Tổng thống Mỹ Trump “nén đau”, chấp nhận lạm phát để tung đòn thuế quan lớn

VOV.VN - Tân Tổng thống Mỹ Trump đã thể hiện ông sẵn sàng tung đòn thuế quan lớn vào những nước hưởng nhiều thặng dư thương mại với Mỹ, bất chấp nguy cơ lạm phát Mỹ tăng mạnh và chiến tranh thương mại nổ ra trên quy mô toàn cầu.

Quyết tâm không lay chuyển của ông Trump về thuế quan

Tổng thống Mỹ Trump tiếp tục thể hiện quyết tâm thúc đẩy “thương mại cân bằng hơn”. Hôm 13/2/2025, ông ra lệnh cho các cơ quan chức năng điều tra những kế hoạch thuế quan đối ứng mới có thể thúc đẩy thu nhập của nước Mỹ nhưng cũng đồng thời kích hoạt một cuộc chiến thương mại toàn cầu và gây ra lạm phát cao cho chính nước Mỹ.

Howard Lutnick - người được ông Trump đề cử giữ chức vụ Bộ trưởng Thương mại Mỹ, cho biết ông dự đoán cuộc điều tra này sẽ hoàn tất vào ngày 1/4 tới đây. Theo Bộ trưởng Lutnick, sau đó sẽ đến lượt Tổng thống Trump quyết định (kể từ ngày 4/2) khi nào thì thực thi những thuế quan mới được khuyến nghị.

Thuế quan đối ứng là một trong những cam kết tranh cử chủ chốt của ứng viên tổng thống Mỹ Trump trước đây. Đây là cách để ông “san bằng tỷ số” với những nước áp thuế lên hàng hóa Mỹ và giải quyết điều mà ông coi là thực tế thương mại bất công.

Tổng thống Trump nói với các phóng viên hôm 13/2 tại Phòng Bầu dục: “Họ áp thuế lên chúng ta, chúng ta áp lại ở mức tương tự”. Sau đó ông ký bản ghi nhớ mang tên “Kế hoạch Công bằng và đối ứng”.

Ông Trump cho biết, khi tính toán mức thuế quan đối ứng để áp lên các quốc gia khác, chính quyền của ông cũng tính đến những nước có thuế giá trị gia tăng (VAT) mà ông xem là “khắc nghiệt hơn cả thuế quan”.

Một tài liệu liên quan của Nhà Trắng ghi rằng: “Mỹ là một trong những nền kinh tế mở nhất thế giới nhưng các đối tác thương mại của chúng ta lại đóng cửa thị trường với hàng xuất khẩu của chúng ta. Việc thiếu hồi đáp là bất công và khiến thâm hụt thương mại thường niên của chúng ta ở mức lớn và kéo dài”.

Sau khi ký bản ghi nhớ, ông Trump đặc biệt nhấn mạnh đến Ấn Độ và tuyên bố nước này “dựng ra nhiều thuế quan hơn bất cứ nước nào khác”.

Ông Trump nhắc lại chi tiết hãng Mỹ “Harley Davidson không thể bán xe máy sang Ấn Độ do thuế quá cao”. Tài liệu của Nhà Trắng nêu rằng Ấn Độ “áp thuế quan 100% lên xe máy Mỹ nhưng phía Mỹ chỉ áp thuế quan 2,4% lên xe máy Ấn Độ”.

Ông Trump gợi ý rằng Ấn Độ có thể tránh các thuế quan mới nếu đưa hoạt động sản xuất, chế tạo của họ sang Mỹ (nhằm tạo thêm công ăn việc làm cho công dân Mỹ).

Ý đồ của ông Trump khi chấp nhập lạm phát để theo đuổi thuế quan đối ứng

Theo Đại diện thương mại Mỹ, hiện Mỹ đánh thuế quan nhập khẩu bình quân gia quyền ở mức 2% đối với hàng hóa công nghiệp.

