Tân Tổng thư ký NATO và chặng đường đầy thử thách

VOV.VN - Thủ tướng Hà Lan sắp mãn nhiệm Mark Rutte vừa kết thúc chiến dịch tranh cử chức Tổng thư ký NATO, sau khi nhận được ủng hộ của tất cả 32 đồng minh của tổ chức này. Ông Mark Rutte sẽ trở thành lãnh đạo mới của NATO thay thế Tổng thư ký đương nhiệm Jens Stoltenberg vào tháng 10 tới.

Ông Mark Rutte được đánh giá là một chính trị gia dày dạn kinh nghiệm và là người giỏi tìm kiếm sự đồng thuận. Trong bối cảnh căng thẳng ở Trung Đông và xung đột Nga-Ukraine chưa có dấu hiệu dừng lại, kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ít nhiều tác động tới khu vực, ông Rutte dự kiến sẽ không có nhiều thời gian dành cho "trăng mật" khi chuyển đến văn phòng của NATO. Vậy tân Tổng thư ký NATO sẽ phải đối mặt với những thách thức nào khi tìm kiếm tiếng nói thống nhất trong việc cân bằng lợi ích giữa các thành viên?

Vì sao các thành viên NATO lựa chọn ông Mark Rutte?

Vào thời điểm năm 2022, khi cuộc xung đột Nga – Ukraine nổ ra, NATO đã gặp khó khăn khi tìm người kế nhiệm cho vị trí Tổng thư ký. Do đó, các đồng minh đã yêu cầu Tổng thư ký đương nhiệm Jens Stoltenberg tiếp tục kéo dài nhiệm kỳ thêm 2 năm với nhiệm vụ chính là tăng cường sức mạnh sườn phía Đông của liên minh.

Trong 2 năm này, đã có nhiều cái tên được đề cử để thay thế cho ông Stoltenberg như Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen, Thủ tướng Estonia Kaja Kallas hay cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace. Tuy nhiên, không một ứng viên nào chiếm được sự đồng thuận của đại đa số các quốc gia thành viên. Mãi cho đến hè 2023, khi ông Mark Rutte, Thủ tướng đương nhiệm Hà Lan tuyên bố sẽ rời khỏi chính phủ, các đồng minh của NATO dường như mới có thể thở phào nhẹ nhõm khi tìm ra được người kế nhiệm sáng giá nhất cho vị trí Tổng thư ký.  

Điểm nổi bật của ông Mark Rutte so với người tiền nhiệm của mình, đó là việc ông rất am hiểu tình hình Liên minh châu Âu (EU), nơi ông từng tham gia đóng góp vào bao nhiêu quyết sách với tư cách là lãnh đạo một nước thành viên trong vòng 14 năm. Trong điều kiện cuộc xung đột Nga – Ukraine vẫn còn diễn biến phức tạp, lợi thế này cho phép 2 tổ chức (NATO và EU) có thể tăng cường hợp tác, nhất là trong bối cảnh chủ đề quốc phòng vẫn luôn là điểm nhạy cảm gây ra nhiều căng thẳng giữa đôi bên. Một số nước thành viên khối 27 hiện đang đề xuất tăng cường đầu tư vào Quốc phòng để tránh phụ thuộc vào NATO nói chung và Mỹ nói riêng.

Thêm vào đó, với việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO, vị trí Tổng thư ký tổ chức lại càng mang ý nghĩa biểu tượng chính trị. Tân Tổng thư ký NATO lại càng phải thể hiện khả năng cân bằng các thế lực đồng minh và không ai phù hợp hơn là ông Mark Rutte, người theo chủ nghĩa Đại Tây Dương với trái tim châu Âu.

NATO sắp có Tổng thư ký mới: Sứ mệnh đoàn kết một liên minh bị chia rẽ

VOV.VN - Thủ tướng Hà Lan sắp mãn nhiệm Mark Rutte đã được xác nhận là Tổng thư ký tiếp theo của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sau khi nhận được đề cử của toàn bộ 32 quốc gia thành viên. Nhiệm kỳ Tổng thư ký NATO của ông Rutte sẽ chính thức bắt đầu từ đầu tháng 10 tới và diễn ra vào thời điểm khó khăn đối với các đồng minh phương Tây.

