Thiệt hại hàng trăm tỷ đồng vì công trình thủy lợi 13 năm chưa xong

VOV.VN -Theo Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh, do hệ thống thủy lợi Nam Măng Thít chưa được đầu tư hoàn chỉnh nên hạn mặn gây ra thiệt hại hàng trăm tỉ đồng.

Ngọt hóa thủy lợi Nam Măng Thít nhằm bảo vệ đất sản xuất nông nghiệp và đất tự nhiên của tỉnh Trà Vinh là một dự án có ý tưởng tốt. Tuy nhiên, sau 13 năm triển khai, hệ thống công trình thủy lợi phục vụ  cho mục đích này vẫn chưa hoàn thiện. Ước tính thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp của Trà Vinh có thể tới 800  tỷ đồng. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là do hệ thống thủy lợi của Dự án này dường như  đã bị... bỏ quên.  

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh, do hệ thống thủy lợi Nam Măng Thít chưa được đầu tư hoàn chỉnh nên hạn mặn gây ra thiệt hại hàng trăm tỉ đồng.

Hệ thống cống đập Láng Thé, xã Đại Phước, huyện Càng Long (Trà Vinh) của dự án thủy lợi Nam Măng Thít (Ảnh: Báo Hậu Giang)
Hiện hệ thống đê bao, thủy lợi của Trà Vinh đã hoàn thành được 21/23 cống lớn. Những năm qua, trong khi các tỉnh lân cận bị thiệt nặng bởi hạn mặn thì nông nghiệp Trà Vinh vẫn "sống" khỏe. Tuy nhiên, mùa khô năm nay, dù được dự báo trước, tình hình hạn mặn sẽ khốc liệt và ngành chức năng cũng như người dân Trà Vinh tích nạo vét hàng loạt kênh nội đồng, tu sửa toàn bộ nắp cống điều tiết nước và chủ động vận hành tích nước nội đồng rất sớm. Đến giữa vụ dù không bị mặn xâm nhập nhưng gần một nửa diện tích lúa Đông - Xuân không có nước bơm.

Ông Huỳnh Văn Thảo, Trưởng phòng nông nghiệp huyện Trà Cú – địa phương có diện tích lúa bị thiệt hại lớn nhất của tỉnh Trà Vinh nói: “Mặn vào sâu thượng nguồn nên các cống đầu mối trên địa bàn đều đóng chặt. Do vậy nguồn nước tưới tươi không chủ động được, từ cái khó khăn này nó dẫn đến thiệt hại ”.

Trà Vinh nằm lọt giữa sông Hậu và sông Cổ Chiên (một nhánh của sông Tiền) nhưng khác với các địa phương ở ĐBSCL, phần lớn diện tích của tỉnh này không bị phân mảnh bởi các con sông nên thuận lợi hơn trong việc ngăn mặn, trữ ngọt. Với lợi thế này, từ năm 2003, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đã triển khai Dự án ngọt hóa Nam Măng Thít để bảo vệ 176.000 ha đất nông nghiệp và hơn 225.000 ha đất tự nhiên của địa phương. Hiệu quả mang lại rất rõ rệt.

Tuy nhiên, sau hơn 13 năm triển khai, hệ thống thủy lợi vẫn chưa được khép kín; trong đó, còn 2 cống lớn Bông Bót và Tân Dinh vẫn chưa được xây dựng; đặc biệt, kênh trục cấp ngọt chính từ  tỉnh Vĩnh Long là Mai Phốp-Ngã Hậu có chiều hơn dài 24 km, gần chục năm nay, không được bố trí vốn nạo vét, không thể tiếp nhận nước vào thời điểm nước ngọt từ thượng nguồn đổ về mạnh. Do đó, địa bàn Trà Vinh có gần 30.000 ha lúa bị chết khô và hàng chục ha cây ăn trái, hoa màu èo uột vì không nước tưới. Thiệt hại ước tính trên 800 tỉ đồng.

Theo Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh, tổng kinh phí nạo vét kênh Mây Phốp – Ngã Hậu là 436 tỷ đồng nhưng sau 6 năm đề nghị vẫn chưa được bố trí vốn.

