Thế khó của Mỹ khi Ukraine muốn nhiều vũ khí hơn để chặn đà tiến công của Nga

VOV.VN - Chính quyền Tổng thống Biden và các đồng minh đang cố gắng để cân bằng những ưu tiên của mình với những đòi hỏi của Ukraine khi Nga đẩy mạnh tấn công ở miền Đông Ukraine.

Thế khó của Mỹ

Ukraine cho biết họ cần các loại pháo tầm xa và những vũ khí tiến tiến được vận chuyển nhanh hơn để chặn đà tiến công của Nga. Mỹ và châu Âu khẳng định sẽ cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine song vẫn thận trọng trong việc hỗ trợ quá nhiều trang thiết bị cho Kiev trước khi các binh lính Ukraine được huấn luyện. Lầu Năm Góc cũng lo ngại nguy cơ cạn kiệt vũ khí trong những tháng tới.

Theo các nhà ngoại giao phương Tây, phương Tây đang cố gắng để cân bằng ưu tiên của mình với những đòi hỏi của Ukraine khi Nga đẩy mạnh tấn công ở miền Đông Ukraine.

Các quan chức Mỹ nhận định, Ukraine có thể tăng cường phản công và giành lại một số chứ không phải toàn bộ lãnh thổ hiện Nga đang kiểm soát nếu phương Tây cung cấp cho nước này các loại vũ khí mới. Tuy nhiên, một số quan chức lo ngại, việc đưa quá nhiều chuyên gia quân sự Ukraine khỏi tiền tuyến trong nhiều tuần để huấn luyện sử dụng các loại vũ khí mới có thể làm suy yếu khả năng phòng thủ của Ukraine, vô tình giúp Nga đạt được nhiều thành quả hơn và khiến các cuộc phản công trong tương lai khó thực hiện.

“Không có lựa chọn nào tốt trong tình hình này. Ukraine phải cử những chuyên gia giỏi nhất đi và đưa họ về trong 1 hoặc 2 tuần huấn luyện. Nhưng về dài hạn, tôi nghĩ đây có lẽ là một bước đi sáng suốt”, Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ tiểu bang Rhode Island - ông Jack Reed, đồng thời là người đứng đầu Ủy ban Quân vụ Thượng viện cho hay.

Ngoài ra, các quan chức Lầu Năm Góc cũng lo ngại về khả năng sẵn sàng hỗ trợ của Mỹ nếu chiến tranh tiếp diễn trong nhiều tháng hoặc lâu hơn. Sau 2 thập kỷ hỗ trợ những chiến dịch chống khủng bố, ngành Quốc phòng Mỹ gần như dừng sản xuất các loại vũ khí mà Ukraine cần để cầm cự trong một cuộc chiến tiêu hao kéo dài. Mỹ đã thông qua 54 tỷ USD hỗ trợ quân sự, kinh tế và nhân đạo cho Ukraine, đồng thời cung cấp thêm 7 tỷ USD vũ khí từ kho quân sự của Lầu Năm Góc.

Những yêu cầu cấp bách của Ukraine được đưa ra giữa bối cảnh Mỹ đang tăng cường cung cấp cho Kiev các loại vũ khí tiên tiến. Những đợt vận chuyển tiếp theo sẽ bao gồm hệ thống pháo phản lực HIMARS, các tên lửa chống hạm Harpoon và đạn pháo dẫn đường chính xác Excalibur. Tuy nhiên, máy bay chiến đấu và máy bay không người lái, nằm trong danh sách các loại phương tiện quân sự Ukraine muốn nhận được, hiện vẫn chưa được tính tới. Phương Tây lo ngại, Moscow có thể coi đây là động thái khiêu khích đi quá giới hạn và binh lính Ukraine phải mất nhiều thời gian để học cách sử dụng chúng.

Cuộc chiến ở thời điểm bước ngoặt

Cuộc chiến kéo dài gần 5 tháng giữa Nga và Ukraine đang ở thời điểm bước ngoặt, các quan chức Mỹ và những nguồn tin thân cận với các đánh giá tình báo cho hay. Khoảng 100 – 200 binh lính Ukraine thiệt mạng mỗi ngày kể từ khi Nga dịch chuyển mục tiêu của chiến dịch quân sự sang miền Đông Ukraine. Trong khi đó, theo các quan chức phương Tây, Nga cũng đối mặt với tổn thất lớn về lực lượng và trang thiết bị khi gần 1/3 trang thiết bị của Moscow bị phá hủy trong cuộc chiến này. Nga cũng đang cố gắng thực hiện nhiều biện pháp để giải quyết việc thiếu lực lượng.

Nga có lẽ cho rằng sự ủng hộ của phương Tây cho Ukraine sẽ sớm đạt đến giới hạn khi Mỹ và châu Âu ngày càng lo lắng về giá năng lượng, hiện đã tăng vọt kể từ khi cuộc chiến nổ ra.

