Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 11/12
VOV.VN - Các công ty chứng khoán vừa đưa ra khuyến nghị một số mã cổ phiếu cần quan tâm cho phiên giao dịch hôm nay 11/12.
Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu STB
Công ty Chứng khoán Vietcap (VCSC) duy trì giá mục tiêu cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB) ở mức 38.100 đồng/cổ phiếu nhưng nâng khuyến nghị từ khả quan lên mua do giá cổ phiếu đã giảm khoảng 16% trong 3 tháng qua.
Tác động tiêu cực đến định giá của VCSC từ mức giảm 13,2% trong dự báo lợi nhuận sau thuế (LNST) sau lợi ích cổ đông thiểu số (CĐTS) giai đoạn 2023-2027 của chúng tôi (thay đổi tương ứng -4,9%/-20,2%/-25,6%/-18,8%/5,5% đối với năm 2023/2024/2025/2026/2027) được bù đắp bởi tác động tích cực của việc chúng tôi cập nhật giá mục tiêu đến cuối năm 2024. VCSC duy trì P/B mục tiêu cho STB ở mức 1,1 lần.
Dự báo LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2023-2027 thấp hơn chủ yếu do giảm dự báo tổng thu nhập từ lãi (NII) thêm 6,3% do VCSC giảm dự báo NIM trung bình từ 4,23% xuống 4,08%, (2) giảm dự báo tổng thu nhập phí ròng (NFI) thêm 2,9% và (3) tăng dự báo tổng chi phí dự phòng thêm 5,4%.
Khuyến nghị mua đối với cổ phiếu PNJ
Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) duy trì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu PNJ với giá hợp lý 1 năm là 97.700 đồng/cổ phiếu (Upside +24% so với giá đóng cửa ngày 7/12/2023), bằng phương pháp DCF và PE với tỷ trọng 50%/50%.
Kết quả kinh doanh tháng 10/2023 của PNJ: Doanh thu thuần và LNST tháng 1 /2023 đạt 3.008 tỷ đồng (+1,6% so với cùng kỳ năm trước) và 193 tỷ đồng (+31,6% so với cùng kỳ năm trước) – tương đương với -1% và +12% so với ước tính trong báo cáo ngành của BSC, nhờ chiến lược bán hàng linh hoạt và mở rộng tập khách hàng mới (tăng trưởng hai chữ số so với cùng kì).
Tín hiệu tích cực từ biên lợi nhuận hoạt động +2 ppt so với cùng kỳ năm trước nhờ chiến lược tập trung vào các dòng sản phẩm có biên lợi nhuận tốt hơn, mở rộng tập khách hàng mới.
Khuyến nghị mua đối với cổ phiếu HPG
BSC khuyến nghị mua đối với cổ phiếu HPG với giá trị hợp lý năm 2024 là 33.000 đồng/cổ phiếu (tương đương với Upside 18% so với giá đóng cửa ngày 7/12/2023), dựa trên phương pháp P/B mục tiêu = 1.7x – tương đương P/B trung bình của HPG trong 1 chu kỳ thép.
Mặc dù điều chỉnh giảm dự báo cho năm 2023, và cho rằng kết quả kinh doanh trong ngắn hạn của HPG bị ảnh hưởng bởi giá đầu vào cao, tuy nhiên, BSC vẫn duy trì quan điểm tích cực đối với triển vọng kinh doanh năm 2024 nhờ sản lượng phục hồi , mức nền rất thấp vùng đáy của năm 2023. BSC cho rằng, định giá P/E sẽ dần tiệp cận về mức trung bình khi kết quả kinh doanh của HPG cải thiện.
Trong dài hạn, mức định giá hiện tại phù hợp để tích lũy với việc: thời điểm xấu nhất của HPG đã qua, lợi nhuận của HPG đang ở vùng đáy; HPG là doanh nghiệp sở hữu chất lượng quản trị tốt; Vị thế HPG sẽ gia tăng đáng kể sau khi Dung Quất 2 đi vào hoạt động. HPG đang giao dịch với P/B FWD 2024 = 1.4x – thấp hơn lần lượt 15% và 20% so với P/B trung vị, và trung bình của HPG trong 1 chu kỳ thép. Trong giai đoạn bình thường, BSC cho rằng, lợi nhuận gộp/tấn của HPG có thể quanh 3.1 triệu đồng/tấn, tương đương với LNST 16.000 tỷ đồng (P/E FWD = 10x).
