng đỉnh G20 cũng là cơ hội để các nhà lãnh đạo thế giới thảo luận những vấn đề quan tâm toàn cầu.
Một điều rất quan trọng là Hội nghị Thượng đỉnh G20 minh chứng cho thấy sự thất bại hoàn toàn của phương Tây hòng cô lập Nga về chính trị. Tại Hội nghị G20 cách đây hai năm tại Australia, sự “tẩy chay” của phương Tây đã khiến bầu không khí của hội nghị trở nên “giá lạnh”, và Tổng thống Nga đã buộc phải rời hội nghị sớm hơn kế hoạch.
Hội nghị Thượng đỉnh ở Thổ Nhĩ Kỳ năm 2015, không khí đã ấm hơn đối với Nga, báo chí cũng ghi nhận cuộc trò chuyện bất ngờ giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Barack Obama bên lề của sự kiện.
Trước Hội nghị này, Trang Russia Direct phân tích một số chủ đề quan trọng đối với nước Nga được thảo luận tại đây.
Các nhà lãnh đạo thế giới mang theo nhiều kỳ vọng tới G20
Biển Đông sẽ ra sao sau Hội nghị Thượng đỉnh G-20 ở Hàng Châu?
Bế mạc Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Trung Quốc
4. Ít nhất 10 người chết và 30 người khác bị thương trong một vụ nổ kinh hoàng xảy ra tối 2/9 tại thành phố Davao, quê hương của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.
Nguồn tin cảnh sát cho biết, vụ nổ xảy ra vào khoảng 10 giờ tối (giờ địa phương) tại một khu mua sắm đông đúc. Truyền hình địa phương ghi lại hình ảnh cho thấy, nhiều người bị thương được đưa lên xe cứu thương. Cảnh sát đang phong tỏa hiện trường. Vụ nổ đang được điều tra làm rõ.
Philippines đẩy nhanh điều tra vụ nổ làm ít nhất 12 ngưởi chết
Tổng thống Philippines hoãn công du nước ngoài sau vụ nổ Davao
5. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiến hành chiến dịch lớn nhằm truy quét phiến quân người Kurd đồng thời sa thải hàng nghìn viên chức có liên hệ với người Kurd.
Phát biểu trong một cuộc họp với các tỉnh trưởng ở Ankara hôm 8/), Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan thẳng thắn thừa nhận, động thái này là nhằm “thanh lọc” những người ủng hộ đảng Công nhân người Kurd (PKK) làm việc trong các cơ quan công quyền.
Ông Erdogan nêu rõ: “Phần quan trọng trong cuộc chiến chống lại tổ chức Feto của giáo sỹ Fethullah Gulen hay tổ chức khủng bố đảng Công nhân người Kurd đó là phải loại họ ra khỏi bộ máy công quyền. Với tình trạng khẩn cấp vì tổ chức Feto, chúng tôi tiếp tục những bước hành động tương tự với những người ủng hộ đảng Công nhân người Kurd.”
Mỹ-Thổ bất đồng về vai trò của người Kurd trong cuộc chiến chống IS
Mỹ khẳng định quan hệ đồng minh vững chắc với Thổ Nhĩ Kỳ
6. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim ngày 4/9 cho biết, lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và quân nổi dậy Syria đã đánh đuổi phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ra khỏi những khu vực cuối cùng mà tổ chức khủng bố này kiểm soát ở biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Yildirim cũng cho biết, 91km đường biên giới từ Azaz đến Jarabulus đã được kiểm soát hoàn toàn.
Trước đó, Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) có trụ sở tại Anh cũng cho biết, IS đã mất đường liên lạc với thế giới bên ngoài sau khi đánh mất các ngôi làng biên giới còn lại giữa sông Sajur và Al-Rai.
Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng hợp tác đánh bật IS khỏi Raqqa
Thổ Nhĩ Kỳ lại điều thêm xe tăng tiến vào lãnh thổ Syria
Chiến hạm Anh tới vùng Vịnh tham gia cuộc chiến chống IS
Mỹ triển khai hệ thống phóng rocket di động mới tấn công IS
7. Reuters ngày 5/9 đưa tin, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã hủy một cuộc gặp được lên kế hoạch từ trước với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte sau khi nhà lãnh đạo Philippines đưa ra tuyên bố gây tranh cãi, gọi ông là “đồ khốn”.
Theo kế hoạch, Tổng thống Mỹ Barack Obama có cuộc gặp song phương với Tổng thống Philippines bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 28-29 diễn ra tại thủ đô Vientiane của Lào.
Ông Duterte đã không giữ được bình tĩnh trong lúc trả lời câu hỏi của một nhà báo rằng, ông sẽ giải thích với ông Obama thế nào về cuộc chiến chống ma túy ở Philippines vốn đã cướp đi sinh mạng của 2.400 người chỉ trong hai tháng.
“Ông ta là ai mà đối đầu với tôi? Thật ra mà nói Mỹ cũng có rất nhiều vấn đề cần phải trả lời. Ông ấy phải là người đáng để được tôn trọng. Đừng chỉ có đưa ra những câu hỏi và tuyên bố bừa bãi. Đồ khốn, tôi sẽ nguyền rủa ông ta tại diễn đàn đó”, ông Duterte nói tại buổi họp báo ngay trước khi lên máy bay để sang Lào.
Tổng thống Philippines hối tiếc vì nặng lời với ông Obama
Mỹ-Philippines xoa dịu căng thẳng sau vụ ông Duterte “mắng” ông Obama
8. Yonhap dẫn nguồn tin từ Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân (JCS) của Hàn Quốc cho biết, ngày 5/9, Triều Tiên đã bắn 3 quả tên lửa đạn đạo ra vùng biển phía Đông của nước này.
JCS trong một tuyên bố ngắn bằng văn bản cho biết, vụ phóng thử 3 tên lửa đạn đạo được phía Triều Tiên thực hiện vào khoảng 12h14 (giờ địa phương) từ khu vực Hwangju, phía bắc tỉnh Hwanghae.
Một quan chức JCS nói với Yonhap cho biết: “Chúng tôi vẫn đang trong quá trình xác định loại tên lửa cũng như xác định xem chúng đã bay được bao xa”.
Quân đội Hàn Quốc đã được đặt trong tình trạng báo động cao, đề phòng bất kỳ động thái khiêu khích nào từ phía Triều Tiên, đặc biệt khi nước này chuẩn bị kỷ niệm 68 năm ngày Quốc khánh (9/9/1948-9/9/2016).
Hội đồng Bảo an LHQ cảnh báo sẽ “rắn” với Triều Tiên
Triều Tiên tuyên bố thử hạt nhân lần 5, gây rung chấn mạnh
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lên án vụ thử hạt nhân của Triều Tiên