Vì sao Mỹ lấy ngày 31/8 là hạn chót rút quân khỏi Afghanistan?

VOV.VN - Tổng thống Joe Biden ngày 24/8 cho biết mục tiêu của ông là rút toàn bộ quân Mỹ khỏi Afghanistan muộn nhất là ngày 31/8. Vì sao thời hạn này được đưa ra? Liệu mốc thời gian này có đủ để chấm dứt một trong những cuộc không vận lớn nhất lịch sử hay không?

Hạn chót 31/8

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thiết lập một thỏa thuận với các tay súng Taliban hồi tháng 2/2020 với nội dung, tất cả quân Mỹ sẽ rút khỏi Afghanistan vào 1/5/2021.

Tổng thống Biden đã xem xét lại kế hoạch trên khi ông nhậm chức vào tháng 1/2021. Ngày 14/8, Tổng thống Biden thông báo sẽ trì hoãn 4 tháng so với hạn chót của cựu Tổng thống Trump, đồng thời nói rằng quân đội Mỹ và NATO "sẽ rút khỏi Afghanistan trước khi chúng tôi tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm vụ khủng bố 11/9".

Trọng tâm của kế hoạch trên là sơ tán 2.500 binh lính Mỹ còn lại tại Afghanistan, một vài nghìn binh lính NATO và khoảng 16.000 nhà thầu dân sự vẫn ở quốc gia này.

Các nhà quan sát cho biết sự kết hợp hoạt động Mỹ rút quân và kỷ niệm 20 năm vụ 11/9 có lẽ không mấy triển vọng.

Đầu tháng 7, Tổng thống Biden đã đặt ra một ngày cụ thể, sớm hơn, để kết thúc việc rút quân này.

"Sứ mệnh quân sự của chúng tôi ở Afghanistan sẽ kết thúc vào ngày 31/8", Tổng thống Mỹ khẳng định.

Washington cũng muốn cho chính phủ Afghanistan nhiều thời gian hơn để tổ chức cuộc chiến chống Taliban, trong đó có việc chuyển giao các căn cứ quân sự do Mỹ kiểm soát và các trang thiết bị cho lực lượng chính phủ.

Washington và các đối tác NATO dự kiến, các lực lượng của Afghanistan có thể làm chậm lại, nếu không muốn nói là ngăn chặn chiến dịch của Taliban. Các cơ quan tình báo Mỹ cho biết, các lực lượng chính phủ có thể duy trì ít nhất 6 tháng sau khi Mỹ rời đi.

Bộ Ngoại giao Mỹ tin rằng sự trì hoãn này sẽ cung cấp đủ thời gian để các công dân Mỹ và hàng chục nghìn công dân Afghanistan làm việc cho Mỹ cùng gia đình họ rời khỏi quốc gia Tây Nam Á này. Tuy nhiên, lực lượng chính phủ Afghanistan đã thất bại trong chiến dịch chớp nhoáng của Taliban khi Taliban đã chiếm được Kabul ngày 15/8.

Cuộc không vận khẩn cấp

Tốc độ chiến thắng đáng kinh ngạc của Taliban đã gây ra sự hoảng loạn cho hàng chục nghìn người Afghanistan và những người nước ngoài, trong đó có các nhân viên đại sứ quán khi cố gắng chạy trốn khỏi đất nước này nhanh nhất có thể.

Ngày 14/8, quân đội Mỹ triển khai hàng nghìn binh lính nhằm kiểm soát Sân bay Quốc tế Hamid Karzai ở Kabul nhằm phục vụ cho một cuộc không vận khổng lồ.

Ngày 24/8, tổng số công dân Mỹ và những người được sơ tán của các nước khác đã vượt 71.000 người kể từ 14/8 với hơn 21.000 người được đưa khỏi Afghanistan trong 24 giờ qua.

Hàng nghìn người ở lại, cả trong và ngoài sân bay, đã bị cản trở bởi quy trình chậm chạp và những khó khăn ngày càng gia tăng để đến được sân bay do sự ngăn cản của Taliban.

Không đủ thời gian?

Lầu Năm Góc, hiện đang điều hành tất cả các chuyến sơ tán công dân ở sân bay Kabul cho biết, cơ quan này sẽ phải cắt giảm hoạt động sơ tán một vài ngày trước hạn chót 31/8 để đưa 6.000 binh lính trên thực địa của Bộ Quốc phòng về nước, cùng hàng trăm quan chức Mỹ, 600 binh lính an ninh Afghanistan canh gác sân bay và một số lượng đáng kể các trang thiết bị.

