TP HCM khẩn trương ứng phó đợt triều cường mới trên báo động 3

VOV.VN -Theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, hôm nay (27/10), TP HCM đã bước vào đợt triều cường thứ 2 và sẽ đạt đỉnh triều trong vài ngày tới.

Cụ thể, sáng nay (27/10) mực nước cao nhất tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn là 1,59m, cao hơn mức báo động 3 là 0.09m; tại trạm Nhà Bè trên kênh Đồng Điền triều đạt mức 1,6m (vượt báo động 3 là 0,1 m).

Ngập úng mỗi đợt triều cường tạp TP HCM ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân.

Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ dự báo, trong những ngày tới, mực nước đỉnh triều tại các trạm vùng hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai tiếp tục lên nhanh. Đỉnh triều đợt này có khả năng xuất hiện vào ngày 28 và 29/10. Cụ thể, mực nước tại trạm Phú An và trạm Nhà Bè có thể lên tới mức 1,70-1,75m (cao hơn báo động 3 là 0,20 - 0,25m). Thời gian xuất hiện đỉnh triều buổi sáng từ 4-7 giờ; buổi chiều đỉnh triều sẽ cao hơn và xuất hiện vào khoảng 16-18 giờ.

Ông Nguyễn Kiệt, Trưởng phòng Dự báo Đài khí tượng thủy văn Nam Bộ cho biết, mức độ rủi ro thiên tai do triều cường khu vực TPHCM ở cấp độ 3. Đây là kỳ triều cường với đỉnh triều ở mức cao, các địa phương cần chủ động ứng phó với ngập úng ở khu vực ven sông và các vùng trũng thấp: "Trên website của Đài Khí tượng thủy văn Khu vực Nam Bộ cũng có những cảnh báo, thông báo triều cường, có thể hiện độ cao của mực nước, thời gian xuất hiện đỉnh triều, để người dân nắm được thông tin, nếu có việc phải đi ra ngoài đường thì có thể cân nhắc".

Lo ngại triều cường gây thiệt hại nặng như đợt triều cường đầu tháng, TP HCM đã ban hành công văn khẩn để ứng phó. Theo đó, thành phố yêu cầu các quận, huyện như: Quận 7, Quận 8, Quận 12, quận Thủ Đức, quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp, quận Bình Tân, huyện Nhà Bè, huyện Củ Chi, huyện Bình Chánh và huyện Hóc Môn phải đặc biệt chú ý trong việc ứng phó triều cường. Các quận, huyện này phải thông báo thường xuyên trên các phương tiện truyền thông về diễn biến đợt triều cường tháng 10 này và ngày, giờ đỉnh triều xuất hiện cho người dân biết để chủ động ứng phó; Đồng thời tăng cường tổ chức kiểm tra, rà soát bờ bao, cống, cửa van ngăn triều xung yếu và chuẩn bị vật tư để kịp thời xử lý khi có sự cố; chủ động cơi, đắp bờ bao xung yếu, không để xảy ra tình trạng bể bờ bao gây ngập úng ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân.

Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Công ty TNHH MTV Quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi và Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị phải phối hợp với UBND các quận huyện để đối phó với đợt triều này./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

TPHCM: Triều cường tiếp tục dâng cao gây xáo trộn cuộc sống người dân
TPHCM: Triều cường tiếp tục dâng cao gây xáo trộn cuộc sống người dân

VOV.VN - Chiều tối nay (1/10), nhiều khu vực tại TPHCM vẫn bị ngập sâu trong dòng nước đen kịt khi mà triều cường tiếp tục dâng cao. 

TPHCM: Triều cường tiếp tục dâng cao gây xáo trộn cuộc sống người dân

TPHCM: Triều cường tiếp tục dâng cao gây xáo trộn cuộc sống người dân

VOV.VN - Chiều tối nay (1/10), nhiều khu vực tại TPHCM vẫn bị ngập sâu trong dòng nước đen kịt khi mà triều cường tiếp tục dâng cao. 

Cần Thơ: Triều cường dâng cao, một phụ nữ lao xe máy xuống hồ tử vong
Cần Thơ: Triều cường dâng cao, một phụ nữ lao xe máy xuống hồ tử vong

VOV.VN - Nơi xảy ra vụ việc thuộc khu vực 3, phường An Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

Cần Thơ: Triều cường dâng cao, một phụ nữ lao xe máy xuống hồ tử vong

Cần Thơ: Triều cường dâng cao, một phụ nữ lao xe máy xuống hồ tử vong

VOV.VN - Nơi xảy ra vụ việc thuộc khu vực 3, phường An Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

Người dân Bạc Liêu gặp khó khăn vì triều cường dâng cao
Người dân Bạc Liêu gặp khó khăn vì triều cường dâng cao

VOV.VN - Vào thời điểm triều cường dâng cao, nước đã tràn vào nhà nhiều hộ dân làm cho đồ đạc bị ẩm ướt, nhiều người phải dùng thau và xô múc nước tát ra ngoài.

Người dân Bạc Liêu gặp khó khăn vì triều cường dâng cao

Người dân Bạc Liêu gặp khó khăn vì triều cường dâng cao

VOV.VN - Vào thời điểm triều cường dâng cao, nước đã tràn vào nhà nhiều hộ dân làm cho đồ đạc bị ẩm ướt, nhiều người phải dùng thau và xô múc nước tát ra ngoài.