Trung Quốc tăng số lượng đầu đạn hạt nhân

Theo SIPRI, Trung Quốc đã tăng số lượng đầu đạn hạt nhân từ 240 lên 250 như một phần tiến trình hiện đại hóa quốc phòng.

Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan đã tăng cường vũ khí hạt nhân lên khoảng 10 đầu đạn mỗi nước trong năm 2013 trong khi các quốc gia hạt nhân khác có vẻ như tiếp tục duy trì kho vũ khí chiến lược của họ, theo một tổ chức nghiên cứu ở Thụy Điển ngày 3/6.

Báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết vào đầu năm nay, Trung Quốc đã tăng số lượng đầu đạn hạt nhân từ 240 lên 250 như một phần tiến trình hiện đại hóa quốc phòng.

Tuy nhiên, AP dẫn nguồn SIPRI nói Trung Quốc “rất thiếu minh bạch” về kho vũ khí hạt nhân của họ.

Chuyên gia nghiên cứu Phillip Schell của SIPRI nói Trung Quốc có thể tiếp tục quá trình tăng cường vũ khí hạt nhân theo kiểu nhỏ giọt song không có dấu hiệu nào cho thấy nước này sẽ thay đổi chính sách hiện tại về việc duy trì sự răn đe đáng tin cậy với kho vũ khí hạt nhân nhỏ nhất có thể.

“Nó không quá thiên về gia tăng số lượng mà là gia tăng chất lượng”, ông Schell nói.

Hai nước kình địch Ấn Độ và Pakistan cũng tăng cường kho vũ khí hạt nhân của họ lên khoảng 10 đầu đạn.

Số lượng vũ khí hạt nhân của các nước - Đồ họa: AFP


Trong khi đó, Mỹ và Nga tiếp tục quá trình giải trừ theo hiệp ước START mới mà hai nước ký kết năm 2010. Mỹ đã giảm số lượng đầu đạn từ 8.000 xuống còn 7.700 và Nga giảm từ 10.000 xuống còn 8.500.

Tuy nhiên, Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc và Anh đều triển khai các hệ thống phóng vũ khí hạt nhân mới hoặc thông báo về những chương trình này, theo SIPRI.

“Có ít hy vọng về việc những quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân thật sự sẵn sàng từ bỏ kho vũ khí hạt nhân. Các chương trình hiện đại hóa dài hạn đang được các quốc gia đó tiến hành gợi ý vũ khí hạt nhân vẫn là một dấu hiệu về vị thế và sức mạnh quốc tế”, chuyên gia Shannon Kile của SIPRI phát biểu.

Những nỗ lực nhằm giảm kho vũ khí hóa học và sinh học cũng diễn ra chậm chạp, theo SIPRI.

Mỹ và Nga không tiêu hủy mọi vũ khí hóa học trong năm 2012 như đã cam kết, và Syria đã tuyên bố nước này chuẩn bị sử dụng chúng trong trường hợp bị nước ngoài tấn công.

Số liệu của SIPRI cũng cho thấy số lượng binh sĩ gìn giữ hòa bình được triển khai trên toàn thế giới đã giảm xuống hơn 10% trong năm 2012, một phần phản ánh quá trình rút quân ra khỏi Afghanistan của lực lượng quốc tế.

SIPRI lưu ý sự gia tăng số lượng các cuộc nội chiến bị quốc tế hóa trong những năm gần đây, khi các quốc gia bên ngoài ủng hộ phía này hoặc phía bên kia.

“Những sự can dự đó thường làm gia tăng tỷ lệ thương vong và kéo dài các cuộc xung đột”, báo cáo của SIPRI viết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Triều Tiên e ngại ‘cây gậy’ đằng sau ‘củ cà rốt’ của Mỹ
Triều Tiên e ngại ‘cây gậy’ đằng sau ‘củ cà rốt’ của Mỹ

(VOV) - Tờ Rodong Sinmun của Triều Tiên vừa có bài viết khẳng định nước này sẽ không bị mắc lừa bởi chiến thuật ‘củ cà rốt’ của Mỹ.

Triều Tiên e ngại ‘cây gậy’ đằng sau ‘củ cà rốt’ của Mỹ

Triều Tiên e ngại ‘cây gậy’ đằng sau ‘củ cà rốt’ của Mỹ

(VOV) - Tờ Rodong Sinmun của Triều Tiên vừa có bài viết khẳng định nước này sẽ không bị mắc lừa bởi chiến thuật ‘củ cà rốt’ của Mỹ.

