Thế giới 7 ngày: IS vươn vòi bạch tuộc tới Mỹ
VOV.VN -IS nhận trách nhiệm các vụ đánh bom tại Syria, Yemen và mới đây đã đưa ra danh sách 100 quân nhân Mỹ "vào tầm ngắm"...
Trước đó, IS cũng lên tiếng nhận trách nhiệm về hàng loạt các vụ đánh bom tự sát do tại 2 nhà thờ Hồi giáo ở Yemen ngày 20/3, khiến ít nhất 142 người thiệt mạng. Những động thái này cho thấy tổ chức IS ngày càng tỏ rõ tham vọng bành trướng, "vươn vòi bạch tuộc" tới mọi khu vực trên thế giới.
Mới đây Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đưa ra Báo cáo mới nhất về chi phí cho cuộc chiến chống IS tại Trung Đông. Báo cáo cho biết, cuộc chiến chống IS tại Iraq và Syria bắt đầu hồi tháng 6/2014 đến nay đã tiêu tốn 2,4 tỷ USD và con số này vẫn đang tiếp tục tăng lên.
Theo số liệu chính thức mới nhất từ Yemen, số người thiệt mạng trong 3 vụ đánh bom ở thủ đô Sana'a và tỉnh Saada hôm 20/3 vừa qua đã lên đến 137 nạn nhân, ngoài ra ra còn có 357 người bị thương.
Cuộc khủng hoảng hiện nay không chỉ đẩy Yemen đến bờ vực nội chiến mà còn tạo điều kiện cho các nhánh khủng bố Al Qaeda gia tăng hiện diện trong các bộ lạc người Hồi giáo dòng Sunni.
Một số nước thành viên Liên minh châu Âu đang hối thúc EU sớm quyết định về việc gia hạn các biện pháp trừng phạt nhằm vào ngành tài chính, năng lượng, quốc phòng của Nga dự kiến hết hiệu lực vào tháng 7 tới. Trong khi đó một số thành viên khác phản đối do đã "ngấm đòn" thiệt hại kinh tế dưới tác động của các lệnh trừng phạt này.
Giới phân tích nhận định, vấn đề Nga- Ukraine là "phép thử" đối với sự đoàn kết của EU.
>> Xem thêm: Đối đầu với Nga: EU sẽ bị “con ngựa thành Troy” làm tan đàn xẻ nghé
Ngày 19/3 nhà lãnh đạo Nam Ossetia Leonid Tibiliov đưa ra tuyên bố: “Nam Ossetia hy vọng rằng ý tưởng gia nhập Nga sẽ sớm được thực hiện”.
Những động thái này khiến phương Tây lo ngại về một "kịch bản Crimea" sẽ lặp lại với khu vực Nam Ossetia này.
>> Xem thêm: Phương Tây "phát sốt" vì Nam Ossetia có thể là Crimea tiếp theo
>> Xem thêm: Crimea 1 năm nhìn lại: Thất bại của Mỹ và “tiêu chuẩn kép” với Nga
>> Xem thêm: Sau 1 năm, Nga biến Crimea thành tiền đốn án ngữ Đông- Tây
Ông Lý Quang Diệu, 91 tuổi, là người có công biến Singapore từ một quốc gia lạc hậu thành một trong những nền kinh tế phát triển nhất châu Á. Ông Lý Quang Diệu trở thành Thủ tướng của Singapore từ năm 1959-1990 và nhường lại chức vụ này cho Phó Thủ tướng lúc đó là ông Goh Chok Tong, người nhường lại chức vụ này cho ông Lý Hiển Long vào năm 2004.
Nhiều người dân mong muốn ông Lý Quang Diệu có thể sống thêm vài tháng nữa để dự lễ kỷ niệm 50 ngày độc lập của Singapore (9/8/1965- 9/8/2015).
7. Ngoại trưởng Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc ngày 21/3 đã nhóm họp tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc nhằm giảm căng thẳng trong khu vực liên quan đến các vấn đề tranh chấp lãnh thổ và ngoại giao giữa ba nước.
Cuộc gặp lần thứ 7 này giữa ba nước diễn ra sau gần 3 năm kể từ tháng 4/2012.
Theo đánh giá của các chuyên gia, bất đồng lớn nhất giữa ba nước trong một vài năm qua xoay quanh vấn đề lịch sử và tranh chấp lãnh thổ, và nó đã trở thành một cản trở lớn trong quan hệ giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc và là lý do chính tại sao cuộc gặp ba bên lại bị trì hoãn trong suốt thời gian qua.
Trong tuyên bố chung đưa ra sau cuộc họp, Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cùng người đồng cấp Nhật Bản Fumio Kishida cùng thống nhất sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh ba bên vào thời điểm thuận lợi và sớm nhất có thể./.