Tướng hải quân Ấn Độ khuyên Việt Nam nên kiện Trung Quốc

VOV.VN - Đây là quan điểm của ông Anup Singh, Trung tướng Hải quân nghỉ hưu, nguyên tư lệnh Hải quân miền Đông Ấn Độ.

Tại hội thảo “Những khía cạnh pháp lý liên quan đến sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam” vừa diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều chuyên gia quốc tế đã đưa ra những lời khuyên để giúp Việt Nam giải quyết căng thẳng trên Biển Đông, tránh để lặp lại việc Trung Quốc đặt giàn khoan trong vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam.

Chuyên gia Ấn Độ, Tướng Anup Singh

Nhân dịp này, phóng viên VOV đã có cuộc phỏng vấn qua điện thoại với ông Anup Singh, Trung tướng hải quân nghỉ hưu, nguyên tư lệnh Hải quân miền Đông Ấn Độ.

PV: Ông có nói rằng Việt Nam nên đưa vụ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ra cơ chế tài phán quốc tế cho dù Trung Quốc đến thời điểm này đã rút giàn khoan.Hành động này sẽ mang lại những lợi ích và thiệt hại gì đối với Việt Nam?

Tướng Singh: “Để ngăn Trung Quốc tiếp tục có những hành động như vậy đối với Việt Nam và để tìm ra giải pháp cho mâu thuẫn này, Việt Nam nên đưa vụ việc này ra tòa án quốc tế. Khi đó, Việt Nam sẽ thu về nhiều lợi ích như là việc không bên nào được tiến hành hoạt động thăm dò tại khu vực tranh chấp cho đến khi tranh chấp được giải quyết.

Tuy nhiên, việc kiện cũng sẽ làm ảnh hưởng tới kinh tế của Việt Nam- nền kinh tế vốn phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc.

Mặc dù vậy, nếu Việt Nam không kiện Trung Quốc thì Việt Nam sẽ phải chấp nhận rủi ro vì nhiều khả năng Trung Quốc sẽ lại đặt giàn khoan trong vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam hoặc có thể họ sẽ tiếp tục các hoạt động xây dựng tại quần đảo Hoàng Sa”.

PV: Vậy theo ông, Việt Nam nên kiện gì để có thể giành nhiều lợi thế nhất trong vụ kiện?

Tướng Singh: “Để có nhiều thuận lợi nhất khi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, Việt Nam nên yêu cầu tòa án quốc tế làm rõ khu vực chồng lấn trên biển.

Việt Nam hoàn toàn có thể yêu cầu tòa án xác định vùng chồng lấn vì khi các bên liên quan đều tuyên bố chủ quyền đối với một vùng biển thì tòa án quốc tế có thể giải quyết vụ việc này.

Việt Nam đồng thời có thể tham gia vụ kiện Trung Quốc của Philippines vì vụ kiện này sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam vì nó liên quan đến các tuyên bố chủ quyền của Việt Nam tại Trường Sa.

Nếu tuyên bố của tòa án về vụ kiện Philippines có lợi cho Philippines và Việt Nam thì vụ kiện Trung Quốc của riêng Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi.

PV: Ngoài việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển của Việt Nam, gần đây, Trung Quốc còn có nhiều hoạt động làm gia tăng căng thẳng tại Biển Đông- khu vực có nhiều tàu thuyền quốc tế qua lại. Với tư cách là một quốc gia Châu Á, Ấn Độ cần phải làm gì để góp phần vào việc đảm bảo an ninh khu vực nhưng cũng bảo vệ lợi ích của mình tại khu vực?

Tướng Singh: “Ấn Độ không thể trực tiếp can dự vào bất kỳ tranh chấp nào tại Biển Đông bởi nước này không liên quan đến tranh chấp nào tại đây.

Tuy nhiên, khi liên quan đến tự do hàng hải hoặc an ninh tại khu vực, Ấn Độ cho rằng tất cả mọi quốc gia phải đảm bảo việc thực thi toàn diện luật pháp quốc tế cũng như Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.

Khoảng 55% hàng hóa của Ấn Độ (tương đương với 300 tỷ USD) xuất khẩu sang khu vực Châu Á và đi qua Biển Đông. Vì thế, khi Biển Đông bất ổn thì sẽ ảnh hưởng tới tuyến đường vận chuyển hàng hóa Ấn Độ.

Hơn thế nữa, Ấn Độ cũng có các dự án thăm dò, khai thác dầu khí chung với Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông nên nếu bị quốc gia thứ 3 đe dọa thì sẽ buộc Ấn Độ phải hành động.