Quốc phòng, Ngoại giao Mỹ cùng lo cắt giảm ngân sách
Quốc phòng, Ngoại giao Mỹ cùng lo cắt giảm ngân sách

(VOV) - Việc cắt giảm ngân sách sẽ khiến hàng nghìn quân nhân, nhân viên của Mỹ rơi vào cảnh nghỉ phép không lương.

Quốc phòng, Ngoại giao Mỹ cùng lo cắt giảm ngân sách

Quốc phòng, Ngoại giao Mỹ cùng lo cắt giảm ngân sách

(VOV) - Việc cắt giảm ngân sách sẽ khiến hàng nghìn quân nhân, nhân viên của Mỹ rơi vào cảnh nghỉ phép không lương.

NATO tranh cãi về ngân sách quốc phòng
NATO tranh cãi về ngân sách quốc phòng

(VOV) - Việc các chính phủ hạn chế tài chính sẽ khiến NATO khó có thể thực hiện được các mục tiêu như mở rộng sự hợp tác.

NATO tranh cãi về ngân sách quốc phòng

NATO tranh cãi về ngân sách quốc phòng

(VOV) - Việc các chính phủ hạn chế tài chính sẽ khiến NATO khó có thể thực hiện được các mục tiêu như mở rộng sự hợp tác.

Hacker Trung Quốc lấy được công nghệ vũ khí tối tân của Mỹ?
Hacker Trung Quốc lấy được công nghệ vũ khí tối tân của Mỹ?

(VOV) - Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định, thiết kế của hơn 20 hệ thống vũ khí lớn của quân đội nước này đã bị tin tặc đánh cắp.

Hacker Trung Quốc lấy được công nghệ vũ khí tối tân của Mỹ?

Hacker Trung Quốc lấy được công nghệ vũ khí tối tân của Mỹ?

(VOV) - Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định, thiết kế của hơn 20 hệ thống vũ khí lớn của quân đội nước này đã bị tin tặc đánh cắp.

Liên Hợp Quốc quyết không để Triều Tiên có vũ khí hạt nhân
Liên Hợp Quốc quyết không để Triều Tiên có vũ khí hạt nhân

(VOV) - Ông Ban Ki-moon đã nói thẳng việc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân là không thể chấp nhận được.

Liên Hợp Quốc quyết không để Triều Tiên có vũ khí hạt nhân

Liên Hợp Quốc quyết không để Triều Tiên có vũ khí hạt nhân

(VOV) - Ông Ban Ki-moon đã nói thẳng việc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân là không thể chấp nhận được.

“5 điều lãnh đạo Mỹ tin nhưng không bao giờ nói”
“5 điều lãnh đạo Mỹ tin nhưng không bao giờ nói”

(VOV) - Một vị giáo sư đại học Havard (Mỹ) vừa viết về những điều mà các quan chức Mỹ biết rõ nhưng sẽ luôn ‘lờ’ đi.

“5 điều lãnh đạo Mỹ tin nhưng không bao giờ nói”

“5 điều lãnh đạo Mỹ tin nhưng không bao giờ nói”

(VOV) - Một vị giáo sư đại học Havard (Mỹ) vừa viết về những điều mà các quan chức Mỹ biết rõ nhưng sẽ luôn ‘lờ’ đi.

“Giảm chi tiêu quốc phòng sẽ làm suy yếu sức mạnh của NATO”
“Giảm chi tiêu quốc phòng sẽ làm suy yếu sức mạnh của NATO”

(VOV) - Nhận định này được Tổng Thư ký Rasmussen công bố chính thức trong một bản báo cáo hàng năm của NATO.

“Giảm chi tiêu quốc phòng sẽ làm suy yếu sức mạnh của NATO”

“Giảm chi tiêu quốc phòng sẽ làm suy yếu sức mạnh của NATO”

(VOV) - Nhận định này được Tổng Thư ký Rasmussen công bố chính thức trong một bản báo cáo hàng năm của NATO.

‘Ván bài’ Ấn Độ của Trung Quốc
‘Ván bài’ Ấn Độ của Trung Quốc

(VOV) - Thủ tướng Trung Quốc được cho là đã thất bại trong việc thuyết phục Ấn Độ đưa “nội dung” Biển Đông vào tuyên bố chung.

‘Ván bài’ Ấn Độ của Trung Quốc

‘Ván bài’ Ấn Độ của Trung Quốc

(VOV) - Thủ tướng Trung Quốc được cho là đã thất bại trong việc thuyết phục Ấn Độ đưa “nội dung” Biển Đông vào tuyên bố chung.