Thế giới 24h: Đối thủ chỉ trích Donald Trump sau vụ cấm nạo phá thai

VOV.VN - Đề xuất về việc phụ nữ Mỹ phải bị trừng phạt và tiến tới bị cấm nạo phá thai của ông Donald Trump đã vấp phải sự chỉ trích dữ dội của các đối thủ.

1. Theo AFP, phát biểu trong một chương trình truyền hình thực tế trên kênh MSNBC ngày 30/3, ông Trump tuyên bố: “Phải có hình thức nào trừng phạt chứ” sau khi người dẫn chương trình Chris Matthews hỏi: “Ông có cho rằng cần phải trừng phạt những người có liên quan đến việc nạo phá thai hay không?”.

Người dẫn chương trình Chris Matthews sao đó hỏi lại: “Việc trừng phạt này nhằm vào phụ nữ đúng không?” ông Trump trả lời: “Đúng” và sau đó kêu gọi cấm hẳn việc nạo phá thai.

Một nhóm phụ nữ Mỹ biểu tình phản đối ông Trump. Ảnh AP

Ngay lập tức, đối thủ của ông ở Đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton chỉ trích lời bình luận của ông là “khủng khiếp”. Trong khi đó, ông Bernie Sanders gọi đó là “đáng xấu hổ”. Ngay cả những tổ chức ủng hộ việc cấm nạo phá thai cũng lên tiếng phản đối mạnh mẽ đề xuất trừng phạt người phụ nữ vì nạo phá thai của ông Trump.

Chia sẻ trên trang Twitter của mình, bà Clinton nhấn mạnh: “Ngay cả khi bạn nghĩ rằng ông ấy không thể đưa ra một bình luận tệ hơn [trước đó ông Trump đã có những lời lẽ gây tranh cãi gay gắt nhằm vào người Hồi giáo-ND] thì ông ấy vẫn có thể tiếp tục. Đó là những lời tuyên bố thật ghê rợn”.

Ngay cả những người cùng Đảng Cộng hòa với ông Trump và có tư tưởng cực kỳ bảo thủ như ông Ted Cruz vẫn chỉ trích ông Trump vì những lời bình luận trên và cho rằng, ông Trump chỉ “muốn gây sự chú ý”.

Ông John Kasich, một đối thủ khác của ông Trump trong Đảng Cộng hòa cũng lên tiếng cho rằng: “Dĩ nhiên phụ nữ không đáng bị trừng phạt vì nạo phá thai”.

2. Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Work ngày 30/3 cho biết, Mỹ sẽ không thừa nhận vùng kiểm soát mà Trung Quốc có thể đơn phương thiết lập trên Biển Đông.

Theo ông Work, các vùng kiểm soát này không dựa trên luật pháp quốc tế và Mỹ sẽ tiếp tục đưa tàu thuyền và máy bay hoạt động tại bất cứ khu vực nào mà luật pháp quốc tế cho phép.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc cải tạo bãi đá ở Biển Đông. Ảnh CSIS

Giới chức Mỹ đang lo ngại phán quyết của Tòa trọng tài thường trực dự kiến được tuyên bố trong vài tuần tới về vụ kiện của Phillippines đối với Trung Quốc, sẽ khiến Bắc Kinh đẩy nhanh việc thành lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.

Thứ trưởng Quốc phòng Robert Work nhấn mạnh, Mỹ đã tuyên bố thẳng với Trung Quốc rằng vùng nhận dạng phòng không sẽ gây mất ổn định khu vực và tất cả các đòi hỏi chủ quyền trên Biển Đông phải được giải quyết thông qua thương lượng chứ không phải bằng vũ lực hay đe dọa.

3. Tổng thống Syria Bashar al-Assad ngày 30/3 cho biết, ông không khó khăn gì trong việc lập Chính phủ mới cùng phe đối lập.

