Vì sao vòng xoáy xung đột "ăn miếng trả miếng" ở chảo lửa Gaza không có hồi kết?

VOV.VN - Căng thẳng sục sôi giữa Israel và Hamas đều phục vụ cho một toan tính đáng sợ: Đó là đối phương càng phải chịu đựng tổn thất nhiều thì danh tiếng và vị thế của bên còn lại càng tăng thêm, cho dù bản thân họ cũng phải chịu tổn thất.

Israel và lực lượng Hamas đều đang bị cuốn vào vòng xoáy bạo lực ngày càng leo thang. Tuy nhiên, diễn biến này không phải là mới. Cứ vài năm, xung đột trên quy mô lớn lại nổ ra giữa hai bên trong một vài ngày hoặc một vài tuần và kết thúc bằng một lệnh ngừng bắn tạm thời với hiện trạng dường như không thay đổi. Đó là Dải Gaza tiếp tục bị bao vây và phá hủy, trong khi người dân Israel gần khu vực này lúc nào cũng nơm nớp lo sợ về những cuộc tấn công tiếp theo.

Mặc dù cuộc xung đột này còn lâu mới trở thành một cuộc xung đột đối xứng bởi Israel có nguồn lực quân sự lớn hơn hẳn so với Hamas, nhưng những giao tranh liên tục vẫn gây thương vong cho cả hai bên. Điều đáng nói là hai bên đều không hướng tới một giải pháp quân sự thực sự hoặc một giải pháp ngoại giao thực chất trước tình thế bế tắc này.

Các nhà lãnh đạo Isreal đều hiểu những cuộc không kích Dải Gaza sẽ khiến các cuộc tấn công tên lửa còn tiếp diễn ở các thành phố và thị trấn của nước này, trong đó có cả Tel Aviv - thành phố lớn nhất Israel và trước đây chưa từng trải qua những cuộc tấn công rocket dữ dội như hiện nay.

Các thủ lĩnh của Hamas cũng hiểu cái giá mà người dân Gaza phải trả nếu các cuộc tấn công tên lửa còn tiếp diễn.

Vậy, tại sao căng thẳng vẫn tiếp tục leo thang? Bởi vì một bên vẫn chưa hài lòng với cái giá mà đối phương phải trả và điều đó đã dẫn đến những cuộc xung đột không hồi kết.

Miễn là đối phương tổn thất

Dải Gaza là một dải đất nhỏ và đông dân giáp với Biển Địa Trung Hải. Từ năm 2007, lực lượng Hamas, vốn bị Israel coi là một tổ chức khủng bố nhưng hầu hết người dân Palestine coi là một đảng chính trị hợp pháp, đã kiểm soát khu vực này.

Kể từ đó, Israel đã phong tỏa Dải Gaza nhằm đáp trả các vụ tấn công rocket từ khu vực này. Điều đó đã khiến Gaza rơi vào khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, ngày càng đói nghèo và tuyệt vọng.

Vòng xoáy bạo lực những năm qua về cơ bản không thay đổi được tình hình này và cuộc xung đột hiện nay cũng không ngoại lệ.

Mục tiêu chính của Israel là thể hiện sự cứng rắn với các kẻ thù, trong đó có cả Hamas. Israel đã gắn mục tiêu này với việc mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân Israel hay thúc đẩy các lợi ích quốc gia.

Trong khi đó, mặc dù có sự bất cân xứng về lực lượng nhưng giới lãnh đạo Hamas cũng có chung cách nghĩ. Bằng chứng là sau nhiều lần leo thang căng thẳng nhưng hai bên vẫn không đạt được bất kỳ thành quả chiến lược nào. Dù vậy, ở một khía cạnh khác, điều đó lại giúp Hamas xây dựng uy tín như một lực lượng chống lại "sự đàn áp" của Israel.

Với cả 2 bên, vị thế không được định nghĩa bằng những nghị quyết, sự linh động và sự bảo vệ, những điều có thể thực hiện được bằng các phương tiện phòng thủ.

Thay vào đó, căng thẳng sục sôi giữa Israel và Hamas đều phục vụ cho một toan tính đáng sợ: Đó là đối phương càng phải chịu đựng tổn thất nhiều thì danh tiếng và vị thế của bên còn lại càng tăng thêm, cho dù bản thân họ cũng phải chịu tổn thất.

Cuộc chiến không có kẻ thắng thực sự

“Khi chiến thắng thực sự gần như là điều bất khả thi và cả hai bên đều do dự tham gia vào một cuộc đàm phán thực chất, leo thang căng thẳng được cho là nhằm tạo nên "một bức tranh chiến thắng", Zvi Bar'el, một nhà phân tích tin tức cho tờ Ha'aretz của Israel nhận định ngày 12/5.

Ngày 11/5, thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh tuyên bố lực lượng này đã "đạt được chiến thắng trong trận chiến Jerusalem", đồng thời nhắc lại sự việc những người dân Palestine bị trục xuất khỏi Đông Jerusalem – nguồn cơn dẫn đến xung đột hiện nay. Ông Ismail Haniyeh cho rằng, Hamas đã "thiết lập sự cân bằng quyền lực mới" nhằm chống lại Israel.

Tuy nhiên, rõ ràng Gaza đang oằn mình trước những cuộc không kích của Israel và Jerusalem vẫn do Israel kiểm soát. Hamas không đạt được thành quả gì.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Benny Gantz thì cho biết các mục tiêu của giới lãnh đạo Israel là "mang lại hòa bình lâu dài, tăng cường các lực lượng ôn hòa trong khu vực và làm giảm khả năng chiến lược của Hamas".

