Thế giới lên án Trung Quốc thay đổi hiện trạng trên Biển Đông
VOV.VN -Dư luận quốc tế chỉ trích các hành vi cải tạo bãi đá, xây dựng đường băng... của Trung Quốc trên Biển Đông
Dư luận quốc tế đồng loạt lên tiếng chỉ trích hành động sai trái này của phía Trung Quốc. Các chuyên gia quân sự tại Lầu Năm Góc đã buộc tội Trung Quốc cố tạo ra “những sự đã rồi” để làm cơ sở cho những tuyên bố chủ quyền phi lý của nước này trong các khu vực hiện vẫn đang diễn ra tranh chấp với các nước khác trên Biển Đông.
Phát biểu với các phóng viên trong chuyến thăm Nhật Bản vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cảnh báo, hành động của Bắc Kinh trên Biển Đông có thể “dẫn đến những hậu quả nguy hiểm”.
Thứ trưởng Ngoại giao 3 nước Mỹ - Nhật - Hàn sau phiên đàm phán 3 bên Mỹ - Nhật - Hàn tại thủ đô Washington, Mỹ, ngày 16/4 cùng lên tiếng thúc giục Trung Quốc tuân thủ luật quốc tế, chấm dứt việc xây dựng và cải tạo phi pháp các đảo trên biển Đông với mục đích đặt dấu ấn của mình trong khu vực.
Trước đó ngày 15/4, Bộ trưởng các nước Đức, Nhật Bản, Anh, Mỹ, Canana, Pháp và Italy (Nhóm G7) đã lên tiếng bày tỏ lo ngại về “bất kỳ một hành vi đơn phương nào, bao gồm cả việc cải tạo trên quy mô lớn, làm thay đổi hiện trạng và leo thang căng thẳng trên Biển Đông”.
Tuyên bố chung của nhóm G7 nêu rõ: “Chúng tôi cực lực lên án mọi hành động áp đặt chủ quyền lãnh hải bằng việc đe dọa, o ép hay sử dụng vũ lực”.
>> Xem thêm: Chùm ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc cải tạo phi pháp trên Biển Đông
Các chủ đề mà người dân Nga quan tâm bao gồm lệnh cấm vận của phương Tây và cuộc khủng hoảng kinh tế đang xảy ra tại Nga.
Bên cạnh đó, chính sách đối ngoại, trong đó trọng tâm là những căng thẳng giữa Nga với phương Tây xung quanh cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine, cũng được người dân Nga chất vấn người đứng đầu đất nước.
Tổng thống Putin nêu những con số rất ấn tượng về tình hình kinh tế của đất nước năm qua với tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn dương (0,6%), lạm phát đã được khống chế, tổng sản phẩm quốc nội tăng, dự trữ ngoại tệ tăng... Chương trình thúc đẩy sản xuất trong nước để chống lại cuộc bao vây cấm vận từ bên ngoài cũng được Tổng thống Putin đề cập trong các câu trả lời của mình.
Tổng thống Putin khẳng định mọi đe dọa từ bên ngoài đã không làm Nga nhụt chí và Chính phủ Nga đã có những chính sách kịp thời giúp ngăn chặn đà tác động xấu của cuộc cấm vận lên nền kinh tế đất nước.
Tổng thống Nga cũng lên án việc Mỹ áp đặt sức mạnh của mình lên các nước khác và nhấn mạnh: “Những siêu cường luôn tự cho mình là ngoại lệ và là trung tâm quyền lực của thế giới không bao giờ muốn thiết lập mối quan hệ đồng mình. Họ chỉ muốn có các chư hầu. Tôi đang nói đến nước Mỹ và Nga sẽ không bao giờ chấp nhận mối quan hệ đó”.
>> Xem thêm: Đối thoại trực tiếp: Tổng thống Nga nhận được hơn 3 triệu câu hỏi
Tổng thống Nga cũng cho rằng, việc cung cấp S-300 cho Iran “không gây đe dọa đến Israel”, S-300 là hệ thống mang tính chất phòng thủ, do đó không thể gây nguy hiểm cho an ninh của các quốc gia khu vực Trung Đông.
Sau khi Nga ký quyết định dỡ bỏ lệnh cấm cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Iran, Thủ tướng Israel hôm 14/4 đã bày tỏ mối quan ngại về quyết định này. Thủ tướng Israel cho rằng, dựa vào quyết định này, Iran sẽ tăng cường vũ trang cho chính quyền Syria hay phong trào Hezbollah bao vây Israel.
Trước đó, ngày 13/4, Tổng thống Nga ký sắc lệnh cung cấp tên lửa của hệ thống phòng không S-300 cho Tehran
Nga đã ký hợp đồng cung cấp 5 hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Iran từ năm 2007 với giá trị 800 triệu USD. Tuy nhiên, vào năm 2010, hợp đồng này buộc phải tạm thời đình chỉ do lệnh cấm vận bán vũ khí cho Iran của Liên Hợp Quốc. Moscow tin rằng lúc này, lệnh cấm vận là không còn phù hợp. Hơn thế nữa, hệ thống tên lửa phòng không S-300 không nằm trong danh sách cấm.
