Tổng thống Mỹ Donald Trump mạo hiểm với cuộc đua vũ trang mới?

VOV.VN - Báo cáo đánh giá phòng thủ tên lửa của Mỹ với 1 kế hoạch đầy tham vọng như thời Tổng thống Reagan liệu có tạo ra cuộc đua vũ trang mới trên thế giới?

Cảm hứng từ người tiền nhiệm

Với tham vọng triển khai thêm các tầng cảm biến không gian để phát hiện tên lửa đạn đạo của kẻ thù và thậm chí là khả năng triển khai các vũ khí đánh chặn trong không gian nhằm tiêu diệt các các đầu đạn hạt nhân, Báo cáo đánh giá phòng thủ tên lửa mới được công bố của Mỹ được so sánh với sáng kiến "Star Wars" (Chiến tranh giữa các vì sao) của Tổng thống Ronald Reagan đầu những năm 1980.

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AFP
Thực tế là ở một khía cạnh nào đó trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Donald Trump dường như gợi lại sáng kiến của người tiền nhiệm Ronald Reagan khi ông nói về một chương trình phòng thủ tên lửa có thể "bảo vệ từng thành phố của nước Mỹ".

Dù vậy, BBC nhận định bài phát biểu của ông Trump có phần lan man và khó để xác định rõ ràng hướng phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ là gì, ngoài việc nó sẽ phải tốt hơn và lớn hơn những hệ thống trước đó. Tổng thống cho rằng "Mỹ phải nhanh chóng vượt qua các đối thủ và phải có những bước đi nhất định với những nhân tố làm tổn hại đến chúng ta".

Tuy nhiên, một điều rõ ràng là những gì Tổng thống Trump đề xuất đã đánh dấu một sự thay đổi đáng kể trong hướng tiếp cận của Washington đối với vấn đề phòng thủ tên lửa. Theo cách này, hệ thống phòng thủ tên lửa đầy tham vọng của Mỹ có thể phá vỡ sự cân bằng chiến lược hiện nay, giống như kế hoạch của Tổng thống Reagan trong cuộc chạy đua quân sự hóa không gian thời kỳ đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh.

Trong những năm Chiến tranh Lạnh, hệ thống phòng thủ tên lửa có thể được triển khai nhưng bị hạn chế nghiêm ngặt bởi một thỏa thuận giữa Mỹ và Liên Xô có tên là Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo (Gọi tắt là Hiệp ước ABM). Ý tưởng về việc xây dựng một lá chắn chống tên lửa của Tổng thống Reagan khi đó được coi là "viển vông" do chi phí quá lớn và những trở ngại về công nghệ.

Tuy nhiên, thời thế đã khác và những đe dọa tiềm ẩn của nước Mỹ cũng thay đổi so với các thời kỳ trước đó. Tháng 12/2001, Tổng thống George W Bush đã quyết định rút khỏi Hiệp ước ABM để có thể phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa mà trước đó bị hạn chế, nhằm chống lại mối đe dọa từ các quốc gia như Iran và Triều Tiên. Vào thời điểm đó, điều này có vẻ giống như "lo bò trắng răng" nhưng thực tế đã cho thấy, sau nhiều năm, chương trình phát triển tên lửa của Triều Tiên đã có những bước tiến đáng kinh ngạc và theo một số chuyên gia, quốc gia này đủ khả năng để tấn công các mục tiêu ở bờ biển phía tây nước Mỹ.

Trong nhiều năm qua, Mỹ đã không ngừng phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa. Hiện Mỹ có 2 địa điểm triển khai các tên lửa đánh chặn là Alaska và California. Nhiều tàu chiến của Mỹ ngày nay có khả năng thực hiện hình thức phòng thủ tên lửa di động. Các hệ thống phòng thủ trên mặt đất cũng hoạt động tích cực ở Romania và một hệ thống khác đang được xây dựng ở Ba Lan. Ngày càng nhiều hệ thống phòng thủ di động được triển khai ở Hàn Quốc, Guam và Nhật Bản. Hệ thống phòng thủ tên lửa được mở rộng giúp Mỹ có thể bảo vệ các đồng minh của Washington cũng như các lực lượng của Mỹ đóng quân tại các khu vực này.

Tổng thống Trump đang mạo hiểm cho một cuộc chạy đua vũ trang?

Mở rộng hệ thống phòng thủ tên lửa là một nhiệm vụ không thay đổi trong chiến lược quốc phòng của Mỹ và điều này một lần nữa được khẳng định trong Báo cáo đánh giá phòng thủ Tên lửa được công bố ngày 17/1. Theo đó, báo cáo này khẳng định: "Khả năng phòng thủ tên lửa của Mỹ sẽ được triển khai để cung cấp sự bảo vệ hiệu quả cho Mỹ trước những đe dọa tấn công tên lửa từ các quốc gia khác".

Trong khi nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc bảo vệ người dân Mỹ, ông Trump cũng muốn tăng cường đáng kể khía cạnh khu vực trong hệ thống phòng thủ tên lửa. Điều này được cho là nhằm đối phó với các hệ thống của Nga và Trung Quốc tại châu Âu và Thái Bình Dương.

Tổng thống Trump cũng cho biết ông muốn bảo vệ Mỹ trước mọi cuộc tấn công tên lửa, bao gồm cả các tên lửa hành trình và tên lửa siêu thanh tân tiến. Moscow, Bắc Kinh và dĩ nhiên cả Washington đều muốn tăng cường phát triển các công nghệ quân sự hiện đại để dành được những lợi thế chiến lược.