Dù vậy, các hành động của Israel, giống như các cuộc xung đột trước đó, chỉ thúc đẩy thêm năng lực quân sự và ảnh hưởng chính trị của Hamas. Điều này được thể hiện qua việc Hamas giờ đã có thể nhằm vào các mục tiêu vào sâu trong lãnh thổ Israel hơn so với trước đó.

Những người dân Israel sống ở các thành phố từ Beer-Sheva ở phía nam cho tới Tel Aviv ở phía bắc vẫn tiếp tục đối mặt với những cuộc tấn công tên lửa từ Gaza. Khi căng thẳng ở Gaza leo thang, con đường ngoại giao giữa 2 bên cũng ngày càng ngắn lại.

Ai là khán giả?

Câu hỏi đặt ra là mục đích các hành động của các nhà lãnh đạo Israel và Hamas là gì?

Bức tranh chiến thắng mà 2 bên vẽ ra dường như chỉ nhắm đến những khán giả của riêng họ. Cả Israel và Hamas đều thường xuyên sử dụng cụm từ "phòng thủ" khi biện hộ cho hành động của mình trước đối phương.

Tuy nhiên, hành động của hai bên không thực sự là một nỗ lực nhằm chuyển hướng hành động của đối phương, cũng không phải nỗ lực khiến cho người dân của họ được đảm bảo an ninh hơn. Vì thế, điều này không nhằm tăng cường khả năng phòng thủ.

Với Israel, việc thay đổi cách hiểu về động cơ phòng thủ không phải là mới. Thậm chí, điều này đã trở thành "văn hóa chiến lược", hay phản ứng theo thói quen trước bất kỳ cuộc tấn công nào trên lãnh thổ Israel dù sự đáp trả đó mang đến kết quả tích cực hay không. Việc Israel đánh bom các cơ sở hạ tầng của Lebanon năm 2006 là một ví dụ. Cũng giống như cuộc chiến đó, những nỗ lực hiện nay của Israel ở Gaza nhằm cố gắng vẽ nên một bức tranh chiến thắng thay vì phục vụ những mục đích cụ thể. Hamas cũng muốn đạt được mục tiêu tương tự.

Suy cho cùng, xung đột là một phương tiện để cả hai bên thể hiện ưu thế, sức mạnh quân sự và những toan tính của mình thay vì hướng đến một giải pháp cụ thể. Rõ ràng, chừng nào điều này còn tiếp tục thì chừng đó vòng xoáy xung đột ở Gaza vẫn chưa thể đi đến hồi kết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hamas áp dụng chiến lược hiểm hóc chống phá Israel từ bên trong
Hamas áp dụng chiến lược hiểm hóc chống phá Israel từ bên trong

VOV.VN - Tổ chức vũ trang Hamas (Palestine) thừa hiểu rằng họ không đủ sức đánh bại Israel do Israel sở hữu quân đội rất mạnh và đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước Arab. Do vậy, Hamas quyết định dùng chiến lược mới chống phá Israel từ bên trong thay vì từ bên ngoài.

Hamas áp dụng chiến lược hiểm hóc chống phá Israel từ bên trong

Hamas áp dụng chiến lược hiểm hóc chống phá Israel từ bên trong

VOV.VN - Tổ chức vũ trang Hamas (Palestine) thừa hiểu rằng họ không đủ sức đánh bại Israel do Israel sở hữu quân đội rất mạnh và đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước Arab. Do vậy, Hamas quyết định dùng chiến lược mới chống phá Israel từ bên trong thay vì từ bên ngoài.

Tổng thiệt hại do Hamas gây ra cho Israel trong 8 ngày xung đột
Tổng thiệt hại do Hamas gây ra cho Israel trong 8 ngày xung đột

VOV.VN - Cho đến nay, tuy ít tổn thất về người, Israel đã hứng chịu thiệt hại lớn về kinh tế và cơ sở hạ tầng do các đợt phóng rocket của Hamas từ Gaza sang.

Tổng thiệt hại do Hamas gây ra cho Israel trong 8 ngày xung đột

Tổng thiệt hại do Hamas gây ra cho Israel trong 8 ngày xung đột

VOV.VN - Cho đến nay, tuy ít tổn thất về người, Israel đã hứng chịu thiệt hại lớn về kinh tế và cơ sở hạ tầng do các đợt phóng rocket của Hamas từ Gaza sang.

Đội ngũ lãnh đạo của Hamas sẵn sàng trút “lửa giận” lên Israel, họ là ai?
Đội ngũ lãnh đạo của Hamas sẵn sàng trút “lửa giận” lên Israel, họ là ai?

VOV.VN - Vai trò phức tạp và chồng chéo của các nhà lãnh đạo cấp cao của Hamas đã khiến Israel mất khá nhiều thời gian để lựa chọn mục tiêu tấn công.

Đội ngũ lãnh đạo của Hamas sẵn sàng trút “lửa giận” lên Israel, họ là ai?

Đội ngũ lãnh đạo của Hamas sẵn sàng trút “lửa giận” lên Israel, họ là ai?

VOV.VN - Vai trò phức tạp và chồng chéo của các nhà lãnh đạo cấp cao của Hamas đã khiến Israel mất khá nhiều thời gian để lựa chọn mục tiêu tấn công.