Thế giới 24h: Mỹ-Trung căng thẳng sau vụ tàu khu trục Mỹ đến Trường Sa

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã triệu Đại sứ Mỹ Max Baucus để phản đối việc tàu USS Lassen tuần tra gần các đảo Trung Quốc cải tạo trái phép ở Biển Đông.

1. Reuters dẫn lời Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố, việc tuần tra của tàu USS Lassen là “một hành động cưỡng bức nhằm quân sự hóa tình hình Biển Đông” và “xâm phạm” tự do hàng hải theo luật pháp quốc tế.

Hải quân Trung Quốc cho biết, máy bay của nước này cũng theo dõi tàu USS Lassen nhưng không công bố chi tiết. Hai quan chức Mỹ cho biết, tàu USS Lassen đã tiến hành liên lạc qua điện đàm với phía Trung Quốc khi chiếc tàu này tiếp cận bãi Subi.

Phát biểu trong phiên điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ ngày 27/10, Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter ban đầu chỉ nói rằng, Hải quân Mỹ tiến hành các cuộc tuần tra ở Biển Đông.

Tuy nhiên, dưới sức ép của các nghị sĩ, ông Carter nói thêm rằng, tàu USS Lassen đã đi vào trong khu vực 12 hải lý quanh các bãi đá mà Trung Quốc cải tạo phi pháp ở Biển Đông.

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Zhang Yesui cũng đã triệu hồi Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Max Baucus để cảnh báo rằng, việc tuần tra của Mỹ là “cực kỳ vô trách nhiệm” và cáo buộc tàu USS Lassen đã xâm nhập phi pháp vùng lãnh hải gần các đảo thuộc quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền.

Xem thêm: Trung Quốc cáo buộc Mỹ cố tình khiêu khích khi tuần tra ở Biển Đông

2. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 27/10 kêu gọi sự hợp tác rộng lớn hơn trong các cuộc đàm phán về Syria và cuộc chiến chống IS.

Phát biểu của Ngoại trưởngNga đưa ra trong khi Pháp đang tổ chức một Hội nghị về khủng hoảng Syria với sự tham gia của Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan… mà không có sự tham dự của Nga hay Iran.

Âm mưu đẩy Nga sa lầy ở Syria

VOV.VN -The National Interest, Mỹ đã phân tích về một số nguy cơ Nga sa lầy ở Syria, song với giới chuyên gia, đáng nói là nhân tố đẩy Nga vào tình cảnh đó.

Phát biểu với báo giới tại Moscow, Ngoại trưởng Lavrov cho biết, Nga đã không được mời tham gia đàm phán và không rõ mục đích của Hội nghị này là gì.

Theo ông Lavrov, những gì Nga làm ở Syria đều đã công khai mục đích rõ ràng, trong đó nhằm tạo sự đồng thuận với liên minh do Mỹ dẫn đầu, để chống lại các tổ chức khủng bố ở Syria.

Ngoại trưởng Lavrov cho rằng, Nga và Iran nên được tham gia vào tất cả các cuộc đàm phán về tiến trình kiến tạo hòa bình ở Syria. Ông cũng kêu gọi cho Ai Cập, Qatar, Saudi Arabia hay Jordan được tham gia các vòng đàm phán tiếp theo về Syria.

Cho đến nay, Mỹ, các nước Châu Âu và một số quốc gia Arab vẫn cương quyết cho rằng Tổng thống Syria Bashar al- Assad phải rời bỏ quyền lực, như là một điều kiện tiên quyết cho tiến trình thiết lập dân chủ tại quốc gia Trung Đông này, trong khi Nga và Iran lại không cho là vậy.

3. Trận động đất 7,5 độ Richter làm rung chuyển một khu vực rộng từ Afghanistan đến Pakistan, thậm chí sang cả Ấn Độ, khiến ít nhất 400 người thiệt mạng và hơn 1.000 người bị thương. Chính phủ, quân đội các nước và các tổ chức đang tiếp tục nỗ lực cứu hộ, cứu nạn.

Cộng đồng quốc tế, trong đó có Liên Hợp Quốc, Mỹ, Ấn Độ và Trung Quốc đã bày tỏ chia buồn với các gia đình có nạn nhân thiệt mạng, đồng thời thể hiện sẵn sàng giúp đỡ hai nước bị ảnh hưởng nặng nề là Pakistan và Afghanistan.

Đưa nạn nhân động đất ở Pakistan đến bệnh viện. (ảnh: AP)

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bày tỏ lo ngại trước nguy cơ xảy ra cuộc khủng hoảng nhân đạo và y tế sau trận động đất mạnh 7,5 độ Richter làm rung chuyển khu vực Nam Á hôm 26/10.