Một hệ thống phòng thủ tiên tiến có thể là "lá chắn" hữu ích nhằm chống lại sự đe dọa và các cuộc tấn công từ bên ngoài. Nhưng nếu quá tập trung vào việc tăng cường và mở rộng hệ thống phòng thủ thì điều này có thể gây ra một cuộc chạy đua vũ trang mới trong việc phát triển các loại vũ khí tấn công.

Hơn nữa, nguy cơ sụp đổ của các thỏa thuận kiểm soát vũ trang hiện nay đang khiến nhiều chuyên gia lo ngại và những cuộc tranh cãi tưởng rằng chỉ có ở thời kỳ trước về tấn công và phòng thủ có thể sẽ lại quay trở lại với những vòng xoáy mới nguy hiểm hơn.

Dù vậy, việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa như tham vọng của ông Trump để thực hiện được cần vượt qua không ít các trở ngại. Trước tiên, đó là những câu hỏi về chi phí và khả năng. Quốc hội Mỹ từng sẵn lòng dành nhiều tiền cho hệ thống phòng thủ tên lửa. Nhưng sự thay đổi trong việc kiểm soát quyền lực ở Hạ viện và một loạt các nhu cầu ở các mặt khác cần đến ngân sách quốc phòng như tái trang bị và tái định hướng cho lực lượng vũ trang Mỹ để đương đầu trong kỷ nguyên mới có thể khiến cho ngân sách quốc phòng của Washington dù lớn đến đâu, cũng không thể đáp ứng mọi yêu cầu.

Ngoài ra, những thách thức về công nghệ luôn là vấn đề cần tính tới và dù hệ thống phòng thủ có hiệu quả và tiên tiến tới đâu thì việc phát triển ngày càng nhiều tên lửa tấn công sẽ luôn rẻ hơn và dễ dàng hơn để giành được thế “áp đảo”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ không thể thắng Trung Quốc nếu chỉ tấn công mà không lo phòng thủ
Mỹ không thể thắng Trung Quốc nếu chỉ tấn công mà không lo phòng thủ

VOV.VN - Chịu thâm hụt thương mại kỷ lục với Trung Quốc nhưng ông Trump vẫn nghĩ nước Mỹ trên cơ trong cuộc đối đầu toàn diện giữa 2 bên.

Mỹ không thể thắng Trung Quốc nếu chỉ tấn công mà không lo phòng thủ

Mỹ không thể thắng Trung Quốc nếu chỉ tấn công mà không lo phòng thủ

VOV.VN - Chịu thâm hụt thương mại kỷ lục với Trung Quốc nhưng ông Trump vẫn nghĩ nước Mỹ trên cơ trong cuộc đối đầu toàn diện giữa 2 bên.

Mỹ thử thành công hệ thống phòng thủ tên lửa mới ở Hawaii
Mỹ thử thành công hệ thống phòng thủ tên lửa mới ở Hawaii

VOV.VN - Hoạt động thử nghiệm hệ thống đánh chặn mới diễn ra thành công trong một buổi thử ở bờ biển Hawaii.

Mỹ thử thành công hệ thống phòng thủ tên lửa mới ở Hawaii

Mỹ thử thành công hệ thống phòng thủ tên lửa mới ở Hawaii

VOV.VN - Hoạt động thử nghiệm hệ thống đánh chặn mới diễn ra thành công trong một buổi thử ở bờ biển Hawaii.

Châu Âu ra mắt Liên minh phòng thủ chung, giảm dần sự phụ thuộc Mỹ
Châu Âu ra mắt Liên minh phòng thủ chung, giảm dần sự phụ thuộc Mỹ

VOV.VN - Châu Âu hôm qua (7/11) ra mắt Lực lượng can thiệp quân sự chung tại thủ đô Paris của Pháp.

Châu Âu ra mắt Liên minh phòng thủ chung, giảm dần sự phụ thuộc Mỹ

Châu Âu ra mắt Liên minh phòng thủ chung, giảm dần sự phụ thuộc Mỹ

VOV.VN - Châu Âu hôm qua (7/11) ra mắt Lực lượng can thiệp quân sự chung tại thủ đô Paris của Pháp.

Mỹ tiết lộ chiến lược phòng thủ tên lửa mới đối phó Nga, Trung Quốc
Mỹ tiết lộ chiến lược phòng thủ tên lửa mới đối phó Nga, Trung Quốc

VOV.VN - Chiến lược phòng thủ tên lửa mới của Bộ Quốc phòng là nhằm phản ứng trước đà tiến của công nghệ Trung Quốc và Nga, cũng như Triều Tiên.

Mỹ tiết lộ chiến lược phòng thủ tên lửa mới đối phó Nga, Trung Quốc

Mỹ tiết lộ chiến lược phòng thủ tên lửa mới đối phó Nga, Trung Quốc

VOV.VN - Chiến lược phòng thủ tên lửa mới của Bộ Quốc phòng là nhằm phản ứng trước đà tiến của công nghệ Trung Quốc và Nga, cũng như Triều Tiên.

Iran chuẩn bị kế hoạch phòng thủ trước các vụ tấn công mạng từ Mỹ
Iran chuẩn bị kế hoạch phòng thủ trước các vụ tấn công mạng từ Mỹ

VOV.VN - Giới nghị sĩ Iran đang chuẩn bị một dự luật yêu cầu lực lượng vũ trang nước này chuẩn bị bảo vệ Iran trước các cuộc tấn công mạng từ Mỹ.

Iran chuẩn bị kế hoạch phòng thủ trước các vụ tấn công mạng từ Mỹ

Iran chuẩn bị kế hoạch phòng thủ trước các vụ tấn công mạng từ Mỹ

VOV.VN - Giới nghị sĩ Iran đang chuẩn bị một dự luật yêu cầu lực lượng vũ trang nước này chuẩn bị bảo vệ Iran trước các cuộc tấn công mạng từ Mỹ.