Trung Đông đối mặt với khủng hoảng ngũ cốc vì chiến sự ở Ukraine

VOV.VN - Ukraine được ví là “giỏ bánh mỳ” của châu Âu, trong khi các quốc gia Trung Đông cũng phụ thuộc lớn vào nguồn ngũ cốc nhập khẩu từ Kiev.

Xuất khẩu ngũ cốc của Nga đã giảm hơn một nửa do các tuyến đường vận tải biển và đường sông bị phong toả. Trong thông báo mới nhất ngày 2/3, Hiệp hội ngũ cốc Nga cho biết, trước tình hình hiện nay - cuộc chiến tại Ukraine và các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga, các chuyến tàu xuất khẩu ngũ cốc chở 100.000 tấn mỗi ngày của Nga đã giảm chỉ còn 40.000 tấn.

RIA Novosti dẫn lời Chủ tịch Hiệp hội ngũ cốc Nga Arkady Zlochevsky lý giải, không chỉ có tuyến đường Biển Azov, mà các chuyến hàng trên các tuyến đường sông ở lưu vực Azov đều bị đình trệ. Đồng thời, hiện nay chỉ những hợp đồng dài hạn mới được phép thực hiện.

Nga là nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, chiếm hơn 18% lượng hàng xuất khẩu quốc tế. 

Nga cùng Ukraine nắm giữ khoảng 30% nguồn cung lúa mì toàn cầu. Tuy nhiên, chiến sự cũng đã khiến Ukraine ngừng các chuyến tàu xuất khẩu ngũ cốc.

Cuộc chiến này khiến giá lương thực thế giới có nguy cơ bị đẩy lên mức cao nhất mọi thời đại. Hiện Giá lương thực toàn cầu đang ở mức cao nhất trong 10 năm qua và bất kỳ sự gián đoạn nào trong xuất khẩu của Nga và Ukraine đều có thể khiến giá ngũ cốc tăng vọt.  

Trung Đông trở thành nạn nhân bất đắc dĩ

Chiến sự Ukraine đang gây ra làn sóng chấn động khắp châu Âu, khiến Mỹ “đứng ngồi không yên”, đồng thời đe dọa biến Trung Đông xa xôi trở thành nạn nhân bất đắc dĩ.

Ukraine được ví là “giỏ bánh mỳ” của châu Âu, trong khi các quốc gia Trung Đông cũng phụ thuộc lớn vào nguồn ngũ cốc xuất khẩu của Kiev. Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp Mỹ, Trung Đông là thị trường tiêu thụ lúa mì lớn thứ ba của Ukraine trong năm tài khoá 2020-2021. Hơn 40% lượng lúa mì xuất khẩu của Ukraine có đích đến là Trung Đông và châu Phi.

Ảnh hưởng từ cuộc chiến Nga-Ukraine tới Trung Đông có thể sẽ tồi tệ hơn rất nhiều so với các nước khác. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán, chi phí năng lượng và giá hàng hoá tăng cao tại khu vực này. Ông Julien Barnes-Dacey, Giám đốc chương trình Trung Đông và Bắc Phi tại Hội đồng quan hệ đối ngoại châu Âu (ECFR) cũng cho rằng: “Lo ngại về cuộc xung đột giữa hai trong số các nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn trên thế giới rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến giá cả, nhất là khi tình trạng thiếu hụt lương thực đã hiện hữu”.

Nhà chức trách Ai Cập, với dân số hơn 100 triệu người, là nước nhập khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, đã có cảnh báo về tình trang thiếu hụt lương thực. Và hiện Nga là nhà cung cấp lúa mì chính của Ai Cập và Ukraine đứng là thứ hai.

Hãng thông tấn nhà nước MENA dẫn lời Bộ trưởng Bộ Cung ứng và Nội thương Ai Cập Ali Moselhy khẳng định: “Các cuộc đụng độ giữa hai trong số các nhà xuất khẩu lúa mì và ngũ cốc lớn nhất thế giới làm gia tăng sự bất ổn trên thị trường”.

Trong khi đó, Lebanon, Libya và Ai Cập cũng là những khách hàng lớn nhất của Ukraine trong khu vực, còn Yemen và Syria phụ thuộc vào việc mua lúa mì của Ukraine thông qua viện trợ của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP).

Tình trạng thiếu hụt lương thực kéo dài hơn có thể làm trầm trọng thêm an ninh lương thực đang rất nghiêm trọng ở một số quốc gia trong khu vực, vốn cũng đang bị giằng xé bởi xung đột. Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết nạn đói đã gia tăng kể từ năm 2014 tại Trung Đông. Sau làn sóng biểu tình chống chính phủ “Mùa xuân Arab”, đến nay vẫn khiến nhiều nước trì trệ kinh tế, chìm ngập trong chiến tranh, xung đột và ảnh hưởng nghiêm trọng mới nhất là đại dịch COVID-19 hiện nay. 

Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc năm 2020, gần 69 triệu người ở Trung Đông và Bắc Phi đang bị suy dinh dưỡng, chiếm gần 9% tổng số người toàn cầu.

