Trung Quốc: Chống tham nhũng là cuộc đấu tranh chính trị “quyết không được thua”

VOV.VN - Ông Tiêu Bồi cho biết, đấu tranh chống tham nhũng là một trận chiến quan trọng, đồng thời cũng là một trận chiến cam go để Đảng Cộng sản Trung Quốc tự cách mạng chính mình và quản lý đảng một cách nghiêm minh toàn diện.

Trước thềm kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, quan chức nước này một lần nữa khẳng định quyết tâm chống tham nhũng và gọi đây là cuộc đấu tranh chính trị “không thể thua” và “không được thua”.

Phát biểu tại cuộc họp báo tổ chức ngày 28/6, ông Tiêu Bồi (Xiao Pei), Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát Quốc gia Trung Quốc khẳng định, tham nhũng có sức tàn phá và hủy hoại nặng nề nhất đối với nền tảng cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Ông Tiêu Bồi nhấn mạnh, tham nhũng là cách dễ nhất để lật đổ chính quyền, là mối đe dọa lớn nhất đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Do vậy, đây là cuộc đấu tranh chính trị lớn “không thể thua” và “quyết không được thua, phải quyết chiến quyết thắng”.

Theo quan chức này, đấu tranh chống tham nhũng là một trận chiến quan trọng, đồng thời cũng là một trận chiến cam go để Đảng Cộng sản Trung Quốc tự cách mạng chính mình và quản lý đảng một cách nghiêm minh toàn diện. Đảng này đã hình thành thể chế và cơ chế không dám tham nhũng, không thể tham nhũng và không muốn tham nhũng, cho thấy cuộc đấu tranh chống tham nhũng đã đạt được “chiến thắng áp đảo”.

Ông Tiêu Bồi cho biết, Đảng Cộng sản Trung Quốc từng xuất hiện tình trạng suy yếu vai trò lãnh đạo, thiếu sót trong xây dựng đảng, quản lý đảng không hiệu quả và lỏng lẻo, nhưng đến nay tình trạng này đã thay đổi, các “trận địa” suy yếu đã được củng cố, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có một diện mạo mới.

Theo số liệu chính thức, từ tháng 12/2012 đến tháng 5/2021, cơ quan kỷ luật, kiểm tra, giám sát Trung Quốc đã lập hồ sơ và điều tra đối với 392 cán bộ lãnh đạo từ cấp bộ/tỉnh trở lên, 22.000 cán bộ cấp vụ/cục, hơn 170.000 cán bộ cấp quận/huyện và 616.000 cán bộ cấp phường/xã.

Ngoài ra, kể từ sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc, các cơ quan kỷ luật, kiểm tra, giám sát ở nước này đã lập hồ sơ và điều tra hơn 3,8 triệu vụ việc, xử lý 4.089.000 người, kỷ luật đảng và chính quyền 3.742.000 người./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phòng, chống tham nhũng: Giải pháp căn cốt là hoàn thiện thể chế
Phòng, chống tham nhũng: Giải pháp căn cốt là hoàn thiện thể chế

VOV.VN - Ông Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh, giải pháp căn cốt, xuyên suốt, triệt để là phải hoàn thiện thể chế cho cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Phòng, chống tham nhũng: Giải pháp căn cốt là hoàn thiện thể chế

Phòng, chống tham nhũng: Giải pháp căn cốt là hoàn thiện thể chế

VOV.VN - Ông Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh, giải pháp căn cốt, xuyên suốt, triệt để là phải hoàn thiện thể chế cho cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Đấu tranh chống tham nhũng trong các cơ quan tư pháp
Đấu tranh chống tham nhũng trong các cơ quan tư pháp

VOV.VN - Thực trạng tham nhũng, tiêu cực nảy sinh trong các cơ quan tư pháp sẽ trực tiếp làm giảm hiệu quả đấu tranh phòng chống tham nhũng.

Đấu tranh chống tham nhũng trong các cơ quan tư pháp

Đấu tranh chống tham nhũng trong các cơ quan tư pháp

VOV.VN - Thực trạng tham nhũng, tiêu cực nảy sinh trong các cơ quan tư pháp sẽ trực tiếp làm giảm hiệu quả đấu tranh phòng chống tham nhũng.

Điều tra, xử lý sai phạm, tham nhũng rừng: Khó và vướng ở đâu?
Điều tra, xử lý sai phạm, tham nhũng rừng: Khó và vướng ở đâu?

VOV.VN - Gia Lai là tỉnh phát hiện nhiều nhất sai phạm có dấu hiệu tham nhũng trong quản lý, bảo vệ rừng. Giai đoạn 2016-2020, Thanh tra tỉnh phát hiện tại 9 ban quản lý rừng có dấu hiệu phạm tội, với tổng diện tích rừng bị mất là gần 10.000 héc ta, tổng số tiền sai phạm là hơn 27 tỷ đồng.

Điều tra, xử lý sai phạm, tham nhũng rừng: Khó và vướng ở đâu?

Điều tra, xử lý sai phạm, tham nhũng rừng: Khó và vướng ở đâu?

VOV.VN - Gia Lai là tỉnh phát hiện nhiều nhất sai phạm có dấu hiệu tham nhũng trong quản lý, bảo vệ rừng. Giai đoạn 2016-2020, Thanh tra tỉnh phát hiện tại 9 ban quản lý rừng có dấu hiệu phạm tội, với tổng diện tích rừng bị mất là gần 10.000 héc ta, tổng số tiền sai phạm là hơn 27 tỷ đồng.