Theo AP, phát biểu vài ngày sau chiến thắng của quân đội Syria ở Palmyra, ông Assad nhấn mạnh, bản dự thảo Hiến pháp mới của Syria sẽ được hoàn tất trong vài tuần tới và Chính phủ mới sẽ có cả những nhân vật chủ chốt của phe đối lập.

Tổng thống Syria Assad. Ảnh AP

Tổng thống Syria khẳng định, dù vẫn còn một số vấn đề về mặt kỹ thuật cần phải được bàn thảo tại các cuộc đàm phán hòa bình ở Geneva vào tháng tới nhưng “đó không phải là những vấn đề quá khó khăn”.

Tuy nhiên, những nhà đàm phán của phe đối lập ngay lập tức bác bỏ quan điểm của ông Assad và nhấn mạnh, một giải pháp chính trị cho tình hình Syria chỉ có thể đạt được thông qua việc thiết lập một Chính phủ chuyển tiếp có đầy đủ thực quyền chứ không phải một Chính phủ khác vẫn dưới quyền điều hành của ông Assad.

“Điều ông Bashar al-Assad nhắc đến không liên quan gì đến tiến trình chính trị ở Syria”, ông George Sabra thuộc Ủy ban Đàm phán Tối cao Syria nói. 

Mỹ cũng lên tiếng bác bỏ đề xuất này của ông Assad. Người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest nhấn mạnh: “Tôi không rõ liệu ông ấy có coi mình là một phần trong chính phủ đoàn kết quốc gia hay không. Nếu đúng như vậy thì đây không phải là đề xuất mà chúng tôi mong đợi”.

4. Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 31/3 sẽ chủ trì Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần thứ 4, tại thủ đô Washington.

Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân năm nay nhằm mục đích kéo cộng đồng quốc tế xích lại gần nhau để cùng đối phó với mối đe dọa từ nguy cơ khủng bố hạt nhân trên toàn cầu.

Tổng thống Obama phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân 2014. Ảnh Reuters

Đây cũng là diễn đàn để các nhà lãnh đạo thế giới tái khẳng định các cam kết, ở mức cao nhất, về tăng cường an ninh hạt nhân, vật liệu phóng xạ và chống lại chủ nghĩa khủng bố hạt nhân.

Đây là hội nghị thứ 4 về an ninh hạt nhân diễn ra kể từ khi Tổng thống Barack Obama lên nắm quyền. Các hội nghị trước đó lần lượt được tổ chức tại thủ đô Washington năm 2010, Seoul, Hàn Quốc, năm 2012 và La Hay, Hà Lan, năm 2014. Đây cũng là hội nghị hạt nhân cuối cùng trước khi ông Obama rời Nhà Trắng.

5. Tại Hội nghị về người di cư ngày 31/3, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cho rằng, thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng người tị nạn và người di cư lớn nhất trong thời đại hiện nay.

Các nước cần phải tăng cường đối phó với thách thức đó bằng cách giúp đỡ những người tị nạn có một tương lai tươi sáng hơn, như tái  định cư người tỵ nạn, cung cấp sự hỗ trợ cho những người dễ bị tổn thương, trao cho họ những cơ hội học tập và lao động...

Vấn đề người tị nạn đang khiến châu Âu lo ngại. Ảnh AP

Liên Hợp Quốc muốn tái bố trí 480.000 người tị nạn, tức là khoảng 10% số người tị nạn Syria đang ở các nước láng giềng trước cuối năm 2018. Tuy nhiên, vấn đề này đang gây nhiều tranh cãi trong các nước châu Âu.

Cao ủy Liên Hợp Quốc về Người Tị nạn Filippo Grandi cho rằng, các nước châu Âu cần phải thực hiện cam kết về việc tái bố trí người tị nạn, trong đó có thỏa thuận giữa Liên minh châu Âu (EU) và Thổ Nhĩ Kỳ, theo đó, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giúp ngăn chặn làn sóng di cư và tị nạn bất hợp pháp tới châu Âu để đổi lấy sự hỗ trợ về tài chính và chính trị.