Thách thức của tân Tổng thư ký NATO

Một trong những thách thức lớn nhất của ông Mark Rutte, đó là việc không ngừng phải tìm ra điểm cân bằng giữa các đồng minh và tạo ra không khí hài hòa, ít xích mích trong NATO.

Người tiền nhiệm của ông Rutte, ông Jens Stoltenberg đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình khi kéo được Phần Lan và Thụy Điển gia nhập tổ chức và tăng cường sự hiện diện cũng như sức mạnh của NATO tại sườn phía Đông. Nhiệm vụ trong ngắn hạn của ông Rutte đó là làm sao duy trì được sức mạnh này với sự đoàn kết nội bộ. Trong dài hạn, ông có thể tính đến việc tiếp tục mở rộng sức ảnh hưởng của Tổ chức và vượt qua cái bóng của ông Stoltenberg.

Thêm vào đó, vấn đề ủng hộ Ukraine cũng sẽ là một trong những trọng tâm của ông Rutte. Đến thời điểm hiện tại, NATO là tổ chức cung cấp 99% các viện trợ quân sự cho Kiev. Việc có thể duy trì sự ủng hộ tương tự cũng là bài toán khó cho Thủ tướng Hà Lan. Cho dù như vậy, nhưng theo những gì đã xảy ra trong 2 năm trở lại đây, ông Rutte vẫn được đánh giá là người có thể thực hiện được mục tiêu này bởi Hà Lan vẫn luôn ủng hộ Ukraine kể từ khi cuộc xung đột nổ ra. Trong năm nay, Hà Lan đã ký một thỏa thuận với Ukraine, bao gồm viện trợ quân sự 2,2 tỷ USD, cùng nhiều hỗ trợ về quốc phòng trong 10 năm tới, trước khi bổ sung thêm một tỷ euro nữa và dẫn đầu các nỗ lực trang bị máy bay chiến đấu F-16 cho Kiev, một động thái được Tổng thống Volodymyr Zelensky mô tả là “lịch sử”.

Ngoài ra, với những diễn biến khó đoán của cuộc bầu cử Mỹ sắp tới, Thủ tướng Hà Lan phải chuẩn bị câu trả lời cho mọi kịch bản. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia nhận định, kể cả trong trường hợp ông Donald Trump tái đắc cử, ông Rutte vẫn là một ứng cử viên hoàn hảo bởi vào năm 2018, nhà lãnh đạo Hà Lan đã thuyết phục được cựu tổng thống Mỹ về sự nghiêm túc trong cam kết của người châu Âu trong việc chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng. Khi đó, Hà Lan chỉ dành 1% GDP cho lĩnh vực này và 6 năm sau, con số này hiện đã lên hơn 2%. Đối với cựu Tổng thống Mỹ, ông Rutte đã phần nào thể hiện được sự đáng tin cậy của mình.

Tác động từ cuộc bầu cử tổng thống Mỹ

Có lẽ sẽ thật khó cho tân Tổng thư ký NATO để có thể cân bằng lợi ích giữa Mỹ và các thành viên còn lại trong ngắn hạn. Nhưng có một vấn đề mà nhà lãnh đạo Hà Lan cần làm ngay lập tức, đó là thúc đẩy các quốc gia thành viên NATO thực hiện cam kết đầu tư ít nhất là 2% GDP vào quốc phòng, một cam kết mà tất cả các nước thành viên đều đã đồng ý vào năm 2014.

Tuy nhiên 10 năm sau, chỉ có 23 trên 32 nước thành viên đạt được mục tiêu đề ra. Với chi tiêu quốc phòng chỉ chiếm 1,3% GDP, Bỉ là một trong những quốc gia có thành tích kém nhất trong nhóm, chỉ sau Italy (1,49%) nhưng trước Tây Ban Nha (1,28%). Với kịch bản ông Donald Trump có khả năng quay lại Nhà Trắng, điều này càng cấp thiết hơn hết. Ông Rutte cần cho thấy người châu Âu vẫn luôn quan tâm đến vấn đề quốc phòng của bản thân và mong muốn đồng hành cùng với Mỹ.