Đầu tiên Ấn Độ sẽ tiến hành các hoạt động thông qua con đường ngoại giao, chính trị. Nếu lực lượng Hải quân của một quốc gia đe dọa trực tiếp tới tài sản của Ấn Độ trên biển thì chắc chắn khi đó Hải quân Ấn Độ sẽ vào cuộc để bảo vệ các tài sản của Ấn Độ”.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ sẽ nêu vấn đề Biển Đông tại Diễn đàn khu vực ASEAN
Mỹ sẽ nêu vấn đề Biển Đông tại Diễn đàn khu vực ASEAN

VOV.VN - Các tranh chấp tại Biển Đông sẽ được thảo luận tại Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) sắp tới tại Myanmar.

Mỹ sẽ nêu vấn đề Biển Đông tại Diễn đàn khu vực ASEAN

Mỹ sẽ nêu vấn đề Biển Đông tại Diễn đàn khu vực ASEAN

VOV.VN - Các tranh chấp tại Biển Đông sẽ được thảo luận tại Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) sắp tới tại Myanmar.

Bill Clinton phê phán Trung Quốc cậy nước lớn để bắt nạt ở Biển Đông
Bill Clinton phê phán Trung Quốc cậy nước lớn để bắt nạt ở Biển Đông

VOV.VN - Ngay trên đất Trung Hoa, cựu Tổng thống Mỹ không ngần ngại vạch trần chiêu của Trung Quốc muốn đàm phán song phương để áp đảo các nước nhỏ hơn.

Bill Clinton phê phán Trung Quốc cậy nước lớn để bắt nạt ở Biển Đông

Bill Clinton phê phán Trung Quốc cậy nước lớn để bắt nạt ở Biển Đông

VOV.VN - Ngay trên đất Trung Hoa, cựu Tổng thống Mỹ không ngần ngại vạch trần chiêu của Trung Quốc muốn đàm phán song phương để áp đảo các nước nhỏ hơn.

Trung Quốc tiến hành tập trận ở Biển Đông và biển Hoa Đông
Trung Quốc tiến hành tập trận ở Biển Đông và biển Hoa Đông

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết nước này sẽ tiến hành tập trận trong 5 ngày trên biển Hoa Đông vào ngày hôm nay (28/7).

Trung Quốc tiến hành tập trận ở Biển Đông và biển Hoa Đông

Trung Quốc tiến hành tập trận ở Biển Đông và biển Hoa Đông

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết nước này sẽ tiến hành tập trận trong 5 ngày trên biển Hoa Đông vào ngày hôm nay (28/7).

Trung Quốc khai thác băng cháy ở Biển Đông năm 2017?
Trung Quốc khai thác băng cháy ở Biển Đông năm 2017?

VOV.VN - 1m3 của băng cháy có năng lượng tương đương hơn 160m3 khí tự nhiên.

Trung Quốc khai thác băng cháy ở Biển Đông năm 2017?

Trung Quốc khai thác băng cháy ở Biển Đông năm 2017?

VOV.VN - 1m3 của băng cháy có năng lượng tương đương hơn 160m3 khí tự nhiên.

Philippines đề xuất giải pháp “cuối cùng” về Biển Đông
Philippines đề xuất giải pháp “cuối cùng” về Biển Đông

Philippines dự kiến đưa ra các giải pháp “ngay lập tức, trung gian và cuối cùng” về các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông tại cuộc họp sắp tới của ASEAN.

Philippines đề xuất giải pháp “cuối cùng” về Biển Đông

Philippines đề xuất giải pháp “cuối cùng” về Biển Đông

Philippines dự kiến đưa ra các giải pháp “ngay lập tức, trung gian và cuối cùng” về các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông tại cuộc họp sắp tới của ASEAN.

Phim tài liệu Trung Quốc coi Biển Đông là mỏ vàng mà họ phải chiếm lấy
Phim tài liệu Trung Quốc coi Biển Đông là mỏ vàng mà họ phải chiếm lấy

Bộ phim mới được công bố cho thay tham vọng và thông điệp đáng sợ của nước này.

Phim tài liệu Trung Quốc coi Biển Đông là mỏ vàng mà họ phải chiếm lấy

Phim tài liệu Trung Quốc coi Biển Đông là mỏ vàng mà họ phải chiếm lấy

Bộ phim mới được công bố cho thay tham vọng và thông điệp đáng sợ của nước này.

