Mỹ cam kết đóng vai trò ổn định hóa tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

VOV.VN - Nhân chuyến thăm ba nước Đông Nam Á kéo dài gần một tuần, trong điểm dừng chân đầu tiên tại thủ đô Jakarta (Indonesia), Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken vừa có bài phát biểu về cách tiếp cận của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Mở màn bài phát biểu, Ngoại trưởng Blinken tuyên bố Mỹ tự hào là một quốc gia Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, vạch ra một tầm nhìn chung cho khu vực, đồng thời khẳng định Washington sẽ hợp tác với các đồng minh và đối tác để biến tầm nhìn đó thành hiện thực.

Ông Blinken vạch rõ năm trụ cột trong cách tiếp cận của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Thứ nhất, Mỹ sẽ thúc đẩy một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở, trong đó các vấn đề sẽ được giải quyết một cách công khai, các quy tắc sẽ đạt được một cách minh bạch và được áp dụng một cách công bằng; hàng hóa và ý tưởng và con người sẽ lưu thông tự do  trên đất liền, không gian mạng và biển cả, với quản trị minh bạch và đáp ứng yêu cầu của người dân.

Thứ hai, Mỹ sẽ tạo ra các kết nối mạnh mẽ hơn trong và ngoài khu vực thông qua làm sâu sắc quan hệ với các đồng minh hiệp ước gồm Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Thái Lan; thúc đẩy sự hợp tác lớn hơn giữa các đồng minh và tìm cách kết nối các đồng minh với các đối tác như đã thực hiện với Nhóm Bộ tứ (Quad).

Thứ ba, thúc đẩy sự thịnh vượng khu vực trên diện rộng thông qua theo đuổi các mục tiêu chung, bao gồm thuận lợi hóa thương mại, kinh tế số và công nghệ, chuỗi cung ứng linh hoạt, khử carbon và năng lượng sạch, phát triển cơ sở hạ tầng và các ưu tiên khác.

Thứ tư, Mỹ sẽ giúp xây dựng khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có khả năng phục hồi hơn trước đại dịch Covid-19 và cuộc khủng hoảng khí hậu. Cuối cùng, Mỹ sẽ tăng cường an ninh tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương dựa vào sức mạnh lớn nhất của mình đó là các liên minh và quan hệ đối tác.

Ngoại trưởng Blinken khẳng định: “Mỹ không muốn xảy ra xung đột tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Đó là lý do tại sao Mỹ tìm kiếm giải pháp ngoại giao nghiêm túc và bền bỉ với CHDCND Triều Tiên, với mục tiêu cuối cùng là phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên. Đó cũng là lý do Tổng thống Biden đã nói với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng hai nước chia sẻ trách nhiệm phải đảm bảo sự cạnh tranh giữa hai nước không trệch hướng thành xung đột. Nếu không làm được như vậy, sẽ là bi kịch cho tất cả chúng ta”.

Ngoại trưởng Blinken đồng thời cho rằng, cam kết lâu dài của Mỹ đối với Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và sự hợp tác của Mỹ với các đồng minh và đối tác sẽ giúp Mỹ đạt được một khu vực tự do và cởi mở, liên kết với nhau, thịnh vượng, có khả năng phục hồi và an toàn cho tất cả mọi người./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc cảnh báo đáp trả mạnh mẽ biện pháp trừng phạt của Mỹ
Trung Quốc cảnh báo đáp trả mạnh mẽ biện pháp trừng phạt của Mỹ

VOV.VN - Trung Quốc vừa cảnh báo sẽ “đáp trả” bất cứ “hành động liều lĩnh nào” của Mỹ, đồng thời hối thúc Washington rút lại việc thông qua các biện pháp trừng phạt nhằm vào các cá nhân và tổ chức liên quan đến vấn đề Tân Cương.

Trung Quốc cảnh báo đáp trả mạnh mẽ biện pháp trừng phạt của Mỹ

Trung Quốc cảnh báo đáp trả mạnh mẽ biện pháp trừng phạt của Mỹ

VOV.VN - Trung Quốc vừa cảnh báo sẽ “đáp trả” bất cứ “hành động liều lĩnh nào” của Mỹ, đồng thời hối thúc Washington rút lại việc thông qua các biện pháp trừng phạt nhằm vào các cá nhân và tổ chức liên quan đến vấn đề Tân Cương.

Dòng chảy phương Bắc 2: “Quân bài” để Mỹ ngăn Nga hành động quân sự với Ukraine
Dòng chảy phương Bắc 2: “Quân bài” để Mỹ ngăn Nga hành động quân sự với Ukraine

VOV.VN - Dự án Dòng chảy phương Bắc 2, dẫn khí đốt từ Nga tới Đức qua Biển Baltic đã trở thành mục tiêu đầu tiên khi Mỹ cảnh báo về những biện pháp trừng phạt tiềm năng mà phương Tây có thể áp đặt trong trường hợp Moscow tấn công Ukraine.

Dòng chảy phương Bắc 2: “Quân bài” để Mỹ ngăn Nga hành động quân sự với Ukraine

Dòng chảy phương Bắc 2: “Quân bài” để Mỹ ngăn Nga hành động quân sự với Ukraine

VOV.VN - Dự án Dòng chảy phương Bắc 2, dẫn khí đốt từ Nga tới Đức qua Biển Baltic đã trở thành mục tiêu đầu tiên khi Mỹ cảnh báo về những biện pháp trừng phạt tiềm năng mà phương Tây có thể áp đặt trong trường hợp Moscow tấn công Ukraine.

Hàng nghìn Mỹ người không có điện, nước do lốc xoáy
Hàng nghìn Mỹ người không có điện, nước do lốc xoáy

VOV.VN - Kentucky là bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các trận lốc xoáy xảy ra cuối tuần tại Mỹ. Giới chức bang này ngày 13/12 cảnh báo hàng nghìn người có thể sẽ không có điện, nước trong nhiều tuần.

Hàng nghìn Mỹ người không có điện, nước do lốc xoáy

Hàng nghìn Mỹ người không có điện, nước do lốc xoáy

VOV.VN - Kentucky là bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các trận lốc xoáy xảy ra cuối tuần tại Mỹ. Giới chức bang này ngày 13/12 cảnh báo hàng nghìn người có thể sẽ không có điện, nước trong nhiều tuần.