Thế giới 7 ngày: Nguy cơ chiến tranh toàn diện Ukraine
VOV.VN -Mặc dù lệnh ngừng bắn có hiệu lực từ 15/2, đến nay miền Đông Ukraine vẫn không im tiếng súng
Phe biểu tình đổ lỗi về tình trạng chết người này cho các tay súng bắn tỉa của chính phủ Ukraine (khi ấy dưới quyền của Tổng thống Yanukovych), còn Tổng thống Yanukovych quy cho người biểu tình lỗi kích động bạo lực.
Ông Yanukovych đã trốn khỏi Ukraine và chính quyền của ông này sụp đổ. Theo sau đó là sự kiện Nga sáp nhập Crimea, và xung đột bạo lực ở miền đông Ukraine tiếp diễn cho đến nay đã khiến khoảng 5.700 người thiệt mạng.
>> Xem thêm: Ukraine sau một năm chính biến vẫn ngổn ngang
Tuy nhiên, giới quan sát nhận định, Thỏa thuận Minsk 2 trở nên hết sức mong manh, khi các bên giao tranh vẫn tiếp tục nổ súng ở miền Đông Ukraine. Các bên liên tục đổ lỗi cho nhau vi phạm lệnh ngừng bắn. Chiến sự ác liệt khiến thêm hàng chục người thiệt mạng, thị trấn chiến lược Debaltseve thực sự biến thành một khu vực đổ nát.
Chính phủ của Tổng thống Poroshenko đã để ngỏ khả năng cho một cuộc chiến tranh toàn diện. Trong cuộc phỏng vấn đài phát thanh CBC của Canada ngày hôm qua, 21.2, Thứ trưởng Ngoại giao Ukraine, ông Vadym Prystaiko cho biết Kiev đã sẵn sàng cho chiến tranh toàn diện. Đồng thời, Ukraine cũng để ngỏ khả năng kêu gọi phương Tây cung cấp vũ khí sát thương cho quân đội nước này.
>> Xem thêm: Ukraine- Nguy cơ chiến tranh cận kề
>> Xem thêm: Khủng hoảng Ukraine: Debaltseve tan hoang tạm ngưng tiếng súng
Trước đó, Ukraine đã cáo buộc Nga đưa xe tăng và quân đội tới miền Đông nước này. Phía Nga chưa có phản ứng nào trước cáo buộc này, song Nga lâu nay vẫn luôn bác bỏ mọi cáo buộc về sự hiện diện của quân đội nước này tại miền Đông Ukraine.
Các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây và giá dầu giảm đã khiến kinh tế Nga hao hụt khoảng 200 tỷ USD. Những khó khăn của nền kinh tế đang buộc các nhà lãnh đạo Nga phải tìm ra hướng đi mới. Các nhà phân tích dự đoán, năm 2015 sẽ là một bước ngoặt của nền kinh tế lớn thứ 8 thế giới này.
Nếu thực hiện đúng các cam kết, Athens sẽ được nhận nốt 7,2 tỷ euro còn lại trong gói cứu trợ 240 tỷ euro của EU.
Trước đó, cuộc họp giữa nhóm Bộ trưởng Tài chính Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu và Hy Lạp đã kết thúc ngày 16/2 tại Bỉ nhưng không đạt được thỏa thuận cuối cùng về chương trình cứu trợ Hy Lạp sau khi Hy Lạp bác bỏ dự thảo do Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu đề xuất.
Thủ tướng Tsipras muốn có thêm thời gian để triển khai kế hoạch cải cách riêng của minh. Ngược lại, Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu cho rằng Hy Lạp không thể đơn phương vượt qua chương trình cứu trợ sẽ hết hạn vào ngày 28/2 này và chỉ đồng ý gia hạn gói cứu trợ nếu Hy Lạp tiếp tục thực hiện chính sách khắc khổ.
7. Ngày 19/2/2015, nhiều nơi trên thế giới kỷ niệm Tết Nguyên đán theo lịch Mặt Trăng (Âm lịch). Năm nay được gọi theo phong tục Á Đông là năm con Dê hoặc con Cừu (tùy theo từng dân tộc).
Tại Sydney, Australia, những người châu Á tổ chức múa lân, múa rồng. Tại New York có bắn pháo hoa trên sông Hudson. Trung Quốc, Việt Nam tổ chức đón Tết tưng bừng với các lời chúc Năm mới thịnh vượng.
>> Xem thêm: Trung Quốc gọi Năm Mùi là Năm Dê hay Năm Cừu?