Tuyên bố với báo giới ngày 27/10 ở Geneva, Thụy Sĩ, người phát ngôn của WHO, ông Christian Lindmeier, cho biết có khoảng 866.000 người sống trong phạm vi bán kính khoảng 100 km từ tâm chấn của trận động đất, được xác định là nằm ở huyện Jurm thuộc vùng núi Hindu Kush, tỉnh Badakhshan, Đông Bắc Afghanistan.

Những khu vực chịu hậu quả nặng nề nhất của trận động đất này cũng đang phải chịu cảnh bạo lực thường xuyên của các nhóm phiến quân, trong đó có các vụ tấn công đẫm máu và kéo dài nhiều tuần qua do lực lượng Taliban tiến hành.

4. Cộng hòa Nhân dân tự xưng Donetsk hôm nay bắt đầu giai đoạn 2 rút các loại vũ khí cỡ nòng dưới 100 ly khỏi đường tiếp xúc ở miền Đông Ukraine.

Hãng thông tấn Donetsk dẫn lời quan chức quân sự của nước cộng hòa tự xưng này cho biết, vũ khí sẽ được rút khỏi đường tiếp xúc 11,7 km, Sau đó sẽ được rút tiếp về Ilovaysk. Tiến trình rút vũ khí do các chuyên gia của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) giám sát.

Xe tăng lực lượng đối lập miền Đông Ukraine. (ảnh: Reuters)

Trong đợt rút vũ khí lần này, cộng hòa Nhân dân tự xưng Donetsk sẽ rút 15 khẩu súng chống tăng Rapira khỏi Ilovaysk. Trước đó, ngày 22/10, Cộng hòa nhân dân tự xưng Donetsk đã rút xe tăng khỏi khu vực đường tiếp xúc.

Theo thỏa thuận đạt được tại Minsk ngày 29/9 vừa qua, các bên trong cuộc xung đột tại Ukraine sẽ rút xe tăng trước tiên, sau đó là các loại vũ khí cỡ nòng dưới 100 ly và các loại đạn cối.

Giai đoạn rút vũ khí đầu tiên tiên của các lực lượng ở Donetsk được thực hiện hôm 1/10 và hoàn thành trong vòng 15 ngày. Giai đoạn 2 này sẽ mất khoảng 24 ngày để hoàn thành. Hiện Donetsk vẫn chưa có thời điểm cho việc rút các loại đạn cối.

5. Nga xuất khẩu vũ khí, thiết bị quân sự cho 116 nước trên thế giới

Trong 15 năm qua, Nga đã xuất khẩu vũ khí, trang thiết bị quân sự cho 116 nước trên thế giới với tổng giá trị lên đến 115 tỷ USD.

Tổng giám đốc Cơ quan Xuất khẩu Quốc phòng Nga (Rosoboronexport) Anatoly Isaykin.

Ngày 27/10, Cơ quan Xuất khẩu Quốc phòng Nga tổ chức cuộc họp báo quốc tế nhân dịp tổng kết hoạt động trong vòng 15 năm qua.

Nhiều thông tin về những hợp đồng mua bán, các dự án hợp tác về vũ khí và kỹ thuật quân sự giữa Nga với nhiều quốc gia trên thế giới đã được thông tin với đông đảo phóng viên Nga và nước ngoài.

Tổng giám đốc Cơ quan Xuất khẩu Quốc phòng Nga (Rosoboronexport) Anatoly Isaykin khẳng định rằng kế hoạch xuất khẩu vũ khí Nga trong năm 2015 này sẽ được thực hiện đầy đủ mặc dù Nga đang bị cấm vận.

Nhìn lại chặng đường 15 năm gần đây, xuất khẩu quân sự của Nga đã đạt được những con số rất đáng nể: Cung cấp các sản phẩm của Nga cho 116 nước với tổng giá trị lên tới hơn 115 tỷ USD. Riêng 3 năm gần đây nhất, mỗi năm đều đạt con số hơn 12 tỷ USD và năm sau liên tục cao hơn năm trước.

Thông tin từ cuộc họp báo cũng cho biết, hiện nay, số vũ khí và kỹ thuật quốc phòng Nga xuất sang các nước châu Á vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất với 75%, trong khi đó Mỹ Latin chỉ nhập 9%; Cận Đông nhập 7%./.

6. Trong một tuyên bố ngày 27/10, Bộ Ngoại giao Belarus nói rằng, không cần thiết phải thiết lập một căn cứ không quân Nga trên lãnh thổ Belarus và cũng không cần phải có một cuộc đối thoại giữa 2 bên về vấn đề này.

Ngoại trưởng Belarus Vladimir Makei. (ảnh: belta.by)

Ngoại trưởng Belarus Vladimir Makei nói rằng, có một số vấn đề đang cần phải có những giải pháp hiệu quả, như cuộc khủng hoảng tại Ukraine hay tình hình tại Syria. Bây giờ là lúc cần phải giảm những căng thẳng chính trị và quân sự trong khu vực chứ không phải là thành lập thêm các căn cứ quân sự.

