Trung Quốc xích lại gần hơn với Hàn Quốc, Hàn Quốc phản ứng ra sao?

VOV.VN - Trung Quốc muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác với Hàn Quốc là điều có thể thấy rõ, nhưng Hàn Quốc sẽ lựa chọn cách tiếp cận nào đối với đối tác lớn này, trong bối cảnh đồng minh Mỹ cũng đang hối thúc Hàn Quốc đứng về phía họ-đối trọng với Trung Quốc?

Hôm nay (14/9), Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị bắt đầu chuyến thăm chính thức Hàn Quốc. Đây là chuyến thăm thứ 2 của ông Vương Nghị trong vòng 1 năm qua diễn ra vào thời điểm trước thềm kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Hàn-Trung.

Điều thu hút sự chú ý của dư luận trong chuyến thăm

Có thể thấy, chuyến thăm Hàn Quốc lần này của ông Vương Nghị diễn ra trong bối cảnh mà “cạnh tranh ảnh hưởng” Mỹ - Trung đang nóng trở lại đặc biệt là tại khu vực châu Á. Cuối tháng trước, Đặc phái viên Mỹ về Triều Tiên - ông Sung Kim đã có chuyến thăm 4 ngày tới Hàn Quốc. Ngoài ra, Phó Tổng thống Mỹ Harris vừa có chuyến công du tới các nước ASEAN và chỉ sau đó 2 tuần ông Vương Nghị đã tới khu vực này ngay trước chuyến thăm Hàn Quốc.

Chuyến thăm lần này được dư luận chú ý khi diễn ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có cuộc điện đàm đầu tiên trong vòng 7 tháng. Cuộc điện đàm được cho là “thẳng thắn và cởi mở” nhưng chưa đạt được bước tiến cụ thể nào đáng chú ý .

Có thể dễ dàng nhận thấy, chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Biden chọn cách củng cố quan hệ với các đồng minh để chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực. Sắp tới Mỹ cùng với các nước trong nhóm Bộ Tứ Kim cương (Nhật Bản, Mỹ, Australia, Ấn Độ) tổ chức Hội nghị thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên vào cuối tháng. Các nhà lập pháp Mỹ vừa đề xuất một dự luật bổ sung ba đồng minh châu Á, bao gồm cả Hàn Quốc gia nhập vào liên minh tình báo "Ngũ nhãn" do Mỹ dẫn đầu. Chính vì thế mà dư luận đang quan tâm đến việc có hay không những bước tiến trong quan hệ Trung - Hàn trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ - Trung ngày càng gia tăng. Ngoài ra, dư luận đặc biệt quan tâm tới việc Trung Quốc và Hàn Quốc với tư cách các quốc gia có vai trò quan trọng trong vấn đề Triều Tiên sẽ thảo luận như thế nào, để giúp kiềm chế tham vọng hạt nhân của Triều Tiên đồng thời hồi sinh các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa vốn đang bị đình trệ.

Thông điệp của ông Vương Nghị khi tới Hàn Quốc

Chuyến thăm lần này của ông Vương Nghị sẽ giúp Trung Quốc đạt được nhiều mục đích khác nhau. Ngoài mục đích củng cố quan hệ, tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực trong bối cảnh tồn tại những thách thức của đại dịch Covid-19, hướng tới kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao 2 nước. Ông Vương Nghị cũng có thể là sẽ yêu cầu Hàn Quốc ủng hộ Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh sẽ diễn ra vào tháng 2 năm sau. Hai bên cũng có thể thảo luận để xúc tiến chuyến thăm Seoul của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trước đó, hai nước từng nhất trí sẽ xúc tiến chuyến thăm này khi tình hình dịch Covid-19 được cải thiện.

Chuyến thăm lần này đánh dấu chuyến thăm thứ hai của ông Vương Nghị tới  Hàn Quốc trong vòng chưa đầy một năm và lần gặp thứ 2 với người đồng cấp Hàn Quốc Chung Eui-yong trong vòng chưa đầy 6 tháng. Cho thấy Trung Quốc đang coi trọng quan hệ với Hàn Quốc và tập trung vào mắt xích này để làm giãn sợi dây gắn kết giữa Mỹ và các đồng minh ở châu Á. Có lẽ thông điệp sâu xa của chuyến thăm lần này là Trung Quốc muốn cho Mỹ thấy vai trò vị thế và tầm ảnh hưởng của Trung Quốc không hề suy giảm trước sức ép “kiềm chế” Mỹ và các đồng minh.