Giải quyết tranh chấp Biển Đông theo cách của Ấn Độ - Bangladesh?
Giải quyết tranh chấp Biển Đông theo cách của Ấn Độ - Bangladesh?

VOV.VN - Luật sư Rachel của Mỹ cho biết, trong vụ kiện Bangladesh, việc Ấn Độ chấp nhận Trọng tài quốc tế làm cho Trung Quốc "cảm thấy áp lực".

Giải quyết tranh chấp Biển Đông theo cách của Ấn Độ - Bangladesh?

Giải quyết tranh chấp Biển Đông theo cách của Ấn Độ - Bangladesh?

VOV.VN - Luật sư Rachel của Mỹ cho biết, trong vụ kiện Bangladesh, việc Ấn Độ chấp nhận Trọng tài quốc tế làm cho Trung Quốc "cảm thấy áp lực".

Mỹ xây dựng chiến lược buộc TQ thay đổi cách hành xử tại Biển Đông
Mỹ xây dựng chiến lược buộc TQ thay đổi cách hành xử tại Biển Đông

VOV.VN -Chiến lược của Mỹ về cơ bản nhằm khiến Trung Quốc hiểu rằng việc cưỡng ép, hăm dọa các nước láng giềng sẽ khiến họ phải trả giá đắt.

Mỹ xây dựng chiến lược buộc TQ thay đổi cách hành xử tại Biển Đông

Mỹ xây dựng chiến lược buộc TQ thay đổi cách hành xử tại Biển Đông

VOV.VN -Chiến lược của Mỹ về cơ bản nhằm khiến Trung Quốc hiểu rằng việc cưỡng ép, hăm dọa các nước láng giềng sẽ khiến họ phải trả giá đắt.

Gần 9.000 tàu cá Trung Quốc tiến ra Biển Đông
Gần 9.000 tàu cá Trung Quốc tiến ra Biển Đông

8.994 tàu cá Trung Quốc trở lại Biển Đông sau hai tháng rưỡi tạm dừng vì lệnh cấm đánh bắt cá mà chính quyền nước này đưa ra.

Gần 9.000 tàu cá Trung Quốc tiến ra Biển Đông

Gần 9.000 tàu cá Trung Quốc tiến ra Biển Đông

8.994 tàu cá Trung Quốc trở lại Biển Đông sau hai tháng rưỡi tạm dừng vì lệnh cấm đánh bắt cá mà chính quyền nước này đưa ra.

Trung Quốc yêu cầu Mỹ đứng ngoài căng thẳng ở Biển Đông
Trung Quốc yêu cầu Mỹ đứng ngoài căng thẳng ở Biển Đông

VOV.VN - Trung Quốc ngày 15/7 đã yêu cầu Mỹ cần để các nước trong khu vực tự giải quyết căng thẳng.

Trung Quốc yêu cầu Mỹ đứng ngoài căng thẳng ở Biển Đông

Trung Quốc yêu cầu Mỹ đứng ngoài căng thẳng ở Biển Đông

VOV.VN - Trung Quốc ngày 15/7 đã yêu cầu Mỹ cần để các nước trong khu vực tự giải quyết căng thẳng.

Trung Quốc lớn tiếng bác đề xuất của quan chức Mỹ về Biển Đông
Trung Quốc lớn tiếng bác đề xuất của quan chức Mỹ về Biển Đông

VOV.VN - Ngoài ra, Trung Quốc yêu cầu “các nước ngoài khu vực phải giữ lập trường trung lập”.

Trung Quốc lớn tiếng bác đề xuất của quan chức Mỹ về Biển Đông

Trung Quốc lớn tiếng bác đề xuất của quan chức Mỹ về Biển Đông

VOV.VN - Ngoài ra, Trung Quốc yêu cầu “các nước ngoài khu vực phải giữ lập trường trung lập”.

Tàu chở dầu Malaysia bị hải tặc tấn công trên Biển Đông
Tàu chở dầu Malaysia bị hải tặc tấn công trên Biển Đông

Tàu chở dầu MT Oriental Glory của Malaysia hôm thứ Ba bị hải tặc tấn công khi đang ở vùng biển phía đông nam nước này

Tàu chở dầu Malaysia bị hải tặc tấn công trên Biển Đông

Tàu chở dầu Malaysia bị hải tặc tấn công trên Biển Đông

Tàu chở dầu MT Oriental Glory của Malaysia hôm thứ Ba bị hải tặc tấn công khi đang ở vùng biển phía đông nam nước này