12 triệu và tình anh em

(VOV) - Lối sống ích kỷ đang hình thành trong gia đình, nhưng tôi lại không biết phải làm gì để giải quyết được tình trạng này.

Gia đình tôi được 4 anh chị em. Các anh chị đều lập gia đình và đang sinh sống, làm ăn ở trong Nam. Con cái anh chị đều gửi ra ngoài này cho bố mẹ tôi trông nom. Năm vừa rồi, anh chị có gửi tiền về nhờ bố mẹ xây một căn nhà và mua sắm một số đồ gia dụng trong gia đình. Tôi vừa mới tốt nghiệp Đại học nên đang ở nhà chờ xin việc và trông coi các cháu cho ông bà. Mọi chuyện tưởng như cứ yên bình như vậy nhưng gần đây xảy ra một chuyện khiến ai cũng phải căng thẳng.

Gia đình tôi ở nông thôn nên việc dựng một căn nhà hàng trăm triệu cho anh chị là cả một chuyện lớn và cần sự đóng góp của tất cả các anh chị em trong gia đình. Khi đó, tôi còn đang đi học nên chỉ giúp xin giấy chứng nhận để vay vốn Ngân hàng 12 triệu dành cho sinh viên và gửi về thêm vào xây nhà cho anh chị. Khổ nỗi, khi hoàn thành xong nhà và thanh toán nợ nần thì bố mẹ không nhớ ra khoản vay vốn này. Bây giờ, khi nhớ ra thì lại không biết nói với anh chị như thế nào.



Nghe câu chuyện ở đây
Tôi học sư phạm nên không mất tiền học phí, cuối mỗi quý tôi còn nhận được 5 triệu đồng do bố tôi thuộc diện chính sách. Sau khi tốt nghiệp, vì chưa xin được việc nên hàng ngày chỉ ở nhà giúp cho bố mẹ gom góp cho tiền trả nợ. Hàng tháng, bố mẹ tôi vẫn phải trả cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng bởi số vay 12 triệu cho anh chị. Tôi thấy ái ngại vô cùng và thấy cần thiết phải nói cho anh chị chuyện này. Nhưng thật đáng buồn, khi bố mẹ tôi nói chuyện thì anh chị dâu và em trai lại nói rằng, số tiền đó chắc chắn đã đã rơi vào tay em và tiêu pha trong 4 năm học đại học rồi.

Tôi cảm thấy buồn vô cùng. Bốn năm học Đại học là khoảng thời gian tôi cố gắng rất nhiều. Ngoài sự giúp đỡ của bố mẹ, tôi còn đi làm gia sư kiếm tiền trang trải cho ăn học. Không một lần tôi phải xin anh chị tiền tiêu. Anh chị nói như vậy, tôi cũng không phản ứng lại bởi có nói thì anh chị cũng không nghe.

Gần đây, để xin việc cho tôi cũng phải mất một khoản tiền. Bố mẹ bàn với anh chị rằng giờ anh chị đang dư dả, cho bố mẹ và tôi vay, khi nào có thì bố mẹ và tôi sẽ hoàn trả. Bố tôi đang phải đi trông ao cá xa nhà, thế mà 9h tối, đường thì trơn lội, anh chị nhất định bắt bố phải mang điện thoại về để tôi chính thức gọi điện hỏi vay anh chị, nhất là chị dâu. Cảm giác tủi thân ùa về. Tôi coi con anh chị như con mình và chăm sóc các cháu chu đáo, không một lời ca thán. Thậm chí, chúng còn luôn miệng gọi tôi là mẹ, vậy mà anh chị lại tính toán, chấp nhặt và bắt bẻ từng li từng tí.