Các quan chức Anh, Pháp và Đức cũng cho thấy họ có lẽ không thể hoàn tất việc sơ tán tất cả công dân theo kế hoạch vào 31/8, cũng như muốn Mỹ mở rộng nỗ lực này sang tháng 9.

Tại Washington, ngày càng có nhiều lo ngại về việc hạn chót trên không đủ để đưa toàn bộ công dân Mỹ còn lại về nước, cũng như sơ tán tất cả công dân Afghanistan nhận được visa nhập cư đặc biệt.

Ngày 24/8, lãnh đạo các nền kinh tế phát triển G7 đã tổ chức một Hội nghị Thượng đỉnh trao đổi về việc lùi lại hạn chót 31/8. Tuy nhiên, một quan chức Taliban đã tuyên bố họ sẽ không đồng ý với bất kỳ sự gia hạn nào.

Vào giờ sau đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo ông vẫn tiếp tục mục tiêu rút quân vào cuối tháng 8 và khẳng định Mỹ đang gấp rút để kết thúc sứ mệnh tại Afghanistan vào ngày này.

Dù vậy, Nhà Trắng dường như vẫn chưa có tuyên bố rõ ràng về vấn đề trên khi nhận định, thời hạn hoàn tất rút quân vào 31/8 phụ thuộc vào việc Taliban cho phép những người sơ tán đến sân bay, trong đó có cả những công dân Afghanistan có visa nhập cư đặc biệt đủ tiêu chuẩn.

Để ngỏ cánh cửa sau hạn chót 31/8, Tổng thống Biden đã yêu cầu “các kế hoạch cho những trường hợp bất ngờ để điều chỉnh lịch trình nếu cần thiết", thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho hay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chính sách cân bằng của Nga là chìa khóa ngăn 1 cuộc nội chiến khác ở Afghanistan?
Chính sách cân bằng của Nga là chìa khóa ngăn 1 cuộc nội chiến khác ở Afghanistan?

VOV.VN - Để ngăn chặn một cuộc nội chiến tại nước Afghanistan đầy bất ổn, Nga cần sử dụng tất cả các ưu thế hiện có của mình để thuyết phục “Kháng chiến Panjshir” đàm phán với Taliban, nhằm đi đến giải pháp công bằng và khã dĩ cho mọi phía.

Chính sách cân bằng của Nga là chìa khóa ngăn 1 cuộc nội chiến khác ở Afghanistan?

Chính sách cân bằng của Nga là chìa khóa ngăn 1 cuộc nội chiến khác ở Afghanistan?

VOV.VN - Để ngăn chặn một cuộc nội chiến tại nước Afghanistan đầy bất ổn, Nga cần sử dụng tất cả các ưu thế hiện có của mình để thuyết phục “Kháng chiến Panjshir” đàm phán với Taliban, nhằm đi đến giải pháp công bằng và khã dĩ cho mọi phía.

Không dễ nuốt trôi thất bại ở Afghanistan, phương Tây sẽ đối phó Taliban ra sao?
Không dễ nuốt trôi thất bại ở Afghanistan, phương Tây sẽ đối phó Taliban ra sao?

VOV.VN - Đâu sẽ là cách tiếp cận của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) trong vấn đề Afghanistan trong Hội nghị Thượng đỉnh ngày 24/8, đặc biệt là cách ứng xử với lực lượng Taliban đang nắm quyền tại đây?

Không dễ nuốt trôi thất bại ở Afghanistan, phương Tây sẽ đối phó Taliban ra sao?

Không dễ nuốt trôi thất bại ở Afghanistan, phương Tây sẽ đối phó Taliban ra sao?

VOV.VN - Đâu sẽ là cách tiếp cận của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) trong vấn đề Afghanistan trong Hội nghị Thượng đỉnh ngày 24/8, đặc biệt là cách ứng xử với lực lượng Taliban đang nắm quyền tại đây?

Afghanistan: Liên minh phương Bắc 2.0 hình thành và nội chiến đang phôi thai?
Afghanistan: Liên minh phương Bắc 2.0 hình thành và nội chiến đang phôi thai?

VOV.VN - Hiện tại, người ta biết rằng Liên minh Phương Bắc được trang bị hàng trăm xe bọc thép, vài chục xe tăng và các loại vũ khí khác.

Afghanistan: Liên minh phương Bắc 2.0 hình thành và nội chiến đang phôi thai?

Afghanistan: Liên minh phương Bắc 2.0 hình thành và nội chiến đang phôi thai?

VOV.VN - Hiện tại, người ta biết rằng Liên minh Phương Bắc được trang bị hàng trăm xe bọc thép, vài chục xe tăng và các loại vũ khí khác.