Ứng xử của Hàn Quốc tránh thế "tiến thoái lưỡng nan"

Có thể thấy, khi so sánh Hàn Quốc với Nhật Bản - 2 nước đều là đồng minh thân cận của Mỹ tại Châu Á. Thời gian qua, Nhật Bản cùng Mỹ luôn đạt được đồng thuận và tích cực trong việc công khai thực hiện chiến lược “kiềm chế” Trung Quốc. Trong khi, Hàn Quốc lại tỏ ra khá “e dè” không thể hiện “ra mặt” với Trung Quốc như Nhật Bản. Cho thấy, Hàn Quốc đang thực hiện một chính sách ngoại giao khôn khéo, cân bằng giữa một bên vẫn duy trì, củng cố quan hệ đồng minh truyền thống một bên vẫn nỗ lực cải thiện quan hệ với nước láng giềng Trung Quốc, một đối tác thương mại quan trọng hàng đầu.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in luôn cam kết phát triển liên minh truyền thống với Mỹ nhưng ông cũng nhấn mạnh về tính cần thiết của việc hợp tác với các quốc gia láng giềng, như Trung Quốc.

Dịch bệnh Covid-19 đã tác động tiêu cực tới tình hình kinh tế và xã hội ở Trung Quốc và Hàn Quốc, làm cho cả hai nhận thấy càng phải nhanh chóng khôi phục lại hoàn toàn và thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư song phương. Dịch bệnh còn dai dẳng lâu dài buộc hai bên phải cùng nhau tìm ra phương cách hợp tác thích hợp trong tình cảnh phải cùng chung sống với đại dịch. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc càng bị Mỹ làm găng thì Hàn Quốc càng thêm khó xử. Quá trình đàm phán hòa bình giữa Mỹ và Triều Tiên càng bế tắc thì Hàn Quốc càng phải dựa nhiều hơn vào Trung Quốc.

Để tránh rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan” này, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in vẫn phải giữ cho mình có những “bước đi” thận trọng nhằm có được quan hệ tốt với cả Mỹ và Trung Quốc, tìm kiếm đột phá trong quan hệ với Triều Tiên, tạo đà để có được sự tín nhiệm trong năm cuối nhiệm kỳ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hội đàm với Ngoại trưởng Singapore Vivian
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hội đàm với Ngoại trưởng Singapore Vivian

VOV.VN - Ủy viên Quốc Vụ viện kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hội đàm với Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan. Đây là cuộc hội đàm nằm trong khuôn khổ chuyến thăm các nước Đông Nam Á từ ngày 10 -13/9 của Ngoại trưởng Trung Quốc.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hội đàm với Ngoại trưởng Singapore Vivian

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hội đàm với Ngoại trưởng Singapore Vivian

VOV.VN - Ủy viên Quốc Vụ viện kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hội đàm với Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan. Đây là cuộc hội đàm nằm trong khuôn khổ chuyến thăm các nước Đông Nam Á từ ngày 10 -13/9 của Ngoại trưởng Trung Quốc.

Tổ chức khủng bố Hồi giáo ETIM có đang tồn tại như các tuyên bố của Trung Quốc?
Tổ chức khủng bố Hồi giáo ETIM có đang tồn tại như các tuyên bố của Trung Quốc?

VOV.VN - Trung Quốc thường bày tỏ lo ngại về tổ chức ETIM của người Duy Ngô Nhĩ ở Afghanistan và quy trách nhiệm cho ETIM về các cuộc tấn công bạo lực trên lãnh thổ Trung Quốc. Nhưng ETIM liệu có đang tồn tại như các tuyên bố của Trung Quốc?

Tổ chức khủng bố Hồi giáo ETIM có đang tồn tại như các tuyên bố của Trung Quốc?

Tổ chức khủng bố Hồi giáo ETIM có đang tồn tại như các tuyên bố của Trung Quốc?

VOV.VN - Trung Quốc thường bày tỏ lo ngại về tổ chức ETIM của người Duy Ngô Nhĩ ở Afghanistan và quy trách nhiệm cho ETIM về các cuộc tấn công bạo lực trên lãnh thổ Trung Quốc. Nhưng ETIM liệu có đang tồn tại như các tuyên bố của Trung Quốc?