Tôi chảy nước mắt khi nhớ thời gian học đại học, không một lần anh chị hỏi han xem tôi ăn học ra sao, có khó khăn gì không? Anh hai và chị ba biết chuyện xin việc của tôi thì cũng góp một khoản tiền và quay sang nói anh chị cả những lời khó nghe. Không khí gia đình bây giờ rất căng thẳng. Bố tôi vì suy nghĩ nhiều nên hay uống rượu và nổi cáu với người xung quanh, anh chị cả thì không nói thêm gì và không gọi điện về nhà. Tôi cũng rất buồn. Dường như có một lối sống ích kỷ đang hình thành trong anh chị mình, nhưng tôi lại không biết phải làm gì và nói sao để giữ được hoà khí trong gia đình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hòa hợp tình dục, vững chắc hôn nhân
Hòa hợp tình dục, vững chắc hôn nhân

(VOV)_Thạc sĩ, BS CK2 Nguyễn Phương Hồng, GĐ Trung tâm Nam học, Phó Chủ tịch Hội y học Giới tính toàn quốc tư vấn trên VOV online.

Hòa hợp tình dục, vững chắc hôn nhân

Hòa hợp tình dục, vững chắc hôn nhân

(VOV)_Thạc sĩ, BS CK2 Nguyễn Phương Hồng, GĐ Trung tâm Nam học, Phó Chủ tịch Hội y học Giới tính toàn quốc tư vấn trên VOV online.

Hàng rào thưa
Hàng rào thưa

(VOV) - Nếu láng giềng của bạn là một phụ nữ trẻ cô đơn, mà bạn không ưa chuyện phiền toái... Lời khuyên của tôi: Đừng để hàng rào thưa quá.

Hàng rào thưa

Hàng rào thưa

(VOV) - Nếu láng giềng của bạn là một phụ nữ trẻ cô đơn, mà bạn không ưa chuyện phiền toái... Lời khuyên của tôi: Đừng để hàng rào thưa quá.

Hận tình người chị nên lấy...người em
Hận tình người chị nên lấy...người em

(VOV) - Anh yêu chị gái cô nhưng họ không đến được với nhau. Khi cô lớn lên lại giống chị mình như tạc…

Hận tình người chị nên lấy...người em

Hận tình người chị nên lấy...người em

(VOV) - Anh yêu chị gái cô nhưng họ không đến được với nhau. Khi cô lớn lên lại giống chị mình như tạc…

Có nên lấy người đã có gia đình?
Có nên lấy người đã có gia đình?

(VOV) - Anh đã có vợ và con, dù vợ chồng anh đã ly thân nhưng chúng tôi vẫn không thể ở cạnh nhau vì gia đình tôi phản đối.

Có nên lấy người đã có gia đình?

Có nên lấy người đã có gia đình?

(VOV) - Anh đã có vợ và con, dù vợ chồng anh đã ly thân nhưng chúng tôi vẫn không thể ở cạnh nhau vì gia đình tôi phản đối.

Mưa nửa đêm
Mưa nửa đêm

(VOV) -Một nam, một nữ, một cơn mưa nửa đêm... thật khó để có thể kiểm soát nổi bản thân.

Mưa nửa đêm

Mưa nửa đêm

(VOV) -Một nam, một nữ, một cơn mưa nửa đêm... thật khó để có thể kiểm soát nổi bản thân.

Tát vợ một cái, mãi chưa làm lành được
Tát vợ một cái, mãi chưa làm lành được

(VOV) - Đụng chuyện rất nhỏ vậy mà vợ tôi chửi tôi là đồ chó chứ không phải là người. Quá bức xúc, tôi lỡ tay tát vợ một cái.

Tát vợ một cái, mãi chưa làm lành được

Tát vợ một cái, mãi chưa làm lành được

(VOV) - Đụng chuyện rất nhỏ vậy mà vợ tôi chửi tôi là đồ chó chứ không phải là người. Quá bức xúc, tôi lỡ tay tát vợ một cái.

Đừng đánh thức người đẹp
Đừng đánh thức người đẹp

(VOV) -Nhân vật chính trong câu chuyện là một người đàn ông đang sống độc thân ở TP HCM, anh tên C, goá vợ đã 3 năm nay.

Đừng đánh thức người đẹp

Đừng đánh thức người đẹp

(VOV) -Nhân vật chính trong câu chuyện là một người đàn ông đang sống độc thân ở TP HCM, anh tên C, goá vợ đã 3 năm nay.