Ông Trần Trung Hiền, Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết: “Công trình mang ý nghĩa sống còn đối với sản xuất cũng như nước sinh hoạt đó là Dự án kênh Mây Phốp – Ngã Hậu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư. Nếu công trình được thực hiện việc dẫn nước ngọt về thì vùng sản xuất lúa của Trà Vinh rất an toàn, cho dù hạn mặn có nghiêm trọng Trà Vinh vẫn đảm bảo được nguồn nước. Rất mong Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm triển khai dự án này”.

Hiện tỉnh Trà Vinh đang thống kê mức độ thiệt hại cụ thể của từng hộ trồng lúa để triển khai hỗ trợ theo quy định; tăng cường khuyến cáo người dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng chịu hạn, thích nghi với mặn; Ưu tiên các loại cây trồng tiết kiệm nước, có giá trị kinh tế cao; Đồng thời, đề nghị Chính phủ mở rộng phạm vi áp dụng, cây trồng chuyển đổi được hỗ trợ, điều kiện hỗ trợ và mức hỗ trợ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trà Vinh: Tôm chết hàng loạt vì nắng nóng và mặn
Trà Vinh: Tôm chết hàng loạt vì nắng nóng và mặn

VOV.VN-Nhiều nông dân của tỉnh Trà Vinh hiện không còn đủ điều kiện vay vốn ngân hàng để tái vụ, trong khi con tôm tiếp tục chết và thời tiết tiếp tục bất lợi.

Trà Vinh: Tôm chết hàng loạt vì nắng nóng và mặn

Trà Vinh: Tôm chết hàng loạt vì nắng nóng và mặn

VOV.VN-Nhiều nông dân của tỉnh Trà Vinh hiện không còn đủ điều kiện vay vốn ngân hàng để tái vụ, trong khi con tôm tiếp tục chết và thời tiết tiếp tục bất lợi.

Nông dân Trà Vinh thu tiền tỷ từ thanh long ruột đỏ
Nông dân Trà Vinh thu tiền tỷ từ thanh long ruột đỏ

VOV.VN -Hiện tại, thanh long ruột đỏ tại Trà Vinh có giá từ 67.000 đồng đến 70.000 đồng/kg, bình quân 1ha đất trồng cho lãi từ 1,7 đến 2 tỷ đồng.

Nông dân Trà Vinh thu tiền tỷ từ thanh long ruột đỏ

Nông dân Trà Vinh thu tiền tỷ từ thanh long ruột đỏ

VOV.VN -Hiện tại, thanh long ruột đỏ tại Trà Vinh có giá từ 67.000 đồng đến 70.000 đồng/kg, bình quân 1ha đất trồng cho lãi từ 1,7 đến 2 tỷ đồng.

Khô hạn khắc nghiệt, di tích Ao Bà Om – Trà Vinh cạn trơ đáy
Khô hạn khắc nghiệt, di tích Ao Bà Om – Trà Vinh cạn trơ đáy

VOV.VN - Mới bước sang mùa khô, Ao Bà Om đã cạn trơ đáy, nứt nẻ, do đó ngành chức năng nên nhanh chóng khắc phục tình trạng đáy hồ bị cạn nước.

Khô hạn khắc nghiệt, di tích Ao Bà Om – Trà Vinh cạn trơ đáy

Khô hạn khắc nghiệt, di tích Ao Bà Om – Trà Vinh cạn trơ đáy

VOV.VN - Mới bước sang mùa khô, Ao Bà Om đã cạn trơ đáy, nứt nẻ, do đó ngành chức năng nên nhanh chóng khắc phục tình trạng đáy hồ bị cạn nước.

Trà Vinh: dừa sáp 200.000 đồng 1 quả vẫn không đủ bán
Trà Vinh: dừa sáp 200.000 đồng 1 quả vẫn không đủ bán

VOV.VN - Tại Trà Vinh ở các điểm bán lẻ, các khu du lịch giá từ 160.000 - 200.000 đồng/quả dừa sáp mà vẫn không đủ bán cho khách hàng.

Trà Vinh: dừa sáp 200.000 đồng 1 quả vẫn không đủ bán

Trà Vinh: dừa sáp 200.000 đồng 1 quả vẫn không đủ bán

VOV.VN - Tại Trà Vinh ở các điểm bán lẻ, các khu du lịch giá từ 160.000 - 200.000 đồng/quả dừa sáp mà vẫn không đủ bán cho khách hàng.