Theo một số nguồn tin thân cận, chiến dịch hiện tại của Nga không còn thúc bách để nhanh chóng đạt được thành quả trên chiến trường như giai đoạn đầu cuộc chiến nhằm kiểm soát Kiev. Trong những tuần gần đây, Nga đang thay đổi vị trí các chỉ huy chiến trường cấp cao ở Ukraine và các quan chức Mỹ nhận định rằng, Nga đã chuyển sang chiến thuật tấn công từ từ và kéo dài.

Quân đội Nga chủ yếu dựa vào lợi thế vượt trội về pháo binh ở khu vực Donbass, để tấn công từ xa trước khi đưa lực lượng vào.

Trong những ngày gần đây, theo một đánh giá từ Viện Nghiên cứu Chiến tranh, một số lực lượng của Nga được cho là đã thực hiện khoảng dừng chiến lược trong khi các lực lượng khác tấn công vào Donetsk – một vùng lãnh thổ ở Donbass.

Phương Tây cho rằng việc tái trang bị và tải tổ chức lực lượng của Nga đang chậm dần sau thắng lợi ở Lugansk. Moscow dường như cũng đang cố gắng xoay sở để lấp đầy sự thiếu hụt về nhân lực để tiếp tục cuộc chiến.

Khả năng phản công của Ukraine

Các quan chức Mỹ cũng nhận định, Ukraine khó có thể tiến hành chiến dịch phản công trong tương lai gần, song nước này vẫn có những lợi thế nhất định. Ukraine có thể sử dụng các vũ khí hiện đại do Mỹ và châu Âu thiết kế, trong đó có hệ thống HIMARS và các tên lửa chống tăng như Javelin và NLAW để đối phó hiệu quả hơn với Nga

Tuy nhiên, ưu thế vượt trội về hỏa lực của Nga vẫn cho phép các lực lượng của nước này tiếp tục các cuộc tiến công.

Ukraine cho rằng chìa khóa để các lực lượng của nước này sống sót cũng như làm chậm đà tiến công của Nga là nhận được nhiều trang thiết bị và các khóa huấn luyện từ phương Tây. Nhóm binh lính Ukraine đầu tiên đã đến Anh vào tuần trước để tham dự một chương trình huấn luyện mới mà các quan chức cho là sẽ đào tạo khoảng 10.000 binh lính Ukraine về vũ khí, tuần tra, sơ cứu và những kỹ năng khác, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace nhận định.

"Anh đáp lại những yêu cầu của Ukraine bằng cách cung cấp các thiết bị cần thiết để duy trì phản ứng hiệu quả trước các hành vi gây hấn của Nga và đào tạo cho binh lính sử dụng các thiết bị đó", Tùy viên Quốc phòng Anh tại Washington Mick Smeath cho hay.

Các cơ quan tình báo của Washington đang đánh giá xem liệu các lực lượng Ukraine có thể nhanh chóng tiếp thu cách sử dụng và triển khai các vũ khí tân tiến của Mỹ như thế nào. Hệ thống HIMARS là tâm điểm trong những vũ khí tầm xa mới phương Tây chuyển cho Kiev giữa bối cảnh quân đội Ukraine đang cạn kiệt đạn tên lửa và đạn pháo thời Liên Xô.

Hệ thống pháo phản lực này có thể phóng các quả đạn có vệ tinh dẫn đường với tầm bắn hơn 70 km, xa hơn bất kỳ hệ thống nào Ukraine từng sở hữu. Các quan chức Mỹ và Ukraine cho biết 2 hệ thống đầu tiên được vận chuyển tới Ukraine đã phá hủy các kho đạn dược, hệ thống phòng không và chốt chỉ huy của Nga.

"HIMARS đã tạo ra khác biệt to lớn trên chiến trường", Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksiy Reznikov nhận định.

Nhà Trắng ngày 8/7 cho biết, Mỹ đã cung cấp thêm 4 hệ thống HIMARS, cùng với 8 hệ thống đã được chuyển giao cho Ukraine trước đó, cũng như đào tạo khoảng 100 binh lính Ukraine. Các quan chức trong chính quyền Tổng thống Biden cũng thông báo kín rằng sẽ có thêm những hệ thống này được chuyển cho Kiev. Anh và Đức cũng cam kết sẽ cung cấp 3 hệ thống tương tự cho Ukraine.

Tuy nhiên, các quan chức Ukraine cho biết họ cần khoảng 300 hệ thống HIMARS để đánh bại Nga trong khi một số cựu quan chức Lầu Năm Góc nhận định, cần ít nhất 60 - 100 hệ thống để làm gián đoạn chiến dịch của Nga.

Một báo cáo của Viện nghiên cứu quân chủng liên hợp Hoàng gia Anh (Royal United Services Institute) cảnh báo, việc cung cấp các hệ thống pháo khác nhau cho Ukraine đang gây ra những hệ quả không báo trước.

"Hiện nay, mỗi quốc gia cung cấp một hệ thống với cách sử dụng khác nhau đang khiến Ukraine đối mặt với cơn ác mộng về hậu cần khi mỗi hệ thống lại cần những khóa huấn luyện, cũng như các hệ thống bảo trì và hậu cần khác nhau", báo cáo trên cho hay.