Trước đó, hồi tháng 9, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu ký thỏa thuận với Belarus về việc thành lập căn cứ không quân trên lãnh thổ Belarus. Tuy nhiên, đầu tháng này, Tổng thống Alexander Lukashenko đã bác bỏ thông tin về cho phép Nga lập căn cứ không quân tại Belarus. Nước này cũng chưa bao giờ thảo luận với Nga về căn cứ không quân. Hiện, Nga đã có một trạm radar tại Belarus, vốn tiếp giáp với ba nước thành viên NATO và một trạm khác tại Ukraine./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nóng vấn đề tranh chấp trên Biển Đông tại hội thảo ở Lorient (Pháp)
Nóng vấn đề tranh chấp trên Biển Đông tại hội thảo ở Lorient (Pháp)

VOV.VN - Các chuyên gia hàng đầu của Pháp đã thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến Biển Đông - điểm nóng đang thu hút sự quan tâm của dư luận.

Nóng vấn đề tranh chấp trên Biển Đông tại hội thảo ở Lorient (Pháp)

Nóng vấn đề tranh chấp trên Biển Đông tại hội thảo ở Lorient (Pháp)

VOV.VN - Các chuyên gia hàng đầu của Pháp đã thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến Biển Đông - điểm nóng đang thu hút sự quan tâm của dư luận.

Không ngại gia tăng căng thẳng với Trung Quốc, Mỹ quyết vào Biển Đông
Không ngại gia tăng căng thẳng với Trung Quốc, Mỹ quyết vào Biển Đông

VOV.VN- Việc Mỹ sắp đưa tàu hoặc máy bay chiến đấu tuần tra gần các đảo bị Trung Quốc cải tạo phi pháp ở Biển Đông sẽ khiến quan hệ Mỹ-Trung thêm sóng gió.

Không ngại gia tăng căng thẳng với Trung Quốc, Mỹ quyết vào Biển Đông

Không ngại gia tăng căng thẳng với Trung Quốc, Mỹ quyết vào Biển Đông

VOV.VN- Việc Mỹ sắp đưa tàu hoặc máy bay chiến đấu tuần tra gần các đảo bị Trung Quốc cải tạo phi pháp ở Biển Đông sẽ khiến quan hệ Mỹ-Trung thêm sóng gió.

Mỹ hoàn tất tuần tra ở Biển Đông trong sự tức giận của Trung Quốc
Mỹ hoàn tất tuần tra ở Biển Đông trong sự tức giận của Trung Quốc

VOV.VN- Quan chức Mỹ khẳng định, tàu khu trục USS Lassen đã hoàn tất việc tuần tra ở Biển Đông. Trong khi đó, phía Trung Quốc cực lực lên án hành động này.

Mỹ hoàn tất tuần tra ở Biển Đông trong sự tức giận của Trung Quốc

Mỹ hoàn tất tuần tra ở Biển Đông trong sự tức giận của Trung Quốc

VOV.VN- Quan chức Mỹ khẳng định, tàu khu trục USS Lassen đã hoàn tất việc tuần tra ở Biển Đông. Trong khi đó, phía Trung Quốc cực lực lên án hành động này.

Trung Quốc bao biện: Hải đăng ở Biển Đông “không thay đổi hiện trạng”
Trung Quốc bao biện: Hải đăng ở Biển Đông “không thay đổi hiện trạng”

VOV.VN - Trung Quốc nói "không" nhưng quốc tế xác định việc xây hải đăng là âm mưu của nước này để tăng thêm địa vị pháp lý đối với các đảo họ chiếm trái phép.

Trung Quốc bao biện: Hải đăng ở Biển Đông “không thay đổi hiện trạng”

Trung Quốc bao biện: Hải đăng ở Biển Đông “không thay đổi hiện trạng”

VOV.VN - Trung Quốc nói "không" nhưng quốc tế xác định việc xây hải đăng là âm mưu của nước này để tăng thêm địa vị pháp lý đối với các đảo họ chiếm trái phép.

Mỹ tuần tra Biển Đông: Trung Quốc yêu cầu không “manh động”, “gây sự”
Mỹ tuần tra Biển Đông: Trung Quốc yêu cầu không “manh động”, “gây sự”

VOV.VN -Trung Quốc đã phản ứng mạnh mẽ, đề nghị phía Mỹ không được tiến hành những hoạt động mà Trung Quốc gọi là “gây sự” ở Biển Đông.

Mỹ tuần tra Biển Đông: Trung Quốc yêu cầu không “manh động”, “gây sự”

Mỹ tuần tra Biển Đông: Trung Quốc yêu cầu không “manh động”, “gây sự”

VOV.VN -Trung Quốc đã phản ứng mạnh mẽ, đề nghị phía Mỹ không được tiến hành những hoạt động mà Trung Quốc gọi là “gây sự” ở Biển Đông.