Các nhà phân tích cho biết, các quốc gia và các nhà tài trợ có thể thu mua ngũ cốc từ các nguồn khác nhưng đây không phải là một giải pháp lâu dài. Sự gián đoạn tại cảng vận tải quan trọng ở Biển Đen, cũng như sự gia tăng chi phí năng lượng có thể làm tình hình thêm phức tạp.

Giám đốc chương trình Trung Đông và Bắc Phi tại Hội đồng quan hệ đối ngoại châu Âu Barnes-Dacey đánh giá thêm: “Khi các nhu cầu hiện tại vẫn chưa được đáp ứng, thật khó để tưởng tượng rằng bạn có thể tìm được nguồn cung bổ sung khổng lồ để đáp ứng các nhu cầu mới. Vấn đề thực tế là một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ đang phủ bóng lên khu vực này”.

Trả lời CNN, cựu cố vấn của Bộ cung ứng Ai Cập Nadr Nour Eldin cho rằng: “Đây có thể là một bài học mới và chúng ta phải cân bằng việc mua sắm để luôn có thể đa dạng hóa và đảm bảo vĩnh viễn nguồn cung nếu có xung đột”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ Quốc phòng Nga: Gần 500 binh sỹ thiệt mạng trong chiến dịch quân sự tại Ukraine
Bộ Quốc phòng Nga: Gần 500 binh sỹ thiệt mạng trong chiến dịch quân sự tại Ukraine

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga hôm 2/3 thông báo, đã có gần 500 binh sỹ của nước này thiệt mạng trong chiến dịch quân sự đang diễn ra tại Ukraine.

Bộ Quốc phòng Nga: Gần 500 binh sỹ thiệt mạng trong chiến dịch quân sự tại Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga: Gần 500 binh sỹ thiệt mạng trong chiến dịch quân sự tại Ukraine

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga hôm 2/3 thông báo, đã có gần 500 binh sỹ của nước này thiệt mạng trong chiến dịch quân sự đang diễn ra tại Ukraine.

Nga tiết lộ nội dung sẽ thảo luận trong vòng đàm phán thứ hai với Ukraine
Nga tiết lộ nội dung sẽ thảo luận trong vòng đàm phán thứ hai với Ukraine

VOV.VN - Các vấn đề liên quan đến lệnh ngừng bắn và hành lang nhân đạo sẽ được thảo luận trong cuộc trao đổi sắp tới giữa Nga và Ukranine, ông Vladimir Medinsky - cố vấn của Tổng thống Nga, đồng thời là trưởng đoàn đàm phán Nga nhận định với báo giới ngày 2/3.

Nga tiết lộ nội dung sẽ thảo luận trong vòng đàm phán thứ hai với Ukraine

Nga tiết lộ nội dung sẽ thảo luận trong vòng đàm phán thứ hai với Ukraine

VOV.VN - Các vấn đề liên quan đến lệnh ngừng bắn và hành lang nhân đạo sẽ được thảo luận trong cuộc trao đổi sắp tới giữa Nga và Ukranine, ông Vladimir Medinsky - cố vấn của Tổng thống Nga, đồng thời là trưởng đoàn đàm phán Nga nhận định với báo giới ngày 2/3.

Ukraine chưa đến đàm phán ở địa điểm thỏa thuận trước, yêu cầu Nga “chờ đợi”
Ukraine chưa đến đàm phán ở địa điểm thỏa thuận trước, yêu cầu Nga “chờ đợi”

VOV.VN - Phía Ukraine khẳng định cuộc đàm phán với Nga sẽ diễn ra nhưng không phải ở Belovezhskaya Pushcha, Belarus mà là ở nơi khác, ông David Arakhamia thuộc phái đoàn Ukraine cho biết ngày 2/3.

Ukraine chưa đến đàm phán ở địa điểm thỏa thuận trước, yêu cầu Nga “chờ đợi”

Ukraine chưa đến đàm phán ở địa điểm thỏa thuận trước, yêu cầu Nga “chờ đợi”

VOV.VN - Phía Ukraine khẳng định cuộc đàm phán với Nga sẽ diễn ra nhưng không phải ở Belovezhskaya Pushcha, Belarus mà là ở nơi khác, ông David Arakhamia thuộc phái đoàn Ukraine cho biết ngày 2/3.

Ngoại trưởng Lavrov: Phương Tây từ chối cùng Nga thiết lập cấu trúc an ninh châu Âu mới
Ngoại trưởng Lavrov: Phương Tây từ chối cùng Nga thiết lập cấu trúc an ninh châu Âu mới

VOV.VN - Các nước phương Tây đã từ chối cùng Nga thảo luận một cấu trúc an ninh châu Âu mới, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết trong cuộc trả lời phỏng vấn với Al Jazeera ngày 2/3.

Ngoại trưởng Lavrov: Phương Tây từ chối cùng Nga thiết lập cấu trúc an ninh châu Âu mới

Ngoại trưởng Lavrov: Phương Tây từ chối cùng Nga thiết lập cấu trúc an ninh châu Âu mới

VOV.VN - Các nước phương Tây đã từ chối cùng Nga thảo luận một cấu trúc an ninh châu Âu mới, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết trong cuộc trả lời phỏng vấn với Al Jazeera ngày 2/3.