>> Xem thêm: Tổng thống Nga giải thích về quyết định bỏ lệnh cấm bán S-300 cho Iran
Máy bay Airbus A320 của hãng Germanwings bị nạn trên hành trình từ Barcelona, Tây Ban Nha về Duesseldorf, Đức làm toàn bộ hành khách và phi hành đoàn gồm 150 người thiệt mạng. Các kết quả điều tra đến nay cho thấy viên cơ phó người Đức đã cố tình điều khiển máy bay lao xuống núi sau khi chặn cửa không cho cơ trưởng quay trở lại buồng lái.
>> Xem thêm: Lần đầu công bố di ảnh cơ trưởng Germanwings 4U 9525
16/4/2015, tròn một năm xảy ra thảm kịch chìm phà Sewol, người dân Hàn Quốc tổ chức nhiều hoạt động tưởng niệm trên khắp đất nước để tưởng nhớ hàng trăm học sinh và giáo viên đã thiệt mạng trong vụ tai nạn khủng khiếp này. Thời gian trôi qua, song nỗi đau và sự giận dữ của các gia đình nạn nhân vẫn chưa thể nguôi ngoai.
Sáng 16/4, người thân của 304 học sinh thiệt mạng trong vụ chìm phà tập chung tại một cảng nhỏ ở thành phố Ansan thắp nến, thả hoa và dành một phút mặc niệm tưởng nhớ 304 nạn nhân của thảm họa phà Sewol. Buổi lễ diễn ra trong nước mắt giàn dụa và những tiếng nấc nghẹn đau đớn.
Cách đây 1 năm, ngày 16/4/2014, chiếc phà định mệnh Seoul tải trọng 6.825 tấn, chở 476 hành khách, trong đó có nhiều học sinh đã bị nghiêng và chìm ở ngoài khơi đảo Jindo khi đang trên hành trình từ thành phố cảng Incheon, phía tây Sewol tới đảo nghỉ dưỡng Jeju.
Sau vụ chìm phà, Chính phủ Hàn Quốc đã phải đối mặt với hàng loạt chỉ trích, nhất là về sự phản ứng chậm chạp và thiếu phối hợp hoạt động của lực lượng bảo vệ bờ biển trong quá trình tìm kiếm và cứu các nạn nhân. Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye sau đó phải tuyên bố giải tán Lực lượng bảo vệ bờ biển.
>> Xem thêm: Dư luận Hàn Quốc yêu cầu cuộc điều tra mới về vụ chìm phà Sewol
Phát biểu vài giờ sau vụ tấn công thảm khốc nói trên, Tổng thống Afghanistan Ghani nhấn mạnh: “Ai phải nhận trách nhiệm trong vụ đánh bom tại Nangarha? Chắc chắn không phải là Taliban mà chính là IS”.
Trước đó, các phương tiện truyền thông tại Afghanistan đã dẫn lời một kẻ không rõ danh tính tự xưng là người phát ngôn của IS và lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ này.
Trợ lý Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền Ivan Simonovic, người đang có chuyến thăm Afghanistan đã gọi vụ tấn công này là “tội ác chiến tranh”: “Việc sử dụng bom tự sát và các loại vũ khí khác để tấn công dân thường của những nhóm phiến quân rõ ràng là một tội ác chiến tranh và những kẻ lên kế hoạch cũng như thực hiện vụ này phải bị trừng trị”.
Tính đến nay, đã có ít nhất 110 công dân Australia đến Iraq và Syria tham gia chiến đấu cùng các phần tử Hồi giáo cực đoan.
Hiện chính phủ Australia đang duy trì mức cảnh báo khủng bố cao nhằm đối phó với các nguy cơ đến từ những phần tử ủng hộ IS.
8. Sáng sớm ngày 13/4 (theo giờ Việt Nam), Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã chính thức tuyên bố tranh cử Tổng thống Mỹ qua một video đăng tải trên YouTube. Với tuyên bố này, bà Clinton đã trở thành ứng cử viên đầu tiên của Đảng Dân chủ ghi danh vào cuộc đua tới chiếc ghế chủ nhân Nhà Trắng nhiệm kỳ 2016-2020.
Việc gần như là ứng viên duy nhất của Đảng Dân chủ tranh cử Tổng thống năm 2016 vừa là một ưu thế vừa là một thách thức với bà Hillary Clinton.
Một vài chuyên gia nhận định, cách duy nhất để bà Clinton có thể đánh bại đối thủ của bà chính là tận dụng vị thế cựu Ngoại trưởng của bà để truyền bá rộng rãi những đề xuất chính trị của mình.
Các chuyên gia này cho rằng, con đường chính trị của bà sẽ giúp cho những đề xuất của bà có “sức nặng” vượt trội so với các đối thủ của Đảng Cộng hòa như các Thượng Nghị sĩ Ted Cruz và Marco Rubio.
>> Xem thêm: Hillary Clinton- những ưu thế và thách thức khi ứng cử Tổng thống./.