Từ chối thanh toán bằng đồng rúp, Bulgaria và Ba Lan bị Nga cắt hoàn toàn khí đốt

VOV.VN - Gazprom, tập đoàn cung cấp khí tự nhiên lớn của Nga đã thông báo dừng hoàn toàn xuất khẩu khí đốt sang Bulgaria và Ba Lan ngày 27/4 sau khi 2 nước này từ chối thanh toán bằng đồng rúp.

Theo thông báo của công ty này, việc cung cấp khí đốt sẽ không được nối lại cho tới khi Bulgaria và Ba Lan tuân thủ các điều khoản mới.

Tập đoàn năng lượng Nga cảnh báo nếu Bulgaria và Ba Lan rút lượng khí đốt trung chuyển của Nga dành cho các quốc gia khác, công ty này sẽ giảm một lượng bằng với lượng mà Sofia và Warsaw đã rút bất hợp pháp.

Trong thông báo sáng 27/4, Gazprom giải thích, vào cuối ngày làm việc 26/4, Gazprom Export vẫn chưa nhận được các khoản thanh toán bằng đồng rúp trong tháng 4 từ các công ty Bulgargaz (thuộc Bulgaria) và PGNiG (thuộc Ba Lan) như yêu cầu theo sắc lệnh của Tổng thống Vladimir Putin ngày 31/3.

Tháng trước, Tổng thống Putin yêu cầu các quốc gia áp lệnh trừng phạt lên Nga nhưng vẫn nhập khẩu khí đốt từ nước này, phải thanh toán bằng đồng rúp. Một số khách hàng cho thấy họ sẵn sàng chấp nhận các yêu cầu của Moscow. Ngày 25/4, Uniper - nhà nhập khẩu khí đốt Nga lớn nhất của Đức cho biết công ty này có thể thanh toán khí đốt trong tương lai mà không vi phạm các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga.

Phát biểu trên đài phát thanh RMF của Ba Lan, Petr Naimsky - một quan chức chính phủ Ba Lan cho biết Warsaw sẽ không cần mua khí đốt từ Nga nữa.

Trong khi hợp đồng 10 năm hiện nay của Bulgaria với Gazprom dự kiến sẽ hết hạn vào cuối năm nay, thông báo của chính phủ Bulgaria cho biết, Bulgargaz sẽ không thể hoàn tất hợp đồng nếu phải thanh toán bằng đồng rúp, đồng thời nhận định việc này "gây ra rủi ro đáng kể cho Bulgaria". Bulgaria phụ thuộc vào 90% khí đốt từ Nga và lượng khí đốt còn lại đến từ Azerbaijan./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga cắt nguồn cung khí đốt tự nhiên cho Ba Lan
Nga cắt nguồn cung khí đốt tự nhiên cho Ba Lan

VOV.VN - Điện Kremlin đưa ra quyết định ngay sau khi Ba Lan từ chối yêu cầu của Nga về việc thanh toán khí đốt bằng đồng rúp.

Nga cắt nguồn cung khí đốt tự nhiên cho Ba Lan

Nga cắt nguồn cung khí đốt tự nhiên cho Ba Lan

VOV.VN - Điện Kremlin đưa ra quyết định ngay sau khi Ba Lan từ chối yêu cầu của Nga về việc thanh toán khí đốt bằng đồng rúp.

Xung đột Nga-Ukraine sang giai đoạn mới, phương Tây khó viện trợ vũ khí cho Kiev
Xung đột Nga-Ukraine sang giai đoạn mới, phương Tây khó viện trợ vũ khí cho Kiev

VOV.VN - Theo đánh giá của giới phân tích, việc duy trì viện trợ quân sự cho Ukraine là điều không dễ dàng. Vấn đề này khá tốn kém và đối với một số quốc gia cung cấp vũ khí cho Kiev, họ phải đối mặt với rủi ro về chính trị.

Xung đột Nga-Ukraine sang giai đoạn mới, phương Tây khó viện trợ vũ khí cho Kiev

Xung đột Nga-Ukraine sang giai đoạn mới, phương Tây khó viện trợ vũ khí cho Kiev

VOV.VN - Theo đánh giá của giới phân tích, việc duy trì viện trợ quân sự cho Ukraine là điều không dễ dàng. Vấn đề này khá tốn kém và đối với một số quốc gia cung cấp vũ khí cho Kiev, họ phải đối mặt với rủi ro về chính trị.

Áo nêu lý do không thể cấm vận khí đốt Nga
Áo nêu lý do không thể cấm vận khí đốt Nga

VOV.VN - Bộ trưởng Năng lượng Áo Leonore Gewessler ngày 23/4 cho biết, hiện tại, nước này không thể cấm nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga.

Áo nêu lý do không thể cấm vận khí đốt Nga

Áo nêu lý do không thể cấm vận khí đốt Nga

VOV.VN - Bộ trưởng Năng lượng Áo Leonore Gewessler ngày 23/4 cho biết, hiện tại, nước này không thể cấm nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga.

Đức nêu lý do phản đối cấm vận khí đốt Nga
Đức nêu lý do phản đối cấm vận khí đốt Nga

VOV.VN - Một lệnh cấm đối với khí đốt Nga sẽ không thể chấm dứt xung đột ở Ukraine nhưng có thể gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế ở Đức và Liên minh châu Âu, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết ngày 22/4.

Đức nêu lý do phản đối cấm vận khí đốt Nga

Đức nêu lý do phản đối cấm vận khí đốt Nga

VOV.VN - Một lệnh cấm đối với khí đốt Nga sẽ không thể chấm dứt xung đột ở Ukraine nhưng có thể gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế ở Đức và Liên minh châu Âu, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết ngày 22/4.