Khuyến nghị mua đối với cổ phiếu BID
Theo Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS), trong 9 tháng của năm 2023, tổng thu nhập hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát
triển Việt Nam (mã cổ phiếu BID) tăng trưởng 1% so với cùng kỳ năm trước, nhưng LNST tăng 12% so với cùng kỳ năm trước nhờ giảm trích lập dự phòng. Thu nhập lãi thuần giảm nhẹ 1% do NIM thu hẹp 22 bps so với đầu năm. ·Tuy nhiên, PHS kỳ vọng năm 2024 khả quan hơn nhờ sự khởi sắc của nền kinh tế, phục hồi tâm lý nhà đầu tư và mặt bằng lãi suất tăng nhẹ. PHS khuyến nghị mua với tiềm năng tăng giá là 40%.
Tổng tài sản lớn nhất hệ thống: Kết thúc 9 tháng của năm 2023, tổng tài sản của BID đạt 2,132 nghìn tỷ đồng, là ngân hàng có tổng tài sản cao nhất toàn ngành. Lợi thế quy mô giúp BID tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn, tối ưu hóa chi phí, qua đó tạo thuận lợi để mở rộng mạng lưới kinh doanh, gia tăng quy mô tín dụng và tiền gửi.
Danh mục nợ đa dạng, tăng trưởng tín dụng tốt hơn những ngân hàng khác. Kết thúc 9 tháng năm 2023, tín dụng của BID tăng trưởng 8,3% từ đầu năm đến nay. Thị phần cho vay của BID đạt 12,5%. Cơ cấu dư nợ tín dụng tập trung vào bán lẻ (44% dư nợ, tương đương 709.000 tỷ đồng), và doanh nghiệp (34% dư nợ, tương đương 547.900 tỷ đồng).
Chất lượng tài sản vượt trội: Kết thúc 9 tháng của năm 2023, tỷ lệ nợ xấu của BID đạt 1,6%, thuộc top 25% thấp nhất ngành. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của BID đạt 158,4%, cao thứ 3 toàn ngành, cho thấy BID có mức độ chống chịu với rủi ro tín dụng tốt hơn trung bình ngành.
Câu chuyện phát hành riêng lẻ vẫn đang được xúc tiến sang năm 2024. Hiện BIDV vẫn đang có kế hoạch phát hành riêng lẻ 9% cho nhà đầu tư. Thời gian qua, BIDV nỗ lực thực hiện, đã tiếp xúc với 38 nhà đầu tư. Tuy nhiên, tình hình kinh tế trong nước không thuận lợi đã làm giảm nhu cầu. Hiện, đã có một số nhà đầu tư tiềm năng, BIDV sẽ làm việc với NHNN, các đối tác để tìm kiếm nhà đầu tư phù hợp nhất.
>> Nhận định chứng khoán 11/12: VN-Index tiếp tục xuất hiện rung lắc
Dự báo năm 2024: PHS dự phóng tăng trưởng tín dụng của BID năm 2024 đạt 13,4% nhờ hoạt động kinh tế Việt Nam được kỳ vọng khởi sắc trong năm 2024. Nhờ hoạt động tín dụng tăng trưởng tốt, PHS kỳ vọng mặt bằng lãi suất cho vay cũng sẽ tăng nhẹ trong khi lãi suất huy động tăng chậm hơn. Thêm vào đó, nhờ tỷ lệ CASA cải thiện và lợi thế từ nguồn vốn giá rẻ, chúng tôi ước tính NIM của BID trong năm 2024 đạt 2,93%, tăng 11 bps so với cuối năm 2023. Chúng tôi kỳ vọng áp lực nợ xấu sẽ gia tăng do Thông tư 02/2023/TT-NHNN hết hiệu lực, nhưng sự phục hồi của nền kinh tế sẽ góp phần giảm nhẹ gánh nặng nợ xấu. Qua đó, PHS dự phóng tỷ lệ nợ xấu năm 2024 đạt 1,59% và chi phí trích lập dự phòng năm 2024 của BID là 29,752 tỷ đồng (+20% so với cùng kỳ năm trước). Do đó, chúng tôi ước tính LNST của BID năm 2024 là 25,522 tỷ đồng (+18% so với cùng kỳ năm trước).
Bằng phương pháp định giá Residual Income và P/B, PHS khuyến nghị mua đối với BID ở mức 55.800 đồng/cổ phiếu, cho thấy tiềm năng tăng giá 40% so với giá hiện tại.