Triều Tiên từ chối vaccine Covid-19 của Trung Quốc, khẳng định có cách riêng để chống dịch
Triều Tiên từ chối vaccine Covid-19 của Trung Quốc, khẳng định có cách riêng để chống dịch

VOV.VN - Chính quyền Triều Tiên mới đây đã từ chối lời đề nghị cung cấp cho nước này 3 triệu liều vaccine do hãng dược Sinovac Biotech của Trung Quốc phát triển để ngừa Covid-19. Lãnh đạo Triều Tiên kêu gọi hoàn thiện hơn nữa hệ thống ngăn ngừa dịch bệnh theo kiểu riêng của nước này.

Triều Tiên từ chối vaccine Covid-19 của Trung Quốc, khẳng định có cách riêng để chống dịch

Triều Tiên từ chối vaccine Covid-19 của Trung Quốc, khẳng định có cách riêng để chống dịch

VOV.VN - Chính quyền Triều Tiên mới đây đã từ chối lời đề nghị cung cấp cho nước này 3 triệu liều vaccine do hãng dược Sinovac Biotech của Trung Quốc phát triển để ngừa Covid-19. Lãnh đạo Triều Tiên kêu gọi hoàn thiện hơn nữa hệ thống ngăn ngừa dịch bệnh theo kiểu riêng của nước này.

Đầu tư vào Afghanistan, Trung Quốc sẽ đối mặt với muôn vàn thách thức
Đầu tư vào Afghanistan, Trung Quốc sẽ đối mặt với muôn vàn thách thức

VOV.VN - Mỹ đã đầu tư bao thời gian, công sức, và tiền bạc vào Afghanistan để rồi phải cay đắng rút khỏi đây. Nếu Trung Quốc quyết định đầu tư vào Afghanistan, họ cũng được cho là sẽ gặp phải rất nhiều thách thức như tình trạng bất ổn, tham nhũng, mafia, tính cục bộ địa phương...

Đầu tư vào Afghanistan, Trung Quốc sẽ đối mặt với muôn vàn thách thức

Đầu tư vào Afghanistan, Trung Quốc sẽ đối mặt với muôn vàn thách thức

VOV.VN - Mỹ đã đầu tư bao thời gian, công sức, và tiền bạc vào Afghanistan để rồi phải cay đắng rút khỏi đây. Nếu Trung Quốc quyết định đầu tư vào Afghanistan, họ cũng được cho là sẽ gặp phải rất nhiều thách thức như tình trạng bất ổn, tham nhũng, mafia, tính cục bộ địa phương...

Toan tính của Trung Quốc và Pakistan trước sự sụp đổ của chính quyền Afghanistan
Toan tính của Trung Quốc và Pakistan trước sự sụp đổ của chính quyền Afghanistan

VOV.VN - Nói đến tình hình biến động ở Afghanistan và lực lượng Taliban, không thể không nhắc tới Trung Quốc và Pakistan. Dự liệu việc Taliban lên nắm quyền, họ đã có nhiều toan tính chiến lược kỹ càng từ trước.

Toan tính của Trung Quốc và Pakistan trước sự sụp đổ của chính quyền Afghanistan

Toan tính của Trung Quốc và Pakistan trước sự sụp đổ của chính quyền Afghanistan

VOV.VN - Nói đến tình hình biến động ở Afghanistan và lực lượng Taliban, không thể không nhắc tới Trung Quốc và Pakistan. Dự liệu việc Taliban lên nắm quyền, họ đã có nhiều toan tính chiến lược kỹ càng từ trước.

Philippines và Mỹ kêu gọi Trung Quốc tuân thủ luật pháp ở Biển Đông
Philippines và Mỹ kêu gọi Trung Quốc tuân thủ luật pháp ở Biển Đông

VOV.VN - Trong cuộc gặp giữa Bộ trưởng Ngoại giao Philippines, Teodoro Locsin và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Washington DC ngày 10/9, hai bên đã tái khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ song phương và việc tuân thủ luật pháp quốc tế trên Biển Đông.

Philippines và Mỹ kêu gọi Trung Quốc tuân thủ luật pháp ở Biển Đông

Philippines và Mỹ kêu gọi Trung Quốc tuân thủ luật pháp ở Biển Đông

VOV.VN - Trong cuộc gặp giữa Bộ trưởng Ngoại giao Philippines, Teodoro Locsin và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Washington DC ngày 10/9, hai bên đã tái khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ song phương và việc tuân thủ luật pháp quốc tế trên Biển Đông.