Trung Quốc mở cửa căn cứ quân sự bí mật cho báo giới

VOV.VN - Lần đầu tiên một căn cứ quân sự bên ngoài thủ đô Bắc Kinh được mở cửa cho báo giới đến tham quan.

Ngày 29/7, trong một động thái hiếm hoi, quân đội Trung Quốc đã bày tỏ thiện chí khi mở cửa một căn cứ quân sự bí mật cho các nhà báo đến thăm.

Binh sĩ Lữ đoàn phòng không 47 tại tỉnh Thiểm Tây (Ảnh: Reuters)

Việc làm này được cho là nỗ lực của Trung Quốc trong việc xoa dịu quan ngại của các nước khác về ý đồ của Bắc Kinh, cũng như thể hiện thái độ cởi mở hơn về các chiến lược của đất nước, đặc biệt động thái này xảy ra trước chuyến thăm Trung Quốc của Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản sau đó một ngày.

Những gì truyền thông Trung Quốc được tận mắt chứng kiến là hàng loạt các loại vũ khí, bao gồm các loại pháo cao xạ của những năm 1960. Bên cạnh đó, các loại vũ khí hiện đại, tối tân khác cũng được trưng bày, giới thiệu như tên lửa phòng không tầm ngắn HQ-7B. 

Chen Xifeng chỉ huy căn cứ quân sự ở Lâm Đồng thuộc tỉnh Thiểm Tây phát biểu trước báo giới cho rằng: “Nhân dân Trung Quốc và  Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc là những người yêu chuộng hòa bình”.

Căn cứ quân sự này là một căn cứ quan trọng trong vùng 7 quân khu bao gồm cả khu vực phía Tây Tân Cương xa xôi, vùng giáp biên giới Pakistan và giáp Trung Á. Đây là căn cứ quân sự đầu tiên bên ngoài thủ đô Bắc Kinh mở cửa cho các nhà báo đến tham quan.

Geng Yansheng, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết: “Việc cho báo giới đến thăm cho thấy sự cởi mở của chúng tôi… nhưng đó sẽ là một quá trình dần dần. Chúng tôi sẽ tiếp tục mở cửa các căn cứ quân sự khác cho mọi người đến thăm”.

Hiện Trung Quốc dành 10,7% ngân sách nhà nước (khảng 120 tỷ USD) cho chi tiêu quốc phòng. Tuy nhiên giới phân tích cho rằng, con số này chưa phản ánh đúng mức chi tiêu chính phủ Trung Quốc dành cho quân đội.

Trả lời trước các câu hỏi của báo giới liên quan đến tranh chấp lãnh thổ với các quốc gia trong khu vực, ông Chen Xifeng: “Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ với một số nước láng giềng nhưng chính phủ và quân đội khá kiềm chế trong việc giải quyết”.

Nguồn video: RT


Hôm nay, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Akitaka Saiki sẽ thăm Trung Quốc để thảo luận, tìm cách giải quyết tranh chấp lãnh hải song phương liên quan đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.

Trước đó, hôm 26/7, Thủ tướng vừa tái đắc của của Nhật Bản Shinzo Abe cũng kêu gọi Trung-Nhật tổ chức hội nghị thượng đỉnh, giải quyết tranh chấp biển đảo.

Tuy nhiên, trong cuộc họp báo hôm qua, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết, đến thời điểm này 2 nước vẫn chưa có kế hoạch chính xác và cụ thể cho việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hacker Trung Quốc lấy được công nghệ vũ khí tối tân của Mỹ?
Hacker Trung Quốc lấy được công nghệ vũ khí tối tân của Mỹ?

(VOV) - Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định, thiết kế của hơn 20 hệ thống vũ khí lớn của quân đội nước này đã bị tin tặc đánh cắp.

Hacker Trung Quốc lấy được công nghệ vũ khí tối tân của Mỹ?

Hacker Trung Quốc lấy được công nghệ vũ khí tối tân của Mỹ?

(VOV) - Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định, thiết kế của hơn 20 hệ thống vũ khí lớn của quân đội nước này đã bị tin tặc đánh cắp.

Trung Quốc tăng số lượng đầu đạn hạt nhân
Trung Quốc tăng số lượng đầu đạn hạt nhân

Theo SIPRI, Trung Quốc đã tăng số lượng đầu đạn hạt nhân từ 240 lên 250 như một phần tiến trình hiện đại hóa quốc phòng.

Trung Quốc tăng số lượng đầu đạn hạt nhân

Trung Quốc tăng số lượng đầu đạn hạt nhân

Theo SIPRI, Trung Quốc đã tăng số lượng đầu đạn hạt nhân từ 240 lên 250 như một phần tiến trình hiện đại hóa quốc phòng.

Trung Quốc nói “không thèm” ăn cắp bí mật quân sự của Mỹ
Trung Quốc nói “không thèm” ăn cắp bí mật quân sự của Mỹ

(VOV) - Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã lên tiếng, khẳng định mình đủ sức tự phát triển vũ khí, không cần dựa dẫm bên ngoài.

Trung Quốc nói “không thèm” ăn cắp bí mật quân sự của Mỹ

Trung Quốc nói “không thèm” ăn cắp bí mật quân sự của Mỹ

(VOV) - Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã lên tiếng, khẳng định mình đủ sức tự phát triển vũ khí, không cần dựa dẫm bên ngoài.