Tác giả của báo cáo, nhà quan sát Jack Watling và Nick Reynold cũng kết luận rằng Ukraine cần các thiết bị chiến tranh điện tử như các hệ thống gây nhiễu để đánh bại những hệ thống tiên tiến của Nga.

"Ukraine có ý chí đánh bại Nga. Nhưng hiện nay, những lợi thế của Nga và điểm yếu của Ukraine đang dẫn đến một cuộc xung đột tiêu hao, có nguy cơ trở thành cuộc chiến kéo dài với lợi thế thuộc về Nga"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ukraine vẫn loay hoay tìm đường xuất khẩu ngũ cốc ra thế giới
Ukraine vẫn loay hoay tìm đường xuất khẩu ngũ cốc ra thế giới

VOV.VN - Trong bối cảnh vụ thu hoạch mới bắt đầu, Ukraine lo ngại số ngũ cốc mà các nước Trung Đông, châu Phi đang cần cuối cùng sẽ bị lãng phí vì hư hỏng do ảnh hưởng của xung đột.

Ukraine vẫn loay hoay tìm đường xuất khẩu ngũ cốc ra thế giới

Ukraine vẫn loay hoay tìm đường xuất khẩu ngũ cốc ra thế giới

VOV.VN - Trong bối cảnh vụ thu hoạch mới bắt đầu, Ukraine lo ngại số ngũ cốc mà các nước Trung Đông, châu Phi đang cần cuối cùng sẽ bị lãng phí vì hư hỏng do ảnh hưởng của xung đột.

Vai trò của châu Âu trong việc chấm dứt xung đột Nga – Ukraine
Vai trò của châu Âu trong việc chấm dứt xung đột Nga – Ukraine

VOV.VN - Theo The Conversation, viễn cảnh chấm dứt chiến sự Nga – Ukraine sẽ chỉ đạt được thông qua các cuộc đàm phán thành công giữa các nước châu Âu và Moscow.

Vai trò của châu Âu trong việc chấm dứt xung đột Nga – Ukraine

Vai trò của châu Âu trong việc chấm dứt xung đột Nga – Ukraine

VOV.VN - Theo The Conversation, viễn cảnh chấm dứt chiến sự Nga – Ukraine sẽ chỉ đạt được thông qua các cuộc đàm phán thành công giữa các nước châu Âu và Moscow.

Thủy lôi: Mối nguy hiểm chết người rình rập tại các vùng biển của Ukraine
Thủy lôi: Mối nguy hiểm chết người rình rập tại các vùng biển của Ukraine

VOV.VN - Thủy lôi do các bên tham chiến thả xuống khi chiến sự Nga-Ukraine leo thang, gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với con người và làm gián đoạn việc mở lại các tuyến đường vận chuyển ngũ cốc.

Thủy lôi: Mối nguy hiểm chết người rình rập tại các vùng biển của Ukraine

Thủy lôi: Mối nguy hiểm chết người rình rập tại các vùng biển của Ukraine

VOV.VN - Thủy lôi do các bên tham chiến thả xuống khi chiến sự Nga-Ukraine leo thang, gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với con người và làm gián đoạn việc mở lại các tuyến đường vận chuyển ngũ cốc.

Mỹ nghi ngại Trung Quốc không trung lập trong xung đột Nga - Ukraine
Mỹ nghi ngại Trung Quốc không trung lập trong xung đột Nga - Ukraine

VOV.VN - Mới đây, Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken tuyên bố, ông đã nêu với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị rằng Bắc Kinh đang “không trung lập” trong vấn đề Nga - Ukraine và đang giúp Moscow mở rộng tuyên truyền.

Mỹ nghi ngại Trung Quốc không trung lập trong xung đột Nga - Ukraine

Mỹ nghi ngại Trung Quốc không trung lập trong xung đột Nga - Ukraine

VOV.VN - Mới đây, Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken tuyên bố, ông đã nêu với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị rằng Bắc Kinh đang “không trung lập” trong vấn đề Nga - Ukraine và đang giúp Moscow mở rộng tuyên truyền.

Chiến lược của Mỹ "cầm chân" Nga trong cuộc chiến ở Ukraine
Chiến lược của Mỹ "cầm chân" Nga trong cuộc chiến ở Ukraine

VOV.VN - Quỹ đạo lâu dài của cuộc xung đột Nga-Ukraine dường như ngày càng được định hình bằng việc liệu Mỹ và các đồng minh có thể duy trì cam kết quân sự, chính trị và tài chính với Ukraine để cầm chân Nga hay không.

Chiến lược của Mỹ "cầm chân" Nga trong cuộc chiến ở Ukraine

Chiến lược của Mỹ "cầm chân" Nga trong cuộc chiến ở Ukraine

VOV.VN - Quỹ đạo lâu dài của cuộc xung đột Nga-Ukraine dường như ngày càng được định hình bằng việc liệu Mỹ và các đồng minh có thể duy trì cam kết quân sự, chính trị và tài chính với Ukraine để cầm chân Nga hay không.