Tâm hồn, cốt cách của Bác luôn trọn vẹn trong trái tim người dân Nam Bộ, TP.HCM

VOV.VN - Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên nêu rõ, tâm hồn, cốt cách, cuộc đời và sự nghiệp của Bác cũng luôn trọn vẹn trong trái tim của người dân Nam Bộ và Sài Gòn- TP.HCM.

Nhân Kỷ niệm 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2021), sáng 5/6) Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN TP.HCM do ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM làm trưởng đoàn đã đến dâng hương, dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Ngay sau đó, tại Bến Nhà Rồng- Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh TP.HCM diễn ra Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. 

Tại Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh TP.HCM, đoàn đại biểu đã thành kính dâng hoa, dâng hương lên anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến công lao và đức hy sinh quên mình vì dân, vì nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đã hiến dâng cả cuộc đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp; một tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, về tinh thần đoàn kết chiến đấu, về đạo đức cách mạng: Trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; tinh thần quốc tế trong sáng.

Các thành viên trong đoàn đã dành phút mặc niệm tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh- Anh hùng giải phóng dân tộc - Lãnh tụ thiên tài của Đảng và nhân dân ta và là Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam. Đoàn đại biểu Thành phố cũng đã đến dâng hương, dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại phòng tưởng niệm Tôn Đức Thắng, số 1 Nguyễn Tất Thành, Quận 4. 

Ngay sau đó, cũng tại Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh TP.HCM, Thành ủy - HĐND - UBND - Uỷ ban MTTQ Việt Nam thành phố tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.

Đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên nêu rõ, trong cuộc đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trải qua nhiều cuộc hành trình cả trong và ngoài nước nhưng Sài Gòn - TP.HCM là nơi ghi dấu ấn vô cùng sâu sắc của Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh. 

Bác đã dừng chân ở Bến Nhà Rồng - Sài Gòn một thời gian vừa đủ để tích lũy kinh nghiệm, chuẩn bị hành trang, củng cố tinh thần cho một chuyến đi vô cùng khó khăn, không kém phần mạo hiểm này. Từ lúc rời Bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước đến khi về với thế giới của người hiền, mong ước cháy bỏng của Bác là được trở lại thăm đồng bào, cán bộ, chiến sỹ miền Nam. Bác thường nhắc, Sài Gòn và Nam Bộ mãi mãi là tình thương yêu trọn vẹn trong trái tim của Bác. Tâm hồn, cốt cách, cuộc đời và sự nghiệp của Bác cũng luôn trọn vẹn trong trái tim của người dân Nam Bộ và Sài Gòn - TP.HCM.

45 năm sau ngày được mang tên Bác, TP.HCM đã có bước chuyển mình mạnh mẽ trên con đường xây dựng và phát triển; là nơi khởi nguồn của nhiều phong trào đổi mới, năng động sáng tạo, không ngừng vươn lên về mọi mặt. 

Với truyền thống cách mạng, truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân ái, nghĩa tình của người dân thành phố, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân thành phố nhất định sẽ chung sức đồng lòng xây dựng, phát triển thành phố giàu đẹp, văn minh để xứng đáng hơn với vinh dự thành phố mang tên Bác.

Sau lễ kỷ niệm, các đại biểu đã tham dự Triển lãm chuyên đề “Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh: Từ Bến cảng Nhà Rồng đến Quảng trường Ba Đình lịch sử". Triển lãm do Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM, Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn cùng Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh TP.HCM phối hợp tổ chức.

Triển lãm giới thiệu đến công chúng hơn 200 hình ảnh, tư liệu về công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam; góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trường đào tạo “hạt giống đỏ” đầu tiên cho Cách mạng Việt Nam
Trường đào tạo “hạt giống đỏ” đầu tiên cho Cách mạng Việt Nam

VOV.VN - Di tích Lớp huấn luyện chính trị thanh niên Việt Nam tại số nhà 13, đường Văn Minh (nay là số nhà 248-250 đường Văn Minh) là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc, bồi dưỡng cán bộ và sinh sống vào thời kỳ đại cách mạng của Trung Quốc năm 1924 sau khi đến Quảng Châu.

Trường đào tạo “hạt giống đỏ” đầu tiên cho Cách mạng Việt Nam

Trường đào tạo “hạt giống đỏ” đầu tiên cho Cách mạng Việt Nam

VOV.VN - Di tích Lớp huấn luyện chính trị thanh niên Việt Nam tại số nhà 13, đường Văn Minh (nay là số nhà 248-250 đường Văn Minh) là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc, bồi dưỡng cán bộ và sinh sống vào thời kỳ đại cách mạng của Trung Quốc năm 1924 sau khi đến Quảng Châu.

Theo dấu chân Nguyễn Ái Quốc trên đất nước của Lê-nin
Theo dấu chân Nguyễn Ái Quốc trên đất nước của Lê-nin

VOV.VN - Chuyến đi đến đất nước Liên Xô của Nguyễn Ái Quốc là bước ngoặt lịch sử đối với cách mạng Việt Nam.

Theo dấu chân Nguyễn Ái Quốc trên đất nước của Lê-nin

Theo dấu chân Nguyễn Ái Quốc trên đất nước của Lê-nin

VOV.VN - Chuyến đi đến đất nước Liên Xô của Nguyễn Ái Quốc là bước ngoặt lịch sử đối với cách mạng Việt Nam.

Chương trình phát thanh đặc biệt “Hành trình tìm tương lai dân tộc”
Chương trình phát thanh đặc biệt “Hành trình tìm tương lai dân tộc”

VOV.VN - Kỷ niệm 110 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và 80 năm Người về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Ban Thời sự - VOV1 thực hiện chương trình phát thanh đặc biệt: “Hành trình tìm tương lai dân tộc”.

Chương trình phát thanh đặc biệt “Hành trình tìm tương lai dân tộc”

Chương trình phát thanh đặc biệt “Hành trình tìm tương lai dân tộc”

VOV.VN - Kỷ niệm 110 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và 80 năm Người về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Ban Thời sự - VOV1 thực hiện chương trình phát thanh đặc biệt: “Hành trình tìm tương lai dân tộc”.