Thêm vào đó, trong chiến dịch tranh cử, cựu Tổng thống Mỹ cũng tuyên bố đe dọa cắt viện trợ của Washington cho Kiev. Như vậy, để có thể duy trì lý tưởng ủng hộ Ukraine của NATO, nhà lãnh đạo Hà Lan sẽ phải cố gắng giữ nguyên mức viện trợ hiện tại dành cho Kiev, thậm chí là vượt ngưỡng đề đồng minh lớn nhất của tổ chức là Mỹ, tin tưởng vào khả năng phòng thủ của châu Âu và tiếp tục giữ nguyên sự viện trợ của mình, qua đó đảm bảo kế hoạch chuẩn bị cho Ukraine trở thành thành viên của NATO trong tương lai.

Ngoài ra, tân Tổng thư ký NATO cũng phải có những điều chỉnh thích hợp để cân bằng giữa tổ chức và Liên minh châu Âu. Ông Rutte, một mặt phải duy trì sự đồng lòng của EU trong việc chống lại sụ phụ thuộc vào Mỹ, mặt khác phải giữ vững sự đoàn kết trong nội bộ NATO với những chính sách có lợi cho Washington và các đồng minh. Đây sẽ là tiền đề cho việc ông Rutte có thể tiếp tục giữ thế “giằng co” với Nga, đồng thời cũng sẽ là một thách thức lớn cho nhà lãnh đạo Hà Lan trong thời gian tới.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lý do Điều 5 không thể giúp Ukraine cho dù gia nhập NATO
Lý do Điều 5 không thể giúp Ukraine cho dù gia nhập NATO

VOV.VN - Ukraine vẫn nỗ lực gia nhập NATO nhưng tư cách thành viên trong liên minh này sẽ không đảm bảo Kiev được hỗ trợ nhiều hơn hiện nay, kể cả khi viện dẫn Điều 5.

Lý do Điều 5 không thể giúp Ukraine cho dù gia nhập NATO

Lý do Điều 5 không thể giúp Ukraine cho dù gia nhập NATO

VOV.VN - Ukraine vẫn nỗ lực gia nhập NATO nhưng tư cách thành viên trong liên minh này sẽ không đảm bảo Kiev được hỗ trợ nhiều hơn hiện nay, kể cả khi viện dẫn Điều 5.

Bên trong cuộc thảo luận của phương Tây về việc Ukraine gia nhập NATO
Bên trong cuộc thảo luận của phương Tây về việc Ukraine gia nhập NATO

VOV.VN - Các quan chức Mỹ và Đức đề xuất NATO nên cam kết trong hội nghị thượng đỉnh vào tháng tới rằng Ukraine có một "cầu nối" để gia nhập liên minh, thay vì một "con đường không thể đảo ngược" như Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã nói vào tháng 4/2024.

Bên trong cuộc thảo luận của phương Tây về việc Ukraine gia nhập NATO

Bên trong cuộc thảo luận của phương Tây về việc Ukraine gia nhập NATO

VOV.VN - Các quan chức Mỹ và Đức đề xuất NATO nên cam kết trong hội nghị thượng đỉnh vào tháng tới rằng Ukraine có một "cầu nối" để gia nhập liên minh, thay vì một "con đường không thể đảo ngược" như Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã nói vào tháng 4/2024.

Thủ tướng Hà Lan Rutte sẽ làm Tổng thư ký NATO?
Thủ tướng Hà Lan Rutte sẽ làm Tổng thư ký NATO?

VOV.VN - Truyền thông Hà Lan hôm qua (18/6) đồng loạt đưa tin, Thủ tướng sắp mãn nhiệm của Hà Lan, ông Mark Rutte, sẽ trở thành Tổng thư ký mới của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Thủ tướng Hà Lan Rutte sẽ làm Tổng thư ký NATO?

Thủ tướng Hà Lan Rutte sẽ làm Tổng thư ký NATO?

VOV.VN - Truyền thông Hà Lan hôm qua (18/6) đồng loạt đưa tin, Thủ tướng sắp mãn nhiệm của Hà Lan, ông Mark Rutte, sẽ trở thành Tổng thư ký mới của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).