Sau 50 năm, “liệt sĩ” trở về như một giấc mơ

VOV.VN - 50 đằng đẵng trôi qua, gia đình đã nhận giấy báo tử nhưng vẫn đau đáu tìm lại mộ phần của ông thì bỗng dưng liệt sĩ trở về.

Đăng tin tìm mộ không ngờ tìm được người sống
Những ngày này tại gia đình ông Lê Nguyễn Lan (SN 1957, trú tại xã Nam Kim, huyện Nam Đàn, Nghệ An) lúc nào cũng đông người đến thăm hỏi, chia sẻ cùng gia đình khi hay tin liệt sĩ Lê Giang Nam (SN 1946, anh trai của ông Lan) trở về quê. Tất cả đều không thể tin vào sự thật vừa diễn ra, hàng chục năm qua họ đều tin rằng ông Nam đã hi sinh.

"Liệt sĩ" Lê Giang Nam (mặc áo trắng, bên trái) người trở về sau 50 năm.

Ông Lê Nguyên Lan kể lại: “Anh trai nhập ngũ khi tôi còn nhỏ, đến năm 1968 thì nghe thông tin anh hi sinh. Sau đó đến năm 1975 thì gia đình nhận được giấy báo tử. Trong giấy báo tử ngày 30/1/1975 ghi rõ liệt sĩ Lê Giang Nam, nhập ngũ năm 1965, hi sinh ngày 31/10/1968. Tất cả mọi người đều nghĩ rằng anh ấy đã hi sinh nơi chiến trường”.
Dù đã nhận được giấy báo tử nhưng vẫn không thấy phần mộ của ông Nam nên hàng chục năm qua, gia đình vẫn đau đáu đi tìm nhưng không có kết quả. Sau đó con trai ông Lan đã đăng những thông tin tìm mộ bác mình là liệt sĩ Lê Giang Nam.
Trong khoảng thời gian này, con trai ông Lê Giang Nam cũng cố gắng tìm mọi cách để xác định quê quán, người thân cho bố mình. Tình cờ anh đọc được thông tin tìm mộ liệt sĩ Lê Giang Nam mà con ông Lan đã đăng tải. Hai người trao đổi những thông tin với nhau, tất cả thông tin đều khẳng định ông Nam chính là liệt sĩ Lê Giang Nam mà mọi người vẫn cố gắng kiếm tìm suốt nhiều năm nay.
“Khi nghe con trai nói bác còn sống thì tôi không tin. Ngày 22/3 vừa rồi, cháu mới đưa bác ấy về nhà, tôi mới dám tin là anh ấy còn sống”, ông Lan chia sẻ.
Suốt hàng chục năm đi tìm mộ của anh trai, ông Lan không thể nào ngờ mình lại tìm được anh vẫn còn sống. Đó như một giấc mơ mà ông không bao giờ có thể nghĩ đến.
Hành trình 50 năm biệt tích
Về phần ông Lê Giang Nam, sau khi nhập ngũ vào năm 1965, đến năm 1968 ông cùng đơn vị tham gia chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị. Trong một trận đánh ác liệt ông không may bị thương nặng sau đó bị địch bắt. Trong lúc điều trị vết thương ở Đà Nẵng ông đã bỏ trốn ra ngoài.

"Liệt sĩ" Lê Giang Nam trở về trong niềm vui của người thân và gia đình.

Tuy nhiên, trí nhớ của ông Lê Giang Nam không còn, sau đó ông được một gia đình cưu mang. Vết thương lành lặn, ông lấy vợ và vào sinh sống tại xã Bắc Ruộng, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Cuộc sống cứ thế trôi đi, ông cũng không biết rằng mình đã được báo tử, và người thân ở quê nhà vẫn tìm mộ mình khắp nơi.
Anh Nguyễn Văn Vinh (SN 1983, con trai ông Nam) chia sẻ: “Bố bị thương không nhớ quê ở đâu, sau này bố có nói hình như quê ở huyện Nam Đàn, Nghệ An. Từ đó, tôi đã đăng lên facebook, gửi thư, gọi điện tìm kiếm nhưng suốt thời gian dài không có kết quả.
Từ những thông tin mù mờ về quê quán của người cha, anh Vinh cố gắng tìm kiếm, liên hệ nhưng không có bất kỳ thông tin gì. Tưởng chừng như rơi vào vô vọng thì anh tình cờ đọc được thông tin từ con trai ông Lê Nguyên Lan tìm kiếm mộ bác là liệt sĩ Lê Giang Nam, quê ở Nam Đàn.
Trao đổi qua điện thoại, gặp nhau, rồi quay về Bình Thuận anh Vinh và người con của ông Lê Nguyên Lan đã khẳng định liệt sĩ Lê Giang Nam chính là bố của anh Vinh hiện tại. Ngày trở về gặp lại mọi người thân trong gia đình sau 50 năm xa cách như một giấc mơ đối với ông Nam.
Ôm chặt lấy người em trai, thắp lên bàn thờ mẹ một nén nhang, những thứ mà ông tưởng chừng như không thể làm được sau từng đó năm. Bà con lối xóm, tất cả đều ngỡ ngàng, ai cũng muốn trực tiếp đến để được gặp “liệt sĩ”.
Ông Đặng Văn Bình - Phó Chủ tịch UBND xã Nam Kim, huyện Nam Đàn cho biết: sau khi nhận được thông tin liệt sĩ Lê Giang Nam, xã đã xuống xác minh và báo sự việc lên huyện để có phương án xử lý.
Ngày 26/3, UBND huyện Nam Đàn đã cử Phòng LĐTB&XH huyện phối hợp với UBND xã Nam Kim xuống trực tiếp tại nhà ông Lê Nguyên Lan, kiểm tra, xác minh. Tất cả những người được mời tới xác minh đều khẳng định, người nói chuyện với mình là ông Lê Giang Nam, người đã được báo tử trước đó. Đến ngày 27/3, huyện Nam Đàn đã có công văn báo cáo Sở LĐTB&XH Nghệ An và Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An xin ý kiến chỉ đạo, xử lý vụ việc.
Theo thông tin từ Phòng LĐTB&XH huyện Nam Đàn thì mẹ của liệt sĩ Lê Giang Nam là bà Nguyễn Thị Đức mất năm 1974, năm 2016 bà Đức được phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Nhà mẹ Đức ngoài liệt sĩ Nam thì còn có một người con khác là liệt sĩ Lê Nguyên Bộ, hi sinh năm 1970./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bàn giao Nhà tình nghĩa cho thân nhân nhà báo, liệt sĩ Nguyễn Nhơn Ái
Bàn giao Nhà tình nghĩa cho thân nhân nhà báo, liệt sĩ Nguyễn Nhơn Ái