Tỷ lệ thuế quan bình quân gia quyền chú ý đặc biệt đến giá trị hàng hóa nhập khẩu của một nước. Nghĩa là, nếu xuất khẩu của một nước bị nước khác áp thuế quan và những mặt hàng này tạo nên tỷ lệ lớn trong nhập khẩu tổng thể của nước đó thì tỷ lệ thuế quan bình quân gia quyền của họ sẽ cao hơn so với nước khác có hàng xuất khẩu chiếm thị phần nhỏ.

Ngoài mặt hàng nông nghiệp thì hàng hóa công nghiệp (với những sản phẩm như ô tô, quần áo, dầu…) trên thực tế bao hàm mọi thứ mà Mỹ nhập khẩu. Một nửa số hàng hóa công nghiệp trong số hàng nhập khẩu của Mỹ đã được nhập miễn thuế, theo Đại diện thương mại Mỹ.

Quan chức Nhà Trắng nói: “Công nhân và các ngành công nghiệp nước ta hứng chịu những thực tế bất công, chỉ được tiếp cận hạn chế thị trường nước ngoài. Không thể cứ thế này mãi”.

Tuy nhiên, giới kinh tế học cho rằng gánh nặng thuế quan có thể cuối cùng… lại rơi lên chính người tiêu dùng Mỹ, khi tạo ra lạm phát cao.

Bản thân Tổng thống Trump thừa nhận điều này: “Giá cả sẽ gia tăng ở mức độ nhất định trong ngắn hạn. Do vậy người Mỹ cần chuẩn bị cho cơn đau trong ngắn hạn”.

Đằng sau phát súng thuế quan đầu tiên của ông Trump và phản ứng của Trung Quốc

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh cử là tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc khi ngày 1/2, ông công bố mức thuế 10% đối với tất cả hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào nước này như một phần của các biện pháp thương mại toàn diện nhắm vào cả Mexico và Canada.

Các nhà nhập khẩu sẽ chuyển gánh nặng thuế quan vào chi phí của người bán lẻ. Đến lượt mình, người bán lẻ lại nâng mức giá của mặt hàng tiêu dùng.

Thực tế này khiến một bộ phận người ủng hộ ông Trump ngạc nhiên và tức giận, theo Nhật báo Phố Wall - tờ này còn đặt câu hỏi “Liệu Tổng thống Trump có hiểu về tiền tệ hay không?”.

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Mitch McConnell trong một bài viết đăng trên tờ Courier-Journal đã phê phán mức thuế quan của ông Trump vì đe dọa tăng chi phí sinh hoạt cho người dân bang Kentucky.

Nếu người dân Mỹ không chuyển sang được những mặt hàng thay thế rẻ hơn sau khi thuế quan trên được áp dụng, họ sẽ phải hứng chịu hậu quả của thuế quan tăng, theo Justin Weidner - nhà kinh tế thuộc Ngân hàng Deutsche. Tuy nhiên, các nhà sản xuất, bán lẻ và các công ty khác trong chuỗi cung ứng có thể hấp thụ một phần chi phí đó.

Mức thuế quan mới sẽ tác động mạnh vào nhiều nước đang phát triển, trong đó có Ấn Độ, Brazil và một số nước khác ở châu Á và châu Phi do chênh lệch về tỷ lệ thuế quan giữa hai bên.

Thí dụ, năm 2022, tỷ lệ thuế quan trung bình mà Mỹ áp lên hàng nhập khẩu từ Ấn Độ là 3%, trong khi Ấn Độ áp mức thuế quan lên tới 9,5% lên hàng nhập khẩu từ Mỹ, theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới. Dữ liệu Bộ Thương mại Mỹ cho biết, trong năm 2024, Ấn Độ xuất khẩu 87 tỷ USD hàng hóa sang Mỹ, trong khi Mỹ chỉ xuất khẩu 42 tỷ USD hàng hóa sang Ấn Độ.

Nhưng trọng tâm của ông Trump không chỉ là thuế quan mà còn là thuế giá trị gia tăng (VAT) tại các nước. Điều này đồng nghĩa những nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) như Đức, Ireland và Italy có thể đối diện tỷ lệ thuế quan cao hơn từ phía Mỹ.