Ông Grandi cho biết: “Quan điểm của chúng tôi đối với cả Thổ Nhĩ Kỳ và Liên minh châu Âu, cũng như cộng đồng quốc tế, đó là: con đường hợp pháp để tiếp nhận người di cư và tị nạn là sự thay thế hiệu quả nhất cho những hành trình nguy hiểm, đặc biệt là đối với những người dễ bị tổn thương. Thực hiện nó càng sớm thì sẽ càng nhiều người sẽ từ bỏ những hành trình di chuyển nguy hiểm và bất hợp pháp khác”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Báo Mỹ: Đảng Cộng hòa cần tìm mọi cách ngăn chặn Donald Trump
Báo Mỹ: Đảng Cộng hòa cần tìm mọi cách ngăn chặn Donald Trump

VOV.VN - Tờ báo hàng đầu của nước Mỹ Washington Post ngày 17/3 khuyến nghị Đảng Cộng hòa cần tìm mọi cách ngăn chặn tỷ phú Mỹ Donald Trump.

Báo Mỹ: Đảng Cộng hòa cần tìm mọi cách ngăn chặn Donald Trump

Báo Mỹ: Đảng Cộng hòa cần tìm mọi cách ngăn chặn Donald Trump

VOV.VN - Tờ báo hàng đầu của nước Mỹ Washington Post ngày 17/3 khuyến nghị Đảng Cộng hòa cần tìm mọi cách ngăn chặn tỷ phú Mỹ Donald Trump.

Bầu cử Mỹ: Donald Trump-Ted Cruz giằng co ở Arizona và Utah
Bầu cử Mỹ: Donald Trump-Ted Cruz giằng co ở Arizona và Utah

VOV.VN - Dù Donald Trump dễ dàng thắng lợi ở Arizona nhưng Ted Cruz gần như “san bằng cách biệt” sau chiến thắng ở Utah.

Bầu cử Mỹ: Donald Trump-Ted Cruz giằng co ở Arizona và Utah

Bầu cử Mỹ: Donald Trump-Ted Cruz giằng co ở Arizona và Utah

VOV.VN - Dù Donald Trump dễ dàng thắng lợi ở Arizona nhưng Ted Cruz gần như “san bằng cách biệt” sau chiến thắng ở Utah.

Ông Donald Trump: Người quản lý của tôi không tấn công phóng viên
Ông Donald Trump: Người quản lý của tôi không tấn công phóng viên

VOV.VN - Tỷ phú Mỹ Trump đã lên tiếng bảo vệ người quản lý chiến dịch tranh cử của mình Corey Lewandowski khi ông này bị cáo buộc tấn công một phóng viên.

Ông Donald Trump: Người quản lý của tôi không tấn công phóng viên

Ông Donald Trump: Người quản lý của tôi không tấn công phóng viên

VOV.VN - Tỷ phú Mỹ Trump đã lên tiếng bảo vệ người quản lý chiến dịch tranh cử của mình Corey Lewandowski khi ông này bị cáo buộc tấn công một phóng viên.

Tỷ phú Donald Trump: Mỹ là trung tâm trong chính sách ngoại giao
Tỷ phú Donald Trump: Mỹ là trung tâm trong chính sách ngoại giao

VOV.VN - Tỷ phú Doanld Trump nhấn mạnh, điểm mấu chốt trong chính sách ngoại giao của ông là luôn đặt Mỹ ở vị trí trung tâm.

Tỷ phú Donald Trump: Mỹ là trung tâm trong chính sách ngoại giao

Tỷ phú Donald Trump: Mỹ là trung tâm trong chính sách ngoại giao

VOV.VN - Tỷ phú Doanld Trump nhấn mạnh, điểm mấu chốt trong chính sách ngoại giao của ông là luôn đặt Mỹ ở vị trí trung tâm.