VOV.VN -Ngôi nhà tình nghĩa được xây tại ấp 3, xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang (quê hương của Nhà báo - Liệt sĩ Nguyễn Nhơn Ái).

Bàn giao Nhà tình nghĩa cho thân nhân nhà báo, liệt sĩ Nguyễn Nhơn Ái

Bàn giao Nhà tình nghĩa cho thân nhân nhà báo, liệt sĩ Nguyễn Nhơn Ái

VOV.VN -Ngôi nhà tình nghĩa được xây tại ấp 3, xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang (quê hương của Nhà báo - Liệt sĩ Nguyễn Nhơn Ái).

Xác minh trường hợp liệt sĩ bất ngờ trở về nhà sau 33 năm
Xác minh trường hợp liệt sĩ bất ngờ trở về nhà sau 33 năm

VOV.VN - Ông Trương Văn Chóng (58 tuổi), được công nhận liệt sĩ cách đây 33 năm, bất ngờ trở về gia đình ở Cần Thơ vào rạng sáng mùng 5 Tết Mậu Tuất.

Xác minh trường hợp liệt sĩ bất ngờ trở về nhà sau 33 năm

Xác minh trường hợp liệt sĩ bất ngờ trở về nhà sau 33 năm

VOV.VN - Ông Trương Văn Chóng (58 tuổi), được công nhận liệt sĩ cách đây 33 năm, bất ngờ trở về gia đình ở Cần Thơ vào rạng sáng mùng 5 Tết Mậu Tuất.

Liệt sĩ trở về sau 30 năm là trường hợp hy hữu
Liệt sĩ trở về sau 30 năm là trường hợp hy hữu

VOV.VN- Cần Thơ xác định thông tin ông Trương Văn Chóng, trở về gia đình vào ngày mùng 5 Tết chính là liệt sĩ gia đình nhận giấy báo tử hơn 30 năm trước.

Liệt sĩ trở về sau 30 năm là trường hợp hy hữu

Liệt sĩ trở về sau 30 năm là trường hợp hy hữu

VOV.VN- Cần Thơ xác định thông tin ông Trương Văn Chóng, trở về gia đình vào ngày mùng 5 Tết chính là liệt sĩ gia đình nhận giấy báo tử hơn 30 năm trước.

Những người con của liệt sĩ Gạc Ma tiếp tục bảo vệ chủ quyền biển đảo
Những người con của liệt sĩ Gạc Ma tiếp tục bảo vệ chủ quyền biển đảo

VOV.VN - Nhiều con em của các liệt sĩ, cưu binh Trường Sa đang tiếp bước cha anh cống hiến sức mình cho sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Những người con của liệt sĩ Gạc Ma tiếp tục bảo vệ chủ quyền biển đảo

Những người con của liệt sĩ Gạc Ma tiếp tục bảo vệ chủ quyền biển đảo

VOV.VN - Nhiều con em của các liệt sĩ, cưu binh Trường Sa đang tiếp bước cha anh cống hiến sức mình cho sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Những người vợ liệt sĩ Gạc Ma sau 30 năm thờ chồng
Những người vợ liệt sĩ Gạc Ma sau 30 năm thờ chồng

VOV.VN - 30 năm sau trận hải chiến Gạc Ma, những người vợ liệt sỹ của trận hải chiến Gạc Ma năm ấy chịu cảnh góa bụa, ở vậy nuôi con đến bây giờ.

Những người vợ liệt sĩ Gạc Ma sau 30 năm thờ chồng

Những người vợ liệt sĩ Gạc Ma sau 30 năm thờ chồng

VOV.VN - 30 năm sau trận hải chiến Gạc Ma, những người vợ liệt sỹ của trận hải chiến Gạc Ma năm ấy chịu cảnh góa bụa, ở vậy nuôi con đến bây giờ.