Ukraine lên kế hoạch phản công Nga vào mùa hè: Cục diện cuộc chiến có thay đổi?

VOV.VN - Người đứng đầu cơ quan tình báo Ukraine Kirill Budanov dự báo cục diện chiến trường sẽ có sự thay đổi lớn trong thời gian tới. Ông cho biết, "một số sự kiện nhất định" sẽ diễn ra vào đầu tháng 8, đánh dấu bước ngoặt của cuộc chiến.

Nga tiến công mạnh mẽ, Ukraine rút quân chiến lược

Cuộc chiến ở Ukraine đã bước sang tuần thứ 18 với những diễn biến địa chính trị đáng chú ý cũng như những thay đổi trên chiến trường. Liên minh châu Âu (EU) đã trao cho Ukraine và Moldova tư cách ứng viên ngày 23/6 với quá trình thông qua nhanh chóng chưa từng có.

Trong khi đó, NATO đã mở rộng thêm Phần Lan và Thụy Điển ngày 29/6 với tốc độ cũng nhanh chóng không kém. NATO cũng thông báo sẽ mở rộng lực lượng sẵn sàng tác chiến từ 40.000 binh lính lên 300.000 binh lính. Trong khi Ukraine không được mời vào NATO thì Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã khẳng định rằng: "Về dài hạn, chúng tôi sẽ hỗ trợ Ukraine dịch chuyển từ các trang thiết bị thời Liên Xô sang những trang thiết bị NATO hiện đại".

Ngày 27/8, các nước G7 ra tuyên bố chung khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ cho Ukraine, kêu gọi Nga rút khỏi "các đường biên giới đã được quốc tế công nhận", từ bỏ Crimea và Donbass cũng như rút khỏi các khu vực mà nước này đang kiểm soát ở Ukraine.

Lời kêu gọi của G7 đã cho thấy sự ủng hộ với những mục tiêu tối đa về lãnh thổ của Ukraine, mặc dù không phải tất cả các nước trong nhóm này đều tán thành lập trường đó.

Những động thái mang tính lịch sử và những tuyên bố mạnh mẽ của phương Tây được đưa ra sau khi Nga kiểm soát thành công thị trấn chiến lược Severodonetsk ở phía Đông Ukraine ngày 24/6. Nga cũng đang thực hiện cuộc tiến công vào Lysychansk - thành trì cuối cùng của Ukraine ở Lugansk.

Thống đốc Lugansk Serhiy Haidai đã nhận định rằng lực lượng Ukraine sẽ từ bỏ Severodonetsk, có thể để tránh việc phải đầu hàng như những gì từng xảy ra tại nhà máy thép Azovstal ở Mariupol hồi tháng 5.

"Thật không may, chúng ta phải rút quân khỏi Severodonetsk bởi sẽ thật vô nghĩa khi cố thủ tại những vị trí đã bị phá vỡ trong khi số thương vong tiếp tục tăng lên", ông Haidai cho hay.

Việc rút quân của Ukraine dự kiến kéo dài một vài ngày nhưng dường như đã được hoàn thành nhanh chóng bởi 2 ngày sau, phía Nga cho biết họ đã kiểm soát được Severodonetsk và những tuyến hậu cần quan trọng dẫn đến thành phố này, trong đó có tuyến cao tốc Bakhmut-Lysychansk.

Các lực lượng của Ukraine dường như đã rút quân chiến thuật khỏi Pryvillia và Bilohorivka. Mối lo ngại của Ukraine hiện nay là việc Nga bao vây thị trấn Lysychansk lân cận. Nga tránh những khu vực cao ở phía Đông có địa hình nguy hiểm và thay vào đó lựa chọn bao vây từ từ theo phía Nam. Cuối tuần trước, họ đã chiếm ưu thế tại một số khu vực trong phạm vi 10 km của Bakhmut, trung tâm đô thị tiếp theo có thể chứng kiến những cuộc giao tranh dữ dội.

Samir Puri, học giả cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế cho rằng: "Nga đã kiểm soát hầu hết Lugansk và 50% Donetsk hiện vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Ukraine. Tôi không nghĩ Nga sẽ thực hiện cuộc tấn công cho tới tháng 8. Ukraine đã hiện diện ở khu vực này 7 - 8 năm và thiết lập được nhiều tuyến phòng thủ. Điều đó tức là cuộc tiến công của Nga sẽ bị chậm lại, nếu không muốn nói là Ukraine có cơ hội để phản công".

Kế hoạch phản công của Ukraine

Dù vậy, hiện vẫn chưa rõ liệu Ukraine có thể thực hiện một cuộc phản công làm thay đổi cục diện chiến trường hay không, cũng như sẽ thực hiện tham vọng giải phóng tất cả vùng lãnh thổ nằm dưới sự kiểm soát của Nga như thế nào.

"Ukraine phải trải qua một cuộc hành trình dài để đến được giai đoạn này. Moscow có thể tấn công Ukraine từ Nga bằng một loạt vũ khí mà thậm chí không cần đặt chân lên lãnh thổ nước này", chuyên gia Puri bình luận.

Người đứng đầu cơ quan tình báo Ukraine Kirill Budanov dự báo cục diện chiến trường sẽ có sự thay đổi lớn trong thời gian tới. Ông Kirill Budanov cho biết, "một số sự kiện nhất định" sẽ diễn ra vào đầu tháng 8 đánh dấu bước ngoặt của cuộc chiến.

