Coi người sử dụng ma túy là tội phạm sẽ càng khó kiểm soát

VOV.VN - Không nên hình sự hóa việc sử dụng ma túy, nhìn đâu cũng thấy tội phạm sẽ khiến họ xa lánh chúng ta.

Nguyễn Đình Đức, Trưởng nhóm hỗ trợ thanh thiếu niên sử dụng ma túy Niềm Tin Xanh, với hơn 10 năm kinh nghiệm thực hiện các dự án can thiệp dự phòng HIV cho các nhóm dễ bị tổn thương cho biết, hiện nay việc mua và sử dụng ma túy tổng hợp không khó khăn như ngày xưa. 2 năm trước Đức có sử dụng ma túy đá nhưng hiện tại không sử dụng nữa. “Khi đã hiểu ra tác hại của ma túy đá, tôi giảm tần suất, tìm phương pháp thay thế, tích cực tham gia các hoạt động xã hội”- Đức tâm sự.

Từ năm 2017, trong khuôn khổ dự án Bảo vệ tương lai, Đức và nhóm của mình đã tiếp cận, thực hiện các hoạt động can thiệp giảm tác hại cho khoảng 800 thanh thiếu niên từ 16 - 24 tuổi có sử dụng ma túy. Trên 60% số này đã giảm tần suất sử dụng khi hiểu rõ về chất ma túy và tác hại của nó.

Đi tìm giải pháp để giảm tình trạng nghiện ma túy đá, bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển, Bệnh viện Tâm thần TP.HCM cho biết: “nếu xã hội khoan dung và không kỳ thị thì người mới sử dụng vài ba lần sẽ dễ dàng thú nhận, đi tìm sự trợ giúp. Bản thân họ sẽ nhận ra mình đang sai khi biết tác hại mà ma túy đá gây ra”.

Không nên hình sự hóa việc sử dụng ma túy, nhìn đâu cũng thấy tội phạm sẽ khiến họ xa lánh chúng ta, đẩy xa người sử dụng ma túy ra khỏi sự quản lý của chúng ta, sẽ khiến mọi việc trở nên khó khăn hơn. Chưa kể khi đưa 1 người sử dụng ma túy đá mà chưa chắc là họ nghiện vào trại trong 2 năm là đóng cả số phận của một con người, đóng cả số phận của gia đình họ. Vì thế, thái độ đúng đắn nhất là hiểu rõ, không kỳ thị. Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa nghiện là bệnh lý mãn tính - nên đối tượng nghiện được xem là bệnh nhân, chứ không phải 1 loại tội phạm. “Hãy nghĩ đến gia đình, vợ con của mình trước khi có ý định sử dụng ma túy”- đây là lời khuyên BS. Hiển dành cho những đối tượng có ý định “thử ma túy một lần cho biết”.

Số lượng người sử dụng ma túy tổng hợp ngày càng gia tăng.

Xây dựng chương trình điều trị, hỗ trợ thay vì trừng phạt

Tại cuộc họp báo “Nghiện ma túy tổng hợp: Có thể dự phòng và điều trị” do Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (SCDI) tổ chức mới đây tại Hà Nội với sự tham gia của các chuyên gia đến từ Australia, Hà Lan. Chia sẻ giải pháp về việc hỗ trợ người nghiện ma túy đá, TS. Nicole Lee, Giám đốc Trung tâm điều trị nghiện rượu và ma túy 360Edge (Australia) cho rằng: “Chúng ta cần thay đổi quan điểm, phương pháp điều trị và cách cung cấp dịch vụ cho phù hợp, để có thể ứng phó với những tác dụng khác nhau của ma túy đá. Với mỗi đô la đầu tư vào điều trị, cộng đồng có thể tiết kiệm được 7 đô la cho các chi phí khác mà đáng ra phải dùng để khắc phục hậu quả do việc sử dụng ma túy tổng hợp gây ra. Điều trị cho người nghiện ma túy đá có mang lại hiệu quả, do đó cần xây dựng các chương trình điều trị, hỗ trợ để họ tiếp cận được chương trình này thay vì trừng phạt họ”.

“Trong khi thực tế ở Bệnh viện Tâm thần TP.HCM có phân khoa tiếp nhận bệnh nhân loạn thần. Khoa này có 40 giường và mỗi tuần tiếp nhận 10 trường hợp nhập viện do ngáo đá. Sau 6-8 tuần điều trị, bệnh nhân ngáo đá kinh khủng có thể xuất viện được. Sau khi được điều trị, theo khảo sát, có chưa đến 10% số bệnh nhân tái nghiện. Khi đã cai nghiện thành công, vẫn cần tiếp tục hỗ trợ trong ít nhất 18 tháng để đối tượng không tái nghiện” - BS. Hiển chia sẻ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phó Hiệu trưởng nộp đơn xin nghỉ dài ngày để... đi cai nghiện
Phó Hiệu trưởng nộp đơn xin nghỉ dài ngày để... đi cai nghiện

VOV.VN - Dù đang giữ chức Phó Hiệu trưởng nhưng ông V. nghiện ma túy nên đã nộp đơn xin nghỉ dài ngày đề đi cai nghiện.

Phó Hiệu trưởng nộp đơn xin nghỉ dài ngày để... đi cai nghiện

Phó Hiệu trưởng nộp đơn xin nghỉ dài ngày để... đi cai nghiện

VOV.VN - Dù đang giữ chức Phó Hiệu trưởng nhưng ông V. nghiện ma túy nên đã nộp đơn xin nghỉ dài ngày đề đi cai nghiện.

Nơi giúp học viên cai nghiện hòa nhập
Nơi giúp học viên cai nghiện hòa nhập

VOV.VN -Nhiều đối tượng đã có những chuyển biến rõ rệt so với ban đầu, không còn cảm thấy hụt hẫng, dằn vặt bản thân 

Nơi giúp học viên cai nghiện hòa nhập

Nơi giúp học viên cai nghiện hòa nhập

VOV.VN -Nhiều đối tượng đã có những chuyển biến rõ rệt so với ban đầu, không còn cảm thấy hụt hẫng, dằn vặt bản thân 

Nhân viên bảo vệ trung tâm cai nghiện vô ý bắn vào đầu đồng nghiệp
Nhân viên bảo vệ trung tâm cai nghiện vô ý bắn vào đầu đồng nghiệp

VOV.VN - Trong lúc đùa giỡn, Trực lấy súng bắn đạn cao su nhắm vào đầu An bóp cò. Không ngờ súng đã lắp đạn, súng nổ gây thương tích trên vùng đầu của An.

Nhân viên bảo vệ trung tâm cai nghiện vô ý bắn vào đầu đồng nghiệp

Nhân viên bảo vệ trung tâm cai nghiện vô ý bắn vào đầu đồng nghiệp

VOV.VN - Trong lúc đùa giỡn, Trực lấy súng bắn đạn cao su nhắm vào đầu An bóp cò. Không ngờ súng đã lắp đạn, súng nổ gây thương tích trên vùng đầu của An.