Xem thêm:

>> Mỹ ngỡ ngàng trước thông tin cơ mật về Nga do Ukraine cung cấp

>> Cách Ukraine dùng đất hiếm để thuyết phục Mỹ giúp cản bước quân đội Nga

>> Nhậm chức 2025, ông Trump trở lại mạnh mẽ khiến phe đối lập quy phục

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hành trình ly kỳ của ông Trump từ tổng thống thất cử đến tổng thống đắc cử Mỹ
Hành trình ly kỳ của ông Trump từ tổng thống thất cử đến tổng thống đắc cử Mỹ

VOV.VN - Chính trị gia Donald Trump đã có một hành trình ly kỳ sau khi thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020. Dần vượt qua sự hoài nghi trong nội bộ đảng Cộng hòa, ông Trump giành được đề cử của đảng này để tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng. Trong năm bầu cử 2024, ông triển khai nhiều chiến thuật vận động khôn ngoan để giành thắng lợi chung cuộc đầy thuyết phục.

Hành trình ly kỳ của ông Trump từ tổng thống thất cử đến tổng thống đắc cử Mỹ

Hành trình ly kỳ của ông Trump từ tổng thống thất cử đến tổng thống đắc cử Mỹ

VOV.VN - Chính trị gia Donald Trump đã có một hành trình ly kỳ sau khi thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020. Dần vượt qua sự hoài nghi trong nội bộ đảng Cộng hòa, ông Trump giành được đề cử của đảng này để tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng. Trong năm bầu cử 2024, ông triển khai nhiều chiến thuật vận động khôn ngoan để giành thắng lợi chung cuộc đầy thuyết phục.

Đối đầu Mỹ - Trung Quốc liệu có sớm chấm dứt kỷ nguyên đồng đô la Mỹ?
Đối đầu Mỹ - Trung Quốc liệu có sớm chấm dứt kỷ nguyên đồng đô la Mỹ?

VOV.VN - Trong thời gian dài, đồng đô la Mỹ thống trị thị trường tài chính và thương mại thế giới. Nhưng đã xuất hiện nhiều tiếng nói phản đối vị thế của tiền tệ Mỹ. Xung đột Nga - Ukraine và đối đầu Mỹ - Trung Quốc đang thúc đẩy xu hướng đó, khiến một số người nghĩ kỷ nguyên đô la Mỹ sẽ sớm chấm dứt.

Đối đầu Mỹ - Trung Quốc liệu có sớm chấm dứt kỷ nguyên đồng đô la Mỹ?

Đối đầu Mỹ - Trung Quốc liệu có sớm chấm dứt kỷ nguyên đồng đô la Mỹ?

VOV.VN - Trong thời gian dài, đồng đô la Mỹ thống trị thị trường tài chính và thương mại thế giới. Nhưng đã xuất hiện nhiều tiếng nói phản đối vị thế của tiền tệ Mỹ. Xung đột Nga - Ukraine và đối đầu Mỹ - Trung Quốc đang thúc đẩy xu hướng đó, khiến một số người nghĩ kỷ nguyên đô la Mỹ sẽ sớm chấm dứt.

Mỹ khó cạnh tranh được với Trung Quốc và Nga ở toàn bộ Nam toàn cầu
Mỹ khó cạnh tranh được với Trung Quốc và Nga ở toàn bộ Nam toàn cầu

VOV.VN - Mỹ không cần và không thể tìm kiếm thế thượng phong ở mọi nơi. Xét riêng yếu tố địa lý, có một số vùng mà ảnh hưởng của Mỹ sẽ kém hơn Nga và Trung Quốc. Phương án tối ưu dành cho Mỹ là tập trung vào trọng điểm thay vì dàn trải nguồn lực.

Mỹ khó cạnh tranh được với Trung Quốc và Nga ở toàn bộ Nam toàn cầu

Mỹ khó cạnh tranh được với Trung Quốc và Nga ở toàn bộ Nam toàn cầu

VOV.VN - Mỹ không cần và không thể tìm kiếm thế thượng phong ở mọi nơi. Xét riêng yếu tố địa lý, có một số vùng mà ảnh hưởng của Mỹ sẽ kém hơn Nga và Trung Quốc. Phương án tối ưu dành cho Mỹ là tập trung vào trọng điểm thay vì dàn trải nguồn lực.