"Ukraine sẽ khôi phục biên giới của năm 1991 và chúng tôi không cân nhắc bất kỳ kịch bản nào khác. Vào cuối năm nay, các hành động thù địch sẽ gần như không còn nữa. Chúng tôi sẽ giành lại quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ của mình trong tương lai gần", ông Budanov nhận định.

Các chuyên gia quân sự cho biết, một số hệ thống vũ khí hạng nặng phương Tây hỗ trợ cho Ukraine đã đi vào chiến đấu, trong đó có lựu pháo M777 của Mỹ và pháo tự hành Caesar của Pháp nhưng không đủ số lượng để đảo chiều cuộc chiến. Hiện Ukraine đang huấn luyện quân đội để sử dụng những hệ thống vũ khí trên với số lượng sẽ tăng lên trong mùa hè này.

Chuyên gia Puri nhận định, Ukraine đang chờ đợi các vũ khí NATO và chuẩn bị cho một cuộc phản công./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phần Lan gia nhập NATO: Cái gai với Nga ở vùng Baltic
Phần Lan gia nhập NATO: Cái gai với Nga ở vùng Baltic

VOV.VN - Tại Hội nghị Thượng đỉnh NATO ở Madrid, Tây Ban Nha, các nhà lãnh đạo của liên minh quân sự này đã chính thức mời Phần Lan và Thụy Điển gia nhập khối sau khi đạt được thỏa thuận chấm dứt sự phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ.

Phần Lan gia nhập NATO: Cái gai với Nga ở vùng Baltic

Phần Lan gia nhập NATO: Cái gai với Nga ở vùng Baltic

VOV.VN - Tại Hội nghị Thượng đỉnh NATO ở Madrid, Tây Ban Nha, các nhà lãnh đạo của liên minh quân sự này đã chính thức mời Phần Lan và Thụy Điển gia nhập khối sau khi đạt được thỏa thuận chấm dứt sự phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ.

Vùng xám giữa NATO và Nga trong bối cảnh chiến sự Ukraine
Vùng xám giữa NATO và Nga trong bối cảnh chiến sự Ukraine

VOV.VN - Căng thẳng những tháng qua giữa Nga và NATO liên quan đến Ukraine đã làm nổi bật khái niệm vùng xám giữa NATO và Nga.

Vùng xám giữa NATO và Nga trong bối cảnh chiến sự Ukraine

Vùng xám giữa NATO và Nga trong bối cảnh chiến sự Ukraine

VOV.VN - Căng thẳng những tháng qua giữa Nga và NATO liên quan đến Ukraine đã làm nổi bật khái niệm vùng xám giữa NATO và Nga.

4 trụ cột chính trong "Khái niệm chiến lược mới" của NATO
4 trụ cột chính trong "Khái niệm chiến lược mới" của NATO

VOV.VN - Tại Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Madrid, Tây Ban Nha ngày 29/6, lãnh đạo các nước thành viên đã thông qua "Khái niệm chiến lược mới", với 4 trụ cột chính.

4 trụ cột chính trong "Khái niệm chiến lược mới" của NATO

4 trụ cột chính trong "Khái niệm chiến lược mới" của NATO

VOV.VN - Tại Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Madrid, Tây Ban Nha ngày 29/6, lãnh đạo các nước thành viên đã thông qua "Khái niệm chiến lược mới", với 4 trụ cột chính.

Nga và Ukraine tranh giành ác liệt quyền kiểm soát các cảng chiến lược
Nga và Ukraine tranh giành ác liệt quyền kiểm soát các cảng chiến lược

VOV.VN - Ngay từ những ngày đầu của chiến dịch quân sự, Nga đã nhanh chóng thể hiện một trong những mục tiêu sớm nhất của nước này là giành quyền kiểm soát các cảng quan trọng của Ukraine để đánh vào huyết mạch kinh tế.

Nga và Ukraine tranh giành ác liệt quyền kiểm soát các cảng chiến lược

Nga và Ukraine tranh giành ác liệt quyền kiểm soát các cảng chiến lược

VOV.VN - Ngay từ những ngày đầu của chiến dịch quân sự, Nga đã nhanh chóng thể hiện một trong những mục tiêu sớm nhất của nước này là giành quyền kiểm soát các cảng quan trọng của Ukraine để đánh vào huyết mạch kinh tế.

Ủng hộ Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO, Thổ Nhĩ Kỳ dội gáo nước lạnh vào Nga
Ủng hộ Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO, Thổ Nhĩ Kỳ dội gáo nước lạnh vào Nga

VOV.VN - NY Times nhận định rằng, sự thay đổi trong lập trường của Thổ Nhĩ Kỳ về việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO dường như là một chiến thắng cho Tổng thống Mỹ Joe Biden và là một tín hiệu xấu đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Ủng hộ Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO, Thổ Nhĩ Kỳ dội gáo nước lạnh vào Nga

Ủng hộ Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO, Thổ Nhĩ Kỳ dội gáo nước lạnh vào Nga

VOV.VN - NY Times nhận định rằng, sự thay đổi trong lập trường của Thổ Nhĩ Kỳ về việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO dường như là một chiến thắng cho Tổng thống Mỹ Joe Biden và là